Khái niệm và đặc điểm hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự? Các hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự và biện pháp xử lý?
Trong hoạt động tố tụng cũng như trong quá trình giải quyết vụ án dân sự đều được tiến hành, diễn ra theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật đã quy định ở từng giai đoạn. Tuy nhiên, trên thực tế có không ít những hành vi của con người đã tác động và làm cản trở đến hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ của cơ quan điều tra trong quá trình điều tra, xác minh, thu thập chứng cứ. Để ngăn chặn cũng như có những biện pháp xử ký kịp thời đối với những hành vi này, pháp luật đã quy định về việc xử lý hành vi cản trở hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ. Vậy xử lý hành vi cản trở hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ được quy định như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ cung cấp cho bạn đọc nội dung liên quan đến: ” Xử lý hành vi cản trở hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ”.
– Cơ sở pháp lý:
1. Khái niệm và đặc điểm hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự.
Các hoạt động tố tụng dân sự được thực hiện đúng các quy định của pháp luật tố tụng dân sự là bảo đảm quan trọng để toà án giải quyết đúng vụ việc dân sự. Để các hoạt động tố tụng dân sự được tiến hành một cách đúng đắn, ngoài việc pháp luật tố tụng dân sự phải quy định đầy đủ, chi tiết nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, các quyền, nghĩa vụ của các chủ thể tố tụng; trình tự, thủ tục tó tụng dân sự thì còn phải xử lý kịp thời và nghiêm khắc đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình tố tụng dân sự. Trong quá trình tố tụng, đôi khi vẫn gặp những trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức có những hành vi cản trở hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ; cố ý không có mặt theo giấy triệu tập của toà án v.v.. Các hành vi này được gọi là hành vi cản trở hoạt động tố tụng.
Hành vi cản trở hoạt động tố tụng là hành vi của cá nhân, cơ quan, tổ chức gây trở ngại cho các hoạt động xác minh, thu thập chứng cử, hoà giải và xét xử của toà án.
Hành vi cản trở hoạt động tố tụng phải là những hành vi trái pháp luật. Tuy nhiên, không phải mọi hành vi trái pháp luật của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình tòa án giải quyết vụ việc dân sự đều là hành vi cản trở hoạt động tố tụng. Hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự có những đặc điểm sau:
– Phải là hành vi trái pháp luật của cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện trong quả trình toà án giải quyết vụ việc dân sự
– Gây trở ngại cho các hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ, hoà giải và xét xử vụ việc dân sự của toà án.
– Việc xử lý các hành vi cản trở hoạt động tố tụng có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Một mặt, nó bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự được nhanh chóng và đúng đắn, mặt khác tăng cường được kỉ luật, kỉ cương trong xã hội, góp phần giáo dục mọi người tôn trọng toà án, cơ quan thi hành án, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, phòng ngừa vi phạm pháp luật có thể xảy ra.
2. Các hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự và biện pháp xử lý.
Các hành vi cản trở và việc xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự được quy định từ Điều 384 đến Điều 385 Bộluật tố tụng dân sự năm 2015. Theo đó, với mỗi nhóm hành vi cản trở hoạt động tố tụng, pháp luật tố tụng dân sự quy định những biện pháp xử lý tương ứng tuỳ thuộc tính chất, mức độ vi phạm.
– Hành vi cản trở hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ của người tiến hành tố tụng: Hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ của người tiến hành tố tụng dân sự thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự có ý nghĩa vô cùng quan trọng tạo cơ sở thực tiễn để toà án giải quyết đúng đắn các vụ việc dân sự.
