Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Đặt lịch hẹn
  • Đặt câu hỏi
  • Dịch vụ Luật sư
  • Văn bản pháp luật
  • Biểu mẫu
  • Tư vấn tâm lý
  • Blog Luật
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • Bài viết
    liên quan

Tư vấn pháp luật

Xử lý hành vi dụ dỗ trẻ em bỏ nhà ra đi

Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Xử lý hành vi dụ dỗ trẻ em bỏ nhà ra đi
  • 23/02/202123/02/2021
  • bởi Công ty Luật Dương Gia
  • Công ty Luật Dương Gia
    23/02/2021
    Tư vấn pháp luật
    0

    Xử lý hành vi dụ dỗ trẻ em bỏ nhà ra đi. Các hành vi lôi kéo, dụ dỗ trẻ em bỏ nhà đi lang thang đều bị xử phạt theo đúng quy định pháp luật.

    xu-ly-hanh-vi-du-do-tre-em-bo-nha-diXử lý hành vi dụ dỗ trẻ em bỏ nhà ra đi. Các hành vi lôi kéo, dụ dỗ trẻ em bỏ nhà đi lang thang đều bị xử phạt theo đúng quy định pháp luật.


    Hành vi dụ dỗ trẻ em bỏ nhà ra đi theo quy định Pháp luật hiện hành. Các đối tượng có hành vi này sẽ bị xử lý thế nào?

    Theo quy định tại Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004 quy định:

    Trẻ em quy định trong Luật này là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi.

    Các quyền của trẻ em phải được tôn trọng và thực hiện.

    Mọi hành vi vi phạm quyền của trẻ em, làm tổn hại đến sự phát triển bình thường của trẻ em đều bị nghiêm trị theo quy định của pháp luật.

    Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004 nghiêm cấm các hành vi:

    1. Cha mẹ bỏ rơi con, người giám hộ bỏ rơi trẻ em được mình giám hộ;

    2. Dụ dỗ, lôi kéo trẻ em đi lang thang; lợi dụng trẻ em lang thang để trục lợi;

    3. Dụ dỗ, lừa dối, ép buộc trẻ em mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma tuý; lôi kéo trẻ em đánh bạc; bán, cho trẻ em sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích khác có hại cho sức khoẻ;

    Xem thêm: Đăng tải ảnh của trẻ em lên facebook có vi phạm pháp luật?

    4. Dụ dỗ, lừa dối, dẫn dắt, chứa chấp, ép buộc trẻ em hoạt động mại dâm; xâm hại tình dục trẻ em;

    5. Lợi dụng, dụ dỗ, ép buộc trẻ em mua, bán, sử dụng văn hoá phẩm kích động bạo lực, đồi trụy; làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, tàng trữ văn hoá phẩm khiêu dâm trẻ em; sản xuất, kinh doanh đồ chơi, trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của trẻ em;

    6. Hành hạ, ngược đãi, làm nhục, chiếm đoạt, bắt cóc, mua bán, đánh tráo trẻ em; lợi dụng trẻ em vì mục đích trục lợi; xúi giục trẻ em thù ghét cha mẹ, người giám hộ hoặc xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của người khác;

    7. Lạm dụng lao động trẻ em, sử dụng trẻ em làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với chất độc hại, làm những công việc khác trái với quy định của pháp luật về lao động;

    8. Cản trở việc học tập của trẻ em;

    9. Áp dụng biện pháp có tính chất xúc phạm, hạ thấp danh dự, nhân phẩm hoặc dùng nhục hình đối với trẻ em vi phạm pháp luật;

    10. Đặt cơ sở sản xuất, kho chứa thuốc trừ sâu, hoá chất độc hại, chất dễ gây cháy, nổ gần cơ sở nuôi dưỡng trẻ em, cơ sở giáo dục, y tế, văn hoá, điểm vui chơi, giải trí của trẻ em.

    Ngoài ra, Điều 4 Nghị định 71/2011/NĐ-CP ngày 22/8/2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em về việc Dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc, khống chế trẻ em đi lang thang, lợi dụng trẻ em lang thang để trục lợi cũng là hành vi vi phạm quyền trẻ em.

    Xem thêm: Yêu cầu đối với việc bảo vệ trẻ em

    – Nói chuyện, viết, dịch, nhân bản sách, báo, tài liệu, tranh, ảnh, ghi âm, ghi hình, dùng tiền, vật chất, uy tín hoặc lợi ích khác nhằm dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc, khống chế trẻ em bỏ nhà đi lang thang dưới mọi hình thức.

    – Bắt trẻ em, tập hợp, chứa chấp trẻ em, cho thuê, cho mượn trẻ em để đi lang thang kiếm sống, ăn xin hoặc thực hiện các hoạt động khác nhằm mục đích trục lợi.

    Từ các quy định trên, nếu một người có hành vi dụ dỗ, lôi kéo trẻ em bỏ nhà ra đi, hay việc lôi kéo nhằm mục đích nào đó, thì đó là hành vi vi phạm Pháp luật.

    Tùy thuộc vào mức độ, tính chất, hậu quả của hành vi dụ dỗ, lôi kéo này mà người có hành vi vi phạm phải chịu trách nhiệm xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định Pháp luật.

    Căn cứ tại Điều 23 Nghị định 144/2013/NĐ-CP ngày 29/20/2013 quy định việc xử lý các vi phạm hành chính trong việc bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em về vi phạm quy định về cấm dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc trẻ em đi lang thang, lợi dụng trẻ em lang thang để trục lợi:

    1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc trẻ em bỏ nhà đi lang thang dưới mọi hình thức.

    2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

    a) Cha, mẹ, người giám hộ ép buộc trẻ em đi lang thang kiếm sống;

    Xem thêm: Cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em

    b) Lợi dụng trẻ em đi lang thang để trục lợi.

    3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

    Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi lợi dụng trẻ em đi lang thang để trục lợi.

    xu-ly-hanh-vi-du-do-tre-em-bo-nha-di

    >>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

    Theo đó, người vi phạm có thể phải chịu trách nhiệm hành chính với mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được nếu thực hiện hành vi lợi dụng trẻ em đi lang thang để trục lợi.

    Ngoài ra, người vi phạm còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 252 Bộ luật Hình sự 2009 sửa đổi, bổ sung về Tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên phạm pháp.

    1. Người nào dụ dỗ, ép buộc người chưa thành niên hoạt động phạm tội, sống sa đoạ hoặc chứa chấp người chưa thành niên phạm pháp, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

    Xem thêm: Trẻ em 7 tuổi không đội mũ bảo hiểm có bị xử phạt hay không?

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:

    a)  Có tổ chức;

    b)  Dụ dỗ, ép buộc, chứa chấp, lôi kéo nhiều người;

    c) Đối với trẻ e m dưới 13 tuổi;

    d)  Gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng;

    đ)  Tái phạm nguy hiểm.

    3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.

    Người phạm tội thuộc trường hợp quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này, thì còn có thể bị phạt quản chế từ một năm đến năm năm.

    Theo đó, người có hành vi dụ dỗ, ép buộc người chưa thành niên hoạt động phạm tội, sống sa đọa hoặc chứa chấp người chưa thành niên phạm pháp, có thể bị phạt tù từ 1 năm đến 12 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 30 triệu đồng. Nếu là hành vi tái phạm nguy hiểm còn có thể bị phạt quản chế từ 1 đến 5 năm.

    Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật Dương Gia

    Chức vụ: Chủ sở hữu Website

    Lĩnh vực tư vấn: Luật sư tư vấn, tranh tụng

    Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH

    Số năm kinh nghiệm thực tế: 06 năm

    Tổng số bài viết: 30.927 bài viết

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây

    Bạn có thể tham khảo các bài viết khác có liên quan của Luật Dương Gia:

    - Trẻ em bị hội chứng down có được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng không?
    - Điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam cho trẻ em có quốc tịch nước ngoài
    - Tư vấn về thủ tục đăng ký thường trú cho trẻ em
    - Bảo đảm trẻ em được tham gia vào các vấn đề của trẻ em
    - Đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi do mang thai hộ
    - Trẻ em 6 tuổi có được phép sử dụng thẻ ngân hàng không?
    Xem thêm
    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    Dụ dỗ

