Thực trạng mạo danh người khác trên facebook? Phương thức mạo danh người khác trên mạng xã hội Facebook? Các biện pháp xử lý hành vi giả mạo người khác trên Mạng xã hội Facebook?
Việc bảo mật dữ liệu cá nhân người sử dụng mạng xã hội nói chung và facebook nói riêng có ý nghĩa hết sức quan trọng bởi nếu dữ liệu bị đánh cắp có thể gây ra những tổn thất về tài chính nghiêm trọng, nguy cơ bị lừa đảo, tống tiền, chiếm đoạt tài sản, bôi nhọ, xâm phạm nhân phẩm, danh dự, xâm hại tình dục hay thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác …, gây hậu quả cả về vật chất và tinh thần. Làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và mỗi cá nhân khi sử dụng ứng dụng Facebook. Do vậy, trước hết là mỗi cá nhân cần thực hiện tốt bảo mật dữ liệu của mình để ngăn chặn hành vi trộm cắp dữ liệu, đảm bảo tính toàn vẹn của các thông tin cá nhân như thông tin về tên tuổi hình ảnh thông tin về địa chỉ nơi sinh số điện thoại. Việc bảo vệ quyền riêng tư và tránh được những hệ lụy, rủi ro phát sinh khi bị lộ, lọt, đánh cắp dữ liệu cá nhân như hình thức mạo danh người khác trên facebook cần được nâng tầm quan trọng và có chế tài xử lí rõ ràng hơn.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Căn cứ pháp lý:
–
Mục lục bài viết
1. Thực trạng mạo danh người khác trên Facebook:
Hiện nay, tình trạng mạo danh trên Facebook diễn ra rất phổ biến.Trong đó, trang tin của các nhãn hàng lớn tại Việt Nam bị giả mạo nhiều nhất. Cụ thể như trang tin của các hãng xe hơi, xe máy, hãng hàng không, cửa hàng điện tử tiêu dùng, thương mại điện tử lớn… Vì quá tin tưởng vào những thương hiệu nổi tiếng này với những lời mời chào hàng hấp dẫn cuốn hút như share trang và để lại thông tin được tặng quà, mua hàng giảm giá khủng còn vài chục nghìn đồng, khuyến mãi đến hơn 80% giá trị hàng hóa… đã khiến nhiều người tin tưởng dẫn đến bị lừa một số tiền lớn.
Phần lớn hình thức ăn trộm thông tin phục vụ lừa đảo là yêu cầu người dùng để lại số điện thoại, thông tin cá nhân trên trang thông tin lừa đảo, những người này sẽ nhận được tin nhắn chuyển khoản để “đặt cọc” món quà, món hàng siêu rẻ… sau khi đặt cọc thì việc nhận được hàng hóa vẫn bặt vô âm tín. Ngoài ra, nhiều người dùng khi thấy trang tin có tiêu đề hay, hấp dẫn đã nhấp vào xem, nhưng sau đó đã bị lừa vào trang khác bắt đăng nhập thông tin tài khoản Facebook; hay khi mua hàng trúng trang web lừa đảo đã “vô tình” tiết lộ thông tin tài khoản ngân hàng… cũng khiến nhiều người bị mất tiền oan.
Không chỉ dừng lại ở việc mạo danh tài khoản trang page lớn mà nhiều người còn mạo danh người nổi tiếng, nhiều cá nhân còn lợi dụng sức ảnh hưởng của những người nổi tiếng để đăng tải các bài viết sai sự thật hoặc mang tính kích động nhằm câu view tương tác trên nền tảng mạng xã hội này.
Một số vụ việc tiêu biểu như, vợ chồng đạo diễn Lý Hải – Minh Hà đã đăng bài bức xúc khi bị kẻ gian lập tài Zalo giả mạo để kêu gọi khán giả khi quyên góp từ thiện phải chia sẻ thông tin cá nhân, nhằm mục đích lừa đảo. Ngoài ra MC Đại Nghĩa đã đăng bài bức xúc khi bị người khác giả mạo tài khoản trang cá nhân Facebook và Fanpage để đăng tải những thông tin sai lệch, quảng cáo các sản phẩm nhằm mục đích lừa đảo. Gần đây, mạng xã hội xuất hiện tài khoản Facebook được cho là giả mạo ông Huỳnh Uy Dũng (Dũng “lò vôi”, Chủ khu du lịch Đại Nam, Bình Dương). Tài khoản đã đăng tải nội dung, hình ảnh về bà Nguyễn Phương Hằng và có nhiều lượt tương tác. Điều này ảnh hưởng đến trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của người bị mạo danh ảnh hưởng uy tín danh dự của cá nhân tổ chức.
