Hack facebook bị tội gì? Xử phạt khi hack nick facebook người khác? Hack facebook có phạm tội không? Sử dụng nick facebook của người khác với mục đích xấu bị xử lý như thế nào?
Ở nước ta, ứng dụng và phát triển mạnh mẽ công nghệ thông tin trong các lĩnh vực của đời sống đã góp phần to lớn đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫ còn những tồn tại bất cập, hạn chế về an ninh mạng cần được khắc phục. Tình trạng các cá nhân lợi dụng không gian mạng để đăng tải các thông tin không đúng sự thật nhằm mục đích làm nhục, vu khống cho các tổ chức, cá nhân khác gây hậu quả xấu đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác, ảnh hưởng xấu đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Trước thực trang này, việc ban hành
1. Các hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng
Theo quy định tại Điều 8
Thứ nhất, sử dụng an ninh mạng để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:
– Thực hiện hành vi vi phạm pháp luật đối với an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội thông qua các hành vi sử dụng không gian mạng hoặc công nghệ thông tin, phương tiện điện tử khác.
– Hành vi tổ chức, hoạt động, câu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
– Thực hiện hành vi xuyên tạc về lịch sử, hành vi phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối chủng tộc, phân biệt giới tính
– Có hành vi đưa tin sai sự thật gây hoang mang dư luận, thiệt hại đến kinh tế – xã hội và khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước, người thi hành công vụ. Xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
– Thực hiện các hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người trên không gian mạng. Hoặc đăng tải các thông tin gây ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục, đạo đức, sức khỏe,…
– Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội.
Thứ hai, thực hiện những hành vi nhằm làm sai lệch, gián đoạn, ngưng trệ, tê liệt hoặc phá hoại hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia như tấn công mạng, khủng bố mạng, gián điệp mạng, tội phạm mạng; gây sự cố, tấn công, xâm nhập, chiếm quyền điều khiển,…
Thứ ba, sử dụng các công cụ, phương tiện, phần mềm hoặc có những hành vi cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng, hệ thống xử lý điều khiển mạng hoặc phát tán những trường trình gây hại trên mạng, xâm nhập trái phép vào các mạng viễn thông, điện tử, máy tính nói chung và điều khiển thông tin, phương tiện điện tử, phát tán những chương trình gây hại cho hoạt động của không gian mạng. Có hành vi xâm nhập trái phép vào mạng viễn thông, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử của người khác.
Thứ tư, thực hiện hành vi cản trở hoặc chống lại các hoạt động của lực lượng bảo vệ an ninh mạng hoặc có hành vi tấn công dẫn đến mất tác dụng bảo vệ an ninh mạng một cách trái phép luật.
Thứ năm, có hành vi lợi dụng hoặc lạm dụng chính các hoạt động bảo vệ an ninh mạng để xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để trục lợi.
2. Phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng
Thứ nhất, những nội dung mang tính chất tuyên truyền chống phá nhà nước, kích động bạo loạn, phá rối an ninh, vu khống, làm nhục người khác, hành vi xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế quy định tại Điều 16
– Đăng tải, truyền tải những thông tin mang nội dung chống phá nhà nước trên không gian mạng như như:Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền, kích động chiến tranh, chia rẽ, gây thù hằn dân tộc, tôn giáo, xúc phạm dân tộc, tổ quốc, cá nhân là lãnh tụ, anh hùng, danh nhân
– Đưa thông tin có nội dung kích động nhằm gây bạo loạn, ảnh hưởng an ninh, trật tự xã hội như: kêu gọi, vận động, xúi giục đe dọa, gây chia rẽ, tiến hành hoạt động vũ trang hoặc dùng bạo lực nhằm chống chính quyền nhân dân; lôi kéo tụ tập đông người gây rối, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức gây mất ổn định về an ninh, trật tự.
– Truyền tải những nội dung thông tin mang tính chất làm nhục, vu khống đến cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác như xúc phạm, bịa đặt, lan truyền thông tin không đúng sự thật gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, uy tín, nhân phẩm, gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
– Đưa các thông tin bịa đặt, không đúng sự thật liên quan đến sản phẩm, hàng hóa,…và trong lĩnh vực kinh tế gây ảnh hưởng một cách nghiêm trọng đến trật tự quản lý kinh tế.