Tuy nhiên, hoạt động này sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi có một trong các hành vi như làm giả, huỷ hoại chứng cứ quan trọng, gây trở ngại cho việc giải quyết vụ án của toà án; từ chối khai báo, khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật khi làm chứng; từ chối kết luận giám định hoặc từ chối cung cấp tài liệu mà không có lý do chính đáng, kết luận giám định sai sự thật; cố ý dịch sai sự thật; không cử người tham gia hội đồng định giá theo yêu cầu của toà án mà không có lý do chính đáng; không tham gia thực hiện nhiệm vụ của hội đồng định giá mà không có lý do chính đáng; cản trở người tiến hành tố tụng tiến hành xem xét thẩm định tại chỗ, định giá, giám định hoặc xác minh, thu thập chứng cứ khác do
Theo quy định tại Điều 489 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, người nào có một trong các hành vi nêu trên thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà có thể bị xử lý kỉ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
– Đối với trường hợp làm giả, hủy hoại chứng cứ quan trọng gây trở ngại cho việc giải quyết vụ án của Tòa án. Điều này sẽ gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng và có thể sẽ dẫn đến việc làm sai lệnh hồ sơ vụ án, kết luận điều tra vụ án sau này.
– Từ chối khai báo, khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật khi làm chứng và từ chối kết luận giám định hoặc từ chối cung cấp tài liệu mà không có lý do chính đáng, kết luận giám định sai sự thật. Với hành vi này thì là những hành vi có tính chất trốn tránh, không hợp tác trong việc khai báo, cung cấp tài liệu, kết quả giám định với cơ quan có thẩm quyền mà không có lý do chính đáng hoặc khai báo, cung cấp nhưng lại khai báo, cung cấp với những thông tin sai sự thật, khai báo gian dối cũng gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng trong việc thu thập, xác minh thông tin, chứng cứ của cơ quan điều tra.
– Cố ý dịch sai sự thật, việc cố ý dịch sai sự xuất phát từ sự ” cố ý” tức là đã có sự chuẩn bị, đã có âm mưu trước đó, nhằm cố ý dịch sai những thông tin từ ngôn ngữ khác sang ngôn ngữ Việt Nam để thực hiện những mục đích bất chính khác, làm ảnh hưởng đến sự thật khác quan của vụ án.
– Không cử người tham gia Hội đồng định giá theo yêu cầu của Tòa án mà không có lý do chính đáng; không tham gia thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng định giá mà không có lý do chính đáng. Trong hoạt động tố tụng, việc định giá tài sản được diễn ra vô cùng phổ biến, việc định giá tài sản có vai trò vô cùng quan trọng trong khi giải quyết những vụ án, những tranh chấp có liên quan đến tài sản, khi tiến hành định giá theo yêu cầu Tòa án mà không cử người tham gia hội đồng định giá hoặc không tham gia thực hiện nhiệm vụ của hội đồng định giá mà lại không hề có lý do chính đáng nào cả, điều này dẫn đến một hệ quả nghiêm trọng đó là không tiến hành định giá theo yêu cầu của Tòa án, không thực hiện đúng trách nhiệm của mình trong quá trình tham gia vào hội đồng định giá tài sản. Hành vi này sẽ ảnh hưởng đến kết luận định giá.
– Hành vi cản trở người tiến hành tố tụng tiến hành xem xét thẩm định tại chỗ, định giá, giám định hoặc xác minh, thu thập chứng cứ khác hoặc những hành vi như: lừa dối, mua chuộc, đe dọa, cưỡng ép, sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người làm chứng ra làm chứng hoặc buộc người khác ra làm chứng gian dối, những hành vi, sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người giám định thực hiện nhiệm vụ hoặc buộc người giám định kết luận sai với sự thật khách quan, ngăn cản người phiên dịch thực hiện nhiệm vụ hoặc buộc người phiên dịch dịch không trung thực, không khách quan, không đúng nghĩa. Tất cả những hành vi này đều xuất phát từ sự lừa dối, mua chuộc, đe dọa, cưỡng ép hoặc thậm chí có thể dùng vũ lực để nhằm với mục đích là cản trở hoạt động tố tụng. Những hành vi có dấu hiệu như lừa dối, cưỡng ép, đe dọa đối với người làm chứng, hoặc có thể là đối với người giám định, hoặc đối với người phiên dịch, để mua chuộc, cưỡng ép, lừa dối, đe dọa những chủ thể này làm sai lệch hoặc khai báo sai lệch sự thật, đưa ra những chứng cứ, những kết luận không đúng, không trung thực…. để nhằm được hưởng mức án thấp, hoặc trốn tránh thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Do đó, tất cả những hành vi gây cản trở hoạt động tố tụng đều sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.