    Dụ dỗ học sinh

    Dụ dỗ trẻ em bỏ nhà ra đi

    Dụ dỗ trẻ em quan hệ tình dục

    Khởi tố trách nhiệm hình sự

    Trẻ em

    Công ty Luật TNHH Dương Gia – DG LAW FIRM

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

    1900.6568

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Hà Nội

    024.73.000.111

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại TPHCM

    028.73.079.979

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Đà Nẵng

    0236.7300.899

    Website chính thức của Luật Dương Gia

    https://luatduonggia.vn

    Bài viết cùng chủ đề

    Trẻ em có được đứng tên sổ đỏ khi nhận tặng cho, chuyển nhượng nhà đất?

    Trẻ em có được đứng tên sổ đỏ khi nhận tặng cho, chuyển nhượng nhà đất? Độ tuổi đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

    Sử dụng súng bắn đạn cao su là phạm pháp? Ai được phép sử dụng?

    Sử dụng súng bắn đạn cao su là phạm pháp? Ai được phép sử dụng? Mức xử phạt khi sử dụng súng bắn đạn cao su trái pháp luật.

    Tội danh cố ý gây thương tích? Cố ý gây thương tích đi tù mấy năm?

    Trách nhiệm hình sự đối với tội danh cố ý gây thương tích cho người khác theo quy định của pháp luật.

    Cấu thành tội phạm, mức phạt tù đối với tội vô ý làm chết người

    Tội vô ý làm chết người: Cấu thành tội phạm, mức phạt tù là bao nhiêu? Vô ý làm chết người mức hình phạt cao nhất là bao nhiêu năm tù.

    Cấu thành tội phạm, mức phạt tù đối với tội dâm ô với trẻ em

    Cấu thành tội phạm, mức phạt tù đối với tội dâm ô với trẻ em? Hành vi dâm ô với trẻ em xử lý như thế nào? Mức hình phạt tù đối với hành vi dâm ô theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015?

    Giao cấu với trẻ em dưới 16 tuổi nhưng tự nguyện có phải đi tù không?

    Giao cấu với trẻ em 12 tuổi. Truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi giao cấu với trẻ em. Người bị hại rút đơn khởi kiện có được miễn trách nhiệm không?

    Tội giao cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi tự nguyện

    Luật sư giỏi tư vấn pháp luật, giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến pháp luật hình sự. Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 19001950.

    Tội hiếp dâm trẻ em? Hiếp dâm trẻ em bị phạt tù bao nhiêu năm?

    Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự tội hiếp dâm trẻ em. Tội hiếp dâm trẻ em.

    Quy định pháp luật về trách nhiệm bảo đảm quyền được học tập cho trẻ em

    Trách nhiệm bảo đảm quyền học tập cho trẻ được pháp luật hiện hành điều chỉnh như thế nào? Phân tích các quyền trẻ em, cụ thể là quyền được học tập của trẻ em?

    Quan hệ với trẻ em chưa đủ 18 tuổi tự nguyện bị xử lý như thế nào?

    Quan hệ với người chưa đủ 18 tuổi bị xử lý như thế nào? Hình thức xử lý về hình sự đối với hành vi quan hệ với người chưa đủ 18 tuổi?

    Xem thêm

    Bài viết mới nhất

    Án lệ là gì? Quy trình chọn lựa và áp dụng án lệ trong thực tiễn xét xử?

    Án lệ là gì? Quy trình chọn lựa và áp dụng án lệ trong thực tiễn xét xử? Nguyên tắc áp dụng án lệ trong xét xử. Trường hợp hủy bỏ thay thế án lệ. Giá trị pháp lý của án lệ.

    Phòng tư pháp là gì? Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của phòng Tư pháp?

    Phòng tư pháp là gì? Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của phòng Tư pháp? Khái niệm phòng tư pháp. Vị trí và chức năng phòng Tư pháp.

    Quota là gì? Cách tính hạn ngạch và tác động của Quota đến nền kinh tế?

    Quota là gì? Cách tính hạn ngạch và tác động của Quota đến nền kinh tế? Quota (hạn ngạch) có giống với thuế quan? Hạn ngạch hàng hóa được quy định trong các văn bản nào? Điều kiện được áp dụng Quota (hạn ngạch).

    Chế độ hôn nhân không tự do trong pháp luật phong kiến Việt Nam

    Vài nét khái quát về quan hệ hôn nhân? Chế độ hôn nhân không tự do trong pháp luật phong kiến Việt Nam? Sự kết hợp hôn nhân không tự do? Quan hệ vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân thể hiện nguyên tắc không tự do? Chấm dứt hôn nhân thể hiện nguyên tắc không tự do?

    Những biểu hiện của mô hình nhà nước quân chủ quý tộc thời Lý – Trần

    Cơ sở lí luận? Biểu hiện của mô hình nhà nước quân chủ quý tộc thời Lý – Trần? Đánh giá về bộ máy nhà nước quân chủ quý tộc thời Lý – Trần?

    Bổ nhiệm là gì? Các quy định của pháp luật về bổ nhiệm lãnh đạo mới nhất 2021?

    Bổ nhiệm là gì? Các quy định của pháp luật về bổ nhiệm lãnh đạo mới nhất 2021? Trình tự, thủ tục bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, quản lý của Bộ, ngành, địa phương. Hồ sơ bổ nhiệm.

    Chủ tọa phiên tòa là gì? Thẩm quyền của chủ tọa phiên tòa?

    Chủ tọa phiên tòa là gì? Thẩm quyền của chủ tọa phiên tòa? Nhiệm vụ và quyền hạn của Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa. Trách nhiệm của Chủ tọa phiên tòa.

    Các nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà Nước thu hồi đất

    Khái niệm bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất? Các nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của pháp luật hiện hành? Tính hiệu quả của nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà Nước thu hồi đất khi áp dụng trong thực tế?

    Đặc điểm các loại thị trường

    Khái niệm thị trường và phân loại thị trường? Thị trường cạnh tranh hoàn hảo? Thị trường độc quyền thuần túy? Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo? Liên hệ thực tế ở Việt Nam hiện nay?

    Thống kê là gì? Khái niệm, chức năng và phương pháp thống kê?

    Thống kê là gì? Khái niệm, chức năng và phương pháp thống kê? Ứng dụng thống kê: Thống kê áp dụng cho toán học hay nghệ thuật; Ứng dụng thống kê, lý thuyết thống kê và toán thống kê.

    Vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả để nói lên thực trạng của vấn đề tắc nghẽn giao thông thủ đô Hà Nội

    Cơ sở lý luận dùng để phân tích vấn đề tắc nghẽn giao thông ở thủ đô Hà Nội? Vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả để nói lên thực trạng của vấn đề tắc nghẽn giao thông thủ đô Hà Nội? Một số giải pháp và kiến nghị?

    Các giai đoạn trong quá trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật

    Các giai đoạn trong quá trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật? Lập chương trình xây dựng pháp luật? Thành lập ban soạn thảo? Soạn thảo văn bản? Thẩm định, thẩm tra dự thảo văn bản quy phạm pháp luật? Thông qua dự thảo văn bản quy phạm pháp luật? Ban hành văn bản quy phạm pháp luật?

    Nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước

    Cơ sở pháp lý? Nội dung của nguyên tắc? Nguyên tắc trong công tác đào tạo và sử dụng cán bộ? Nguyên tắc trong việc hoạch định các chính sách phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội?

    Chuẩn mực xã hội là gì? Đặc điểm và tác dụng của chuẩn mực của chuẩn mực xã hội?

    Chuẩn mực xã hội là gì? Đặc điểm và tác dụng của chuẩn mực của chuẩn mực xã hội? Các đặc trưng cơ bản của chuẩn mực xã hội? Các hình thức biểu hiện của chuẩn mực xã hội?

    Ảnh hưởng của tôn giáo đến văn minh Ấn Độ trong tiến trình lịch sử

    Khái quát về tôn giáo? Ảnh hưởng của Tôn Giáo đến văn minh Ấn Độ trong tiến trình lịch sử? Ảnh hưởng của tôn giáo đến chữ viết? Ảnh hưởng của tôn giáo đến văn học?Ảnh hưởng của tôn giáo đến nghệ thuật? Ảnh hưởng của tôn giáo đến khoa học tự nhiên?

