Xử lý giao dịch do doanh nghiệp xác lập nhưng mất khả năng thanh toán. Hợp đồng vô hiệu theo quy định của Luật phá sản 2014.
Xử lý giao dịch do doanh nghiệp xác lập nhưng mