Mức xử phạt hành chính khi gây rối trật tự công cộng? Gây rối trật tự công cộng có bị truy cứu trách nhiệm hình sự? Xử lý hành vi gây rối trật tự công cộng ảnh hưởng đến người khác?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mức xử phạt hành chính khi gây rối trật tự công cộng:
- 2 2. Gây rối trật tự công cộng có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
- 3 3. Xử phạt hành vi gây rối trật tự công cộng có dùng vũ khí:
- 4 4. Gây rối trật tự công cộng bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- 5 5. Xử lý hành vi gây rối trật tự công cộng ảnh hưởng đến người khác:
1. Mức xử phạt hành chính khi gây rối trật tự công cộng:
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư! Trường hợp của bạn tôi như sau, mong nhận được sự tư vấn của luật sư. Ngày 17/12/2014 bạn tôi có đi chơi vào buổi tối tầm 23h đêm có xảy ra đánh nhau với 1 nhóm người khác, bị
Luật sư tư vấn:
Hành vi đánh nhau gây rối trật tự công cộng nếu chưa có dấu hiệu của tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính và
Theo quy định khoản 2 Điều 5
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;
b) Báo thông tin giả đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Say rượu, bia gây mất trật tự công cộng;
d) Ném gạch, đất, đá, cát hoặc bất cứ vật gì khác vào nhà, vào phương tiện giao thông, vào người, đồ vật, tài sản của người khác;
đ) Tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng;
e) Để động vật nuôi gây thiệt hại tài sản cho người khác;
g) Thả diều, bóng bay, chơi máy bay, đĩa bay có điều khiển từ xa hoặc các vật bay khác ở khu vực sân bay, khu vực cấm; đốt và thả “đèn trời”;
h) Sách nhiễu, gây phiền hà cho người khác khi bốc vác, chuyên chở, giữ hành lý ở các bến tàu, bến xe, sân bay, bến cảng, ga đường sắt và nơi công cộng khác.
Như vậy, đối chiếu với quy định trên thì công an đã tiến hành xử phạt không đúng theo quy định pháp luật, đồng thời xử phạt không có biên bản vi phạm quy định của pháp luật. Chính vì lẽ đó, trong trường hợp này bạn của bạn có thể khiếu nại về hành vi vi phạm công an đã tiến hành xử phạt.
2. Gây rối trật tự công cộng có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Tóm tắt câu hỏi:
Vừa qua có một đám nam thanh niên kéo đến khu vực nhà của một công dân phố tôi, đàn hát hú hét gây ồn lúc nửa đêm 2 ngày liền. Tôi và một vài người hàng xóm lân cận đã báo với tổ trưởng tổ dân phố thì ông tổ trưởng từ chối giải quyết vì hành vi này không phải xâm phạm đến trật tự công cộng. Luật sư tư vấn giúp tôi trường hợp này có được xem là vi phạm trật tự công cộng không? Giải quyết như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ vào Mục 2 Thông tư 09/2005/TT-BCA hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 38/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng.
Trường hợp này, việc những thanh niên đó tập trung hò hét, gây mất trật tự tại khu phố của bạn đã thuộc trường hợp quy định tại điểm 2.6 nêu trên, đó là: “Gây rối trật tự công cộng hoặc có các hành vi khác gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự và cuộc sống bình thường của nhân dân, trái với thuần phong mỹ tục, nếp sống văn minh nơi công cộng, gây mất vệ sinh môi trường.”
Do đó, việc tổ trưởng tổ dân phố từ chối giải quyết việc này là không có căn cứ, vì đây là một trong những trường hợp bị nghiêm cấm, gây mất trật tự công cộng và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật về bảo đảm trật tự công cộng thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm và tuỳ theo đối tượng vi phạm là tổ chức hay cá nhân mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
3. Xử phạt hành vi gây rối trật tự công cộng có dùng vũ khí:
Tóm tắt câu hỏi:
Trưởng Công an cấp xã phạt em với số tiền 4.000.000 đồng với hành vi lôi kéo đánh nhau, 4.000.000 đồng đối với hành vi gây rối trật tự có dùng vũ khí. Luật Sư cho em biết như vậy đúng hay sai ạ? Em xin chân thành cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Căn cứ theo điểm b khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định mức xử phạt với các hành vi vi phạm trật tự công cộng.
Theo thông tin mà bạn cung cấp, thì bạn bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hai hành vi: gây rối trật tự có dùng vũ khí và hành vi lôi kéo đánh nhau, mỗi hành vi bị xử phạt 4.000.000 đồng. Đối chiếu với các quy định của pháp luật:
+ Hành vi gây rối trật tự có dùng vũ khí có mức phạt từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng nên mức phạt 4.000.000 đồng là phù hợp;
+ Hành vi lôi kéo đánh nhau có mức phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nên mức phạt 4.000.000 đồng là không phù hợp;
Bên cạnh đó tại khoản 3 Điều 66 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt của Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất.
