Xử lý hành vi phá hủy công trình điện theo quy định của "Bộ luật hình sự 2015", sửa đổi, bổ sung 2009.
Hệ thống lưới điện quốc gia hiện nay của Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, khi mà việc đưa lưới điện quốc gia đến với những vùng miền xa xôi của Tổ quốc như các buôn làng ở khu vực biên giới, miền núi hay các hải đảo ngoài khơi xa đã và đang được triển khai nhanh chóng. Điển hình như việc đưa điện lưới quốc gia tới đảo Cô Tô, đảo Phú Quốc, sắp tới là huyện đảo Lý Sơn,… hay ở các xã ven biên giới của tỉnh Hà Giang,… . Tất cả đều đang để thể hiện sự phát triển nhanh chóng của hệ thống điện lưới quốc gia nói riêng và sự phát triển chung của cả đất nước trong những năm qua. Tuy nhiên, hiện nay, hành vi phá hoại lưới điện quốc gia vẫn diễn ra phổ biến ở nhiều địa phương ở nước ta. Vậy hành vi này có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
Theo quy định tại Điều 231, “Bộ luật hình sự 2015”, sửa đổi, bổ sung 2009 thì những hành vi phá hoại các công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc phòng đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo Khoản 1, Điều 231, “Bộ luật hình sự 2015”, sửa đổi, bổ sung 2009 thì việc phá hoại hoại các công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc phòng bao gồm các công trình hoặc phương tiện giao thông vận tải, thông tin – liên lạc, công trình điện, dẫn chất đốt, công trình thuỷ lợi hoặc công trình quan trọng khác về an ninh, quốc phòng, kinh tế, khoa học – kỹ thuật, văn hoá và xã hội. Như vậy, việc phá hoại công trình điện sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự bởi lẽ, việc phá hủy công trình điện nói riêng và hệ thống lưới điện quốc gia nói chung không chỉ gây tổn hại tài sản của Nhà nước mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân, cũng như hoạt động sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp. Vì điện được coi là một nhu yếu phẩm không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại của con người.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Chính vì vậy, theo quy định của “Bộ luật hình sự 2015”, sửa đổi, bổ sung 2009, họ sẽ bị áp dụng các hình thức xử phạt nhưsau:
a) Nếu phá hoại công trình điện mà không thuộc trường hợp quy định tại Điều 85 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm (Điều 231, Khoản 1, “Bộ luật hình sự 2015”, sửa đổi, bổ sung 2009).
b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
Có tổ chức;
Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng;
Tái phạm nguy hiểm.
(Điều 231, Khoản 2, “Bộ luật hình sự 2015”, sửa đổi, bổ sung 2009)
c) Ngoài hình thức phạt tù, những người có hành vi phá hoại công trình điện còn bị phạt quản chế từ một năm đến năm năm (Điều 231, Khoản 3, “Bộ luật hình sự 2015”, sửa đổi, bổ sung 2009).
Mong rằng với những quy định trên của “Bộ luật hình sự 2015”, sửa đổi, bổ sung 2009 cùng với sự tuyên truyền, giáo dục ở địa phương, những hành vi phá hủy công trình điện sẽ được hạn chế, đảm bảo tính năng truyền tải điện của hệ thống lưới điện quốc gia được thông suốt.