2. Phương thức mạo danh người khác trên mạng xã hội Facebook:
Facebook là nơi chúng ta thể hiện một phần tính cách, suy nghĩ của bản thân profile cá nhân của mỗi người sẽ bao gồm ảnh đại diện ảnh bìa tên tuổi ngày tháng năm sinh địa chỉ tình trạng độc thân kết hôn hay đang hẹn hò thậm chí cả số điện thoại nếu người dùng cho phép người vào trang họ thấy. Hay nói cách khác, chỉ cần nhìn vào những gì trang cá nhân đăng tải cũng sẽ phần nào hiểu được phần nào bản tính của một người bởi những bài đăng dòng trạng thái status mà người dùng facebook chia sẻ công khai cho bạn bè hoặc công khai toàn bộ.
Những thông tin kể trên có thể bị đánh cắp bởi một người khác rất dễ dàng. Họ chỉ cần có một số điện thoại mới sau đó lập tài khoản để ảnh đại diện và ảnh bìa, điền các thông tin và chia sẻ bài viết giống y tài khoản của bạn thì khả năng đánh lừa không chỉ người lạ mà người bạn quen là rất cao. Chính vì vậy, ngày nay, đa phần mọi người thường khóa các thông tin quan trọng như danh sách bạn bè hay chia sẻ bài viết chỉ trong nội bộ bạn bè hay ẩn số điện thoại hay khóa ảnh đại diện lại.
Trang facebook cá nhân như một nguồn dữ liệu quan trọng được các nhà tuyển dụng tham khảo để để đánh giá ứng viên. Và không ít người đã đánh mất cơ hội làm việc tại môi trường mình thích chỉ vì chưa biết cách xây dựng thương hiệu cá nhân trên nền tảng xã hội này. Nếu không muốn rơi vào tình huống này, cách tốt nhất chính là sử dụng Facebook cá nhân một cách hữu ích cho sự nghiệp vừa phải đảm bảo an toàn về bảo vệ thông tin của cá nhân bạn. Nếu không những đối tượng xấu có thể mạo danh của bạn để thực hiện các hành vi lừa đảo người khác cả về vật chất lẫn tinh thần làm ảnh hưởng đến uy tín danh dự nhân phẩm thậm chí khiến bạn vướng vào vòng lao lý.
3. Các biện pháp xử lý hành vi giả mạo người khác trên Mạng xã hội Facebook:
Theo các chuyên gia, tổ chức cá nhân người dùng facebook khi phát hiện có người giả mạo, người dùng nên gửi
Ngoài ta việc bôi nhọ, gây ảnh hưởng đến các cá nhân, tổ chức bằng giả mạo facebook có thể tùy mức độ sẽ được xử lý theo Luật Hình sự. Nếu facebook giả mạo ghép ảnh người khác, hoặc đưa thông tin không đúng sự thật thì được quy vào tội làm nhục người khác. Còn nếu dùng nick facebook giả mạo nhằm mục đích thu lợi nhuận từ những hoạt động này thì quy vào tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trong Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
Hành vi giả mạo người khác, các công ty doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh trên Facebook là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm, quy định này được cụ thể hóa theo Điều 77 Luật Công nghệ thông tin 2006, sửa đổi bổ sung 2017 thì xử lý vi phạm pháp luật về công nghệ thông tin như sau: Cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về công nghệ thông tin thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà:
– Bị xử lý kỷ luật;
– Xử phạt hành chính hoặc;
– Bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Chú ý: Gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Do vậy, tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm thì hành vi giả mạo người khác trên Facebook là phạm pháp sẽ bị xử lý bằng các hình thức khác nhau như xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính và nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì người đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trường hợp một:
Mạo danh người khác không có động cơ, mục đích chiếm đoạt tài sản nhưng đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông. Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau: Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.
Trường hợp hai:
Nếu do mục đích gian dối với hình thức muốn lừa đảo như muốn quyền góp ủng hộ để và đã chiếm đoạt được tài sản; thì hành vi này có dấu hiệu của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nếu chưa chiếm đoạt được tài sản thì hành vi chưa cấu thành tội này. Căn cứ theo điều 174 BLHS 2015, tội chiếm đoạt tài sản phải chịu chế tài xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm hành nghề, cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Ngoài ra, tùy mức độ tội phạm; khung hình phạt có thể lên đến chung thân nếu tài sản chiếm đoạt có giá trị trên 500 triệu đồng.