Như vậy, mức xử phạt 4.000.000 đồng đối với hành vi hành vi gây rối trật tự có dùng dùng vũ khí là đúng với quy định pháp luật nhưng mức xử phạt 4.000.000 đồng đối với hành vi lôi kéo đánh nhau là không đúng quy định (mức phạt đúng là từ 2.000.000 đến 3.000.000 đồng). Với mức phạt này, Trưởng công an xã không có thẩm quyền xử phạt.
4. Gây rối trật tự công cộng bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư. cháu đang vướng vào 1 việc rắc rối mà không phải mình làm ra, chuyện là bà thím đang vu cho cháu là chụp ảnh cháu bà trong chuồng chó rồi đăng lên fb nhưng cháu không có, rồi bà vào tận nhà cháu cãi nhau thì chồng cháu gần về thì chồng thím cầm dao đâm nhà cháu nhưng chồng cháu tránh được. Bây giờ đi đâu bà cũng kể lể rồi bảo chồng cháu đánh bà ấy nữa. Chồng bà thì tối nào cũng vào cổng nhà cháu chửi ầm lên,vì họ hàng nên cháu không muốn làm to chuyện nhưng nếu mãi thế này thì không được. Có người mách nhà cháu là làm đơn kiện vì mình không làm thì không sợ. Mong cho cháu lời khuyên và nếu cháu kiện thì cần chuẩn bị những gì ạ. mong sớm nhận được câu trả lời của luật sư?
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất: Về hành vi chồng của người hàng xóm dùng dao đâm chồng bạn.
Căn cứ vào Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP quy định:
“Phương tiện nguy hiểm” là công cụ, dụng cụ được chế tạo ra nhằm phục vụ cho cuộc sống của con người (trong sản xuất, trong sinh hoạt) hoặc vật mà người phạm tội chế tạo ra nhằm làm phương tiện thực hiện tội phạm hoặc vật có sẵn trong tự nhiên mà người phạm tội có được và nếu sử dụng công cụ, dụng cụ hoặc vật đó tấn công người khác thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khỏe của người bị tấn công.
Như vậy, trong trường hợp này, chiếc dao mà chồng của người hàng xóm sử dụng được coi là phương tiện nguy hiểm. Tuy nhiên, mặc dù có hành vi sử dụng hung khí nguy hiểm gây ra thương tật cho chồng bạn như vậy, đối với hành vi này chưa cấu thành tội phạm, chưa đặt ra trách nhiệm hình sự.
Tuy nhiên, căn cứ vào Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Tuy không bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng người thực hiện hành vi vi phạm nêu trên có thể bị xử phạt hành chính với mực phạt cụ thể là 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng về hành vi đánh nhau.
Thứ hai: Về hành vi người hàng xóm cũng kể lể nói không đúng sự thật về chồng bạn và hành vi chồng chị ấy tối nào cũng vào cổng nhà bạn chửi ầm lên.
Căn cứ vào khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
+ Đối với hành vi đi kể lể nói xấu chồng bạn thì người hàng xóm của bạn có thể bị xử phạt hành chính về hành vi có lời nói thô bạo xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác và mức xử phạt hành chính tương ứng là 100.000 đồng đến 300.000 đồng.
+ Đối với hành vi tối nào chồng của người hàng xóm cũng sang cổng nhà bạn chửi ầm thì người này có thể bị xử phạt hành chính về hành vi gây mất trật tự tại khu dân cư với phạt tương ứng là 100.000 đồng đến 300.000 đồng.
Căn cứ vào Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định Cá nhân có quyền tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Như vậy, khi có hành vi vi phạm hành chính bạn có quyền tố cáo với Ủy ban nhân dân cấp xã.
Bạn có quyền gửi đơn hoặc hoặc trực tiếp tố cáo với Ủy ban nhân dân xã về hành vi vi phạm hành chính.
Khi tố cáo bạn phải cung cấp đầy đủ thông tin sau:
+Nêu rõ họ, tên, địa chỉ của mình;
+Trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được;
Bạn phịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo của mình; Bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật của mình gây ra.
5. Xử lý hành vi gây rối trật tự công cộng ảnh hưởng đến người khác:
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có miếng đất đứng tên tôi, sổ hồng. Nay tôi muốn bán đất đi nơi khác sống thì luôn bị ông bác nhà tôi ở đối diện đường hẻm sách nhiễu, la ó, đòi đập phá khi có người đến xem đất. Nên tôi muốn hỏi là làm sao để bảo vệ quyền của của mình và chấm dứt tình trạng này vì nó đã xảy ra nhiều lần!
Luật sư tư vấn:
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất. Theo quy định của pháp luật, mọi tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tôn trọng quyền sở hữu tài sản hợp pháp của người khác.
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn có một miếng đất đứng tên bạn, nay bạn muốn bán đất để đi nơi khác nhưng người hàng hóng lại có hành vi sách nhiễu, la ó, đòi đập phá khi có người đến xem đất, hành vi này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm liên quan đến trật tự công cộng theo quy định của Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
Để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm của người hàng xóm, bạn có thể làm đơn gửi đến công an xã, phường để yêu cầu giải quyết.