Thứ hai, những hành vi mang tính chất xâm phạm đến các bí mật của cá nhân, gia đình, bí mật nhà nước, bí mật công tác và đời sống riêng tư trên không gian mạng theo quy định tại Điều 17 Luật an ninh mạng năm 2018 như sau:
– Thực hiện các hành vi như gián điệp mạng hoặc xâm phạm đến các thông tin mang tính bí mật của nhà nước, của cá nhân, gia đình, các bí mật về công tác, kinh doanh và trong cả đời sống riêng tư trên không gian mạng, cụ thể như:
+ Có hành vi chiếm đoạt hoặc thực hiện việc mua bán, thu giữ một cách trái phép, cố ý làm lộ các nguồn thông tin thuộc bí mật của nhà nước, cá nhân cũng như bí mật công tác, bí mật kinh doanh và đời sống riêng tư gây ảnh hưởng một cách nghiêm trọng đến danh dự, uy tín, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
+ Thực hiện các hành vi cố ý xóa, làm hư hỏng, thất lạc hoặc thay đổi các thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật đời tư cá nhân hay bí mật trong công tác, bí mật kinh doanh dẫn đến hậu quả thông tin bị rò rỉ, truyền tải trên không gian mạng.
+ Thực hiện các hành vi nhằm mục đích thay đổi, hủy bỏ, vô hiệu hóa những biện pháp được sử dụng để bảo vệ thông tin thuộc bí mật của nhà nước, của cá nhân, đời sống riêng tư cũng như bí mật công tác, kinh doanh.
+ Truyền tải trái pháp luật những thông tin chứa đựng nội dung liên quan đến bí mật của nhà nước, bí mật cá nhân, đời sống riêng tư và bí mật công tác, kinh doanh gây ảnh hưởng nghiêm trọng.
+ Có hành vi nghe hoặc ghi âm, ghi hình trái phép hoặc thực hiện các hành vi khác xâm phạm đến những nội dung thuộc phạm vi bí mật gây hậu quả nghiêm trọng.
Thứ ba, hành vi quy định tại Điều 18 Luật an ninh mạng năm 2018 về sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử để vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội bao gồm:
– Đăng tải, phát tán những nội dung trái với quy định của pháp luật làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác trên không gian mạng.
– Sử dụng không gian mạng để thực hiện các hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc thực hiện hành vi trái pháp luật khác như tổ chức đánh bạc, đánh bạc qua mạng Internet; trộm cắp cước viễn thông quốc tế trên nền Internet; vi phạm bản quyền và sở hữu trí tuệ.
– Giả mạo trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân; thực hiện các hành vi, các thủ đoạn như làm giả, trộm cắp, mua bán, trao đổi trái phép thông tin về thẻ tín dụng, tài khoản của người khác hoặc các phương tiện thanh toán khác.
– Thực hiện các hành vi tuyên truyền, quảng cáo hoặc mua bán các hàng hóa, dịch vụ mà pháp luật cấm hoặc sử dụng không gian mạng để thực hiện hành vi vi phạm khác.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật Dương Gia, mình có thắc mắc muốn nhờ các bạn tư vấn giúp. Mình muốn hỏi hành vi hack nick facebook của người khác, không đổi mật khẩu, họ dùng nick facebook đã hack để spam bài viết (không có nội dung lừa đảo), sau khi spam xong họ đăng xuất ra thì có vi phạm pháp luật không? Mong được tư vấn, cám ơn các bạn!
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 73 Nghị định 174/2013/NĐ-CP về vi phạm quy định về cung cấp, sử dụng trái phép thông tin trên mạng như sau:
“1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Trộm cắp, chiếm đoạt, mua bán, trao đổi, tặng cho, sửa chữa hoặc tiết lộ mật khẩu, mã truy cập máy tính, chương trình máy tính của người khác;
b) Trộm cắp, chiếm đoạt, mua bán, trao đổi, sử dụng hoặc tiết lộ tài khoản, mật khẩu, quyền truy cập vào ứng dụng, dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Trộm cắp, mua bán, trao đổi, tiết lộ, sử dụng trái phép thông tin thẻ tín dụng của người khác;
Luật sư
b) Truy cập bất hợp pháp vào mạng hoặc thiết bị số của người khác chiếm quyền điều khiển; can thiệp vào chức năng hoạt động của thiết bị số; lấy cắp, thay đổi, hủy hoại, làm giả dữ liệu hoặc sử dụng trái phép các dịch vụ.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.”
Như vậy, đối với người có hành vi hack nick facebook người khác để spam bài viết, không được sự đồng ý của chủ facebook thì người này sẽ bị xử phạt hành chính từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.