HIV là gì? Xử lý hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử người nhiễm HIV?
Theo quy định của pháp luật quy định về các loại bệnh truyền nhiễm ở nước ta thì không thể không kể đến đó là căn bệnh HIV xuất hiện từ rất sớm. Để can thiệp cũng như phòng chống loại bệnh này pháp luật đã quy định riêng một bộ luật dành cho căn bệnh này là là Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006. Vậy, hiểu như thế nào về bệnh này, pháp luật quy định như thế nào về các hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử người nhiễm HIV?
Luật sư
1. HIV là gì?
HIV được nhận định là một hội chứng gây suy giảm miễn dịch ở người do nhiễm phải virus HIV viết tắt của cụm từ tiếng anh Human Immunodeficiency Virus. Virus gây nên bệnh HIV thuộc họ Retroviridae, là loại virus có vật chất di truyền là RNA một sợi dương có áo ngoài. Khi xâm nhập vào cơ thể, virus nhân lên và tấn công hệ miễn dịch của người bệnh bao gồm các đại thực bào, các lympho bào T. Kết quả của quá trình này là làm suy giảm chức năng miễn dịch, tạo điều kiện cho sự phát triển hoặc xâm nhập của các vi sinh vật gây hại nên HIV còn gọi là bệnh cơ hội.
Các chuyên gia đầu ngành đã xác định HIV không có ổ chứa dịch trong tự nhiên, mà người nhiễm HIV là nguồn truyền nhiễm duy nhất cho những người xung quanh. Theo đó, được nhận định các con đường truyền nhiễm thuộc ba con đường lây nhiễm HIV chủ yếu dưới đây:
– Thứ nhất là lây qua đường máu:
+Máu và các chế phẩm của máu có khả năng lây truyền HIV từ người sang người thông qua việc một hoặc nhiều người dùng chung bơm kim tiêm hoặc các dụng cụ dùng trong y tế có dính máu của người nhiễm HIV.
+ Dùng chung dao cạo, kim xăm trổ, xăm lông mày, kim châm cứu,…
+ Có vết thương hở tiếp xúc với máu của người bị nhiễm HIV.
– Thứ hai là lây qua đường tình dục: Quan hệ tình dục không an toàn với những người nhiễm HIV đồng nghĩa với việc người quan hệ với người bị nhiễm HVI đó có nguy cơ cao bị lây nhiễm HIV. Nguy cơ cao nhất khi quan hệ là dẫn qua đường hậu môn, sau đó đến đường âm đạo, quan hệ qua đường miệng.
– Thứ ba là lây từ mẹ sang con: Virus HIV có thể xâm nhập vào cơ thể trẻ sơ sinh qua 3 con đường:
+ Lây qua nhau thai trong quá trình mang thai.
+ Lây qua nước ối, dịch âm đạo hoặc máu mẹ dính vào niêm mạc hoặc vết thương hở của trẻ.
+ Lây qua sữa mẹ.
Tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp hiếm gặp là mẹ bị nhiễm HIV nhưng em bé sinh ra lại âm tính với HIV bởi lẽ có thể thời điểm người mẹ bị HIV không trùng với thời điểm nhạy cảm dễ bị lây lan của đứa trẻ nhưng trên thực tế thì chưa có những khẳng định rõ ràng nào cho việc này.
Về đối tượng cần được tư vấn và xét nghiệm HIV
Đối tượng cần được tư vấn, xét nghiệm HIV được khuyến cáo bao gồm các đối tượng:
+ Người nghiện chích ma túy
+ Phụ nữ bán dâm, người có quan hệ tình dục đồng giới nam, người chuyển giới.
+ Người mắc bệnh lao, người mắc các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục;
+ Phụ nữ mang thai; vợ/chồng/con của người nhiễm HIV; anh chị em của trẻ HIV;
+ Người phơi nhiễm với HIV
+ Người có quan hệ tình dục không an toàn với người sử dụng ma túy không rõ tình trạng nhiễm HIV
+ Người nhiễm vi rút viêm gan C
+ Người bệnh đã được khám lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng, nhưng không phát hiện được nguyên nhân gây bệnh hoặc có các triệu chứng gợi ý nhiễm HIV.
Như vậy, có thể thấy bệnh HIV là bệnh truyền nhiễm giữa người với người thông qua các hình thức khác nhau nhưng nguy cơ là giống nhau đó là bị lây nhiễm. Hiện nay, đối với căn bệnh này thì người nhiễm HIV chưa có vaccine điều trị khỏi tuyệt đối mà những người bị bệnh chỉ có thể hạn chế lây nhiễm với những xung quanh, sống chung với căn bệnh đó.
2. Xử lý hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử người nhiễm HIV?
Đối với những người bị nhiễm HIV vì bất cứ lý do nào đó thì tinh thần của họ bị ảnh hưởng rất nhiều vì những mặc cảm, tự ti, hay chính những hành vi, thái độ cư xử giữa người khỏe mạnh đối với người nhiễm bệnh. Chính vì vậy, pháp luật đã đưa ra quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng chống HIV/AIDS được quy định tại Điều 8 Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006, theo đó những hành vi bị nghiêm cấm trong phòng chống HIV/AIDS gồm:
– Cố ý lây truyền hoặc truyền HIV cho người khác.
– Đe dọa truyền HIV cho người khác.
– Kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV.
– Cha, mẹ bỏ rơi con chưa thành niên nhiễm HIV; người giám hộ bỏ rơi người được mình giám hộ nhiễm HIV.
– Công khai tên, địa chỉ, hình ảnh của người nhiễm HIV hoặc tiết lộ cho người khác biết việc một người nhiễm HIV khi chưa được sự đồng ý của người đó, trừ trường hợp quy định tại Điều 30 của Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006.
– Đưa tin bịa đặt về nhiễm HIV đối với người không nhiễm HIV.
– Bắt buộc xét nghiệm HIV, trừ trường hợp quy định tại Điều 28 của Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006.
– Truyền máu, sản phẩm máu, ghép mô, bộ phận cơ thể có HIV cho người khác.
– Từ chối khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh vì biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV.
– Từ chối mai táng, hoả táng người chết vì lý do liên quan đến HIV/AIDS.
– Lợi dụng hoạt động phòng, chống HIV/AIDS để trục lợi hoặc thực hiện các hành vi trái pháp luật.
– Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.
Nhìn một cách công bằng thì có thể thấy, từ xưa đến nay những hành vi bị cấm trên chúng ta vẫn thấy xảy ra rất nhiều ngoài xã hội bởi những định kiến không thể phủ nhận do nhiều lý do khác nhau từ những việc tiếp thu những ý kiến trái chiều khác nhau. Tuy nhiên, khi pháp luật can thiệp vào thì mọi hành vi đó đã được giảm bớt đáng kể vì khi người dân có ý thức nhận biết được những biện pháp phòng ngừa cũng như hiểu biết thêm về căn bệnh này thông qua hình thức tuyên truyền từ đó họ có những cảm thông nhất định.
Theo quy định pháp luật hiện nay thì HIV là căn bệnh do vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người, làm cho cơ thể suy giảm khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh. Nhưng do con người quá khắc nghiệt, đối xử không công bằng với những người nhiễm bệnh này nên pháp luật cũng đã quy định về các biện pháp xử lý đối với những hành vi cấm.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006 thì pháp luật nghiêm cấm các cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV.
Trong đó:
– Kỳ thị người nhiễm HIV là thái độ khinh thường hay thiếu tôn trọng người khác vì biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV hoặc vì người đó có quan hệ gần gũi với người nhiễm HIV hoặc bị nghi ngờ nhiễm HIV.
– Phân biệt đối xử với người nhiễm HIV là hành vi xa lánh, từ chối, tách biệt, ngược đãi, phỉ báng, có thành kiến hoặc hạn chế quyền của người khác vì biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV hoặc vì người đó có quan hệ gần gũi với người nhiễm HIV hoặc bị nghi ngờ nhiễm HIV.
Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV thì đều bị xem xét xử phạt theo quy định tại Nghị định số 117/2020/NĐ-CP tương ứng với mức độ của hành vi gây ra, cụ thể như sau:
Vi phạm quy định về điều trị, chăm sóc người nhiễm HIV, điều trị dự phòng, điều trị phơi nhiễm HIV với số tiền phạt có thể từ mức 1.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng tùy theo mức vi phạm của người có hành vi quy định tại Điều 21 Nghị định 117/2020/NĐ-CP.
Vi phạm quy định về chống kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV quy định tại Điều 23 Nghị định 117/2020/NĐ-CP với số tiền phạt theo các mức độ, hành vi vi phạm là từ 500.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Ngoài ra còn phải có các biện pháp khắc phục hậu quả như buộc người, cơ sở có hành vi vi phạm phải tiếp nhận, thực hiện việc mai táng, hỏa táng đối với thi hài, hài cốt của người nhiễm HIV, buộc xin lỗi trực tiếp người bị phân biệt đối xử đối với hành vi vi phạm, buộc điều chuyển lại vị trí công tác đối với hành vi vi phạm tương ứng, buộc thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động nhiễm HIV, buộc hủy bỏ quyết định kỷ luật, đuổi học học sinh, sinh viên, học viên vì lý do người đó nhiễm HIV và buộc loại bỏ yếu tố vi phạm.
Như vậy, có thể nhận định rằng bệnh HIV là một căn bệnh nguy hiểm có khả năng lây nhiễm cao nếu như tiếp xúc gần, chung đồ với người nhiễm bệnh đặc biệt. Và có thể thấy những người bị nhiễm HIV phải chịu những ánh nhìn kỳ thị, miệt thị bởi căn bệnh của mình dẫn đến những tổn thương về tinh thần. Để bảo vệ quyền lợi cho họ, pháp luật đã đưa ra những quy định rõ ràng về mức xử phạt, hành vi kỳ thị kèm theo tuyên truyền giáo dục để mọi công dân có những nhận thức về căn bệnh này rõ ràng hơn.