    Phân tích vai trò của yếu tố giao tiếp đối với sự hình thành, phát triển nhân cách

    Giao tiếp là gì? Vai trò của yếu tố giao tiếp đới với sự hình thành, phát triển nhân cách? Liên hệ thực tiễn đối với bản thân? Liên hệ riêng đối với sinh viên trường luật? Liên hệ trong đời sống-xã hội?

    Vấn đề “bỏ qua” chế độ tư bản chủ nghĩa lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

    Tính tất yếu khách quan của việc quá độ lên chủ nghĩa xã hội? Tiền đề khách quan, chủ quan để Việt Nam bỏ qua tư bản chủ nghĩa lên chủ nghĩa xã hội? Nhiệm vụ của Việt Nam khi bỏ qua Tư bản chủ nghĩa? Mục tiêu và phương hướng cơ bản của thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam?

    Quốc tịch là gì? Đặc điểm và nguyên tắc, căn cứ xác định quốc tịch

    Khái niệm quốc tịch là gì? Đặc điểm của quốc tịch? Quy định đối với người hai và không quốc tịch? Căn cứ xác định quốc tịch Việt Nam? Đặc điểm và nguyên tắc, căn cứ xác định quốc tịch theo Luật quốc tịch mới nhất?

    Quy định về hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên

    Hạn chế quyền cha mẹ đối với con chưa thành niên là gì? Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014?

    Tội gián điệp là gì? Ý nghĩa việc quy định tội gián điệp trong Luật hình sự

    Tội gián điệp là gì? Việc ghi nhận tội gián điệp trong Luật hình sự có ý nghĩa gì? Quy định về tội gián điệp theo quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015?

    Xem thêm

    Tìm kiếm tin tức
    Dịch vụ nổi bật
    dich-vu-thanh-lap-cong-ty-nhanh-thanh-lap-doanh-nghiep-uy-tin Dịch vụ đăng ký kinh doanh, thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp uy tín
    dich-vu-dang-ky-su-dung-ma-ma-vach-gs1-cho-san-pham-hang-hoa Dịch vụ đăng ký sử dụng mã số mã vạch GS1 cho sản phẩm hàng hoá
    tu-van-phap-luat-truc-tuyen-mien-phi-qua-tong-dai-dien-thoai Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại 24/7
    dich-vu-dang-ky-bao-ho-ban-quyen-tac-gia-tac-pham-nhanh-va-uy-tin Dịch vụ đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả, tác phẩm nhanh và uy tín
    Tư vấn soạn thảo hợp đồng, giải quyết các tranh chấp hợp đồng

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Đà Nẵng:

    Địa chỉ:  454/18 đường Nguyễn Tri Phương, phường Hoà Thuận Tây, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng TPHCM:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Tin liên quan
    • VĂN PHÒNG HÀ NỘI
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG ĐÀ NẴNG
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG TPHCM
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    Tin liên quan
    Tin liên quan
    Trẻ em có được đứng tên sổ đỏ khi nhận tặng cho, chuyển nhượng nhà đất?
    10/02/2021
    Sử dụng súng bắn đạn cao su là phạm pháp? Ai được phép sử dụng?
    09/02/2021
    Tội danh cố ý gây thương tích? Cố ý gây thương tích đi tù mấy năm?
    09/02/2021
    Cấu thành tội phạm, mức phạt tù đối với tội vô ý làm chết người
    09/02/2021
    Cấu thành tội phạm, mức phạt tù đối với tội dâm ô với trẻ em
    09/02/2021
    Giao cấu với trẻ em dưới 16 tuổi nhưng tự nguyện có phải đi tù không?
    10/02/2021
    Tội giao cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi tự nguyện
    09/02/2021
    Tội hiếp dâm trẻ em? Hiếp dâm trẻ em bị phạt tù bao nhiêu năm?
    10/02/2021
    Quy định pháp luật về trách nhiệm bảo đảm quyền được học tập cho trẻ em
    10/02/2021
    Quan hệ với trẻ em chưa đủ 18 tuổi tự nguyện bị xử lý như thế nào?
    10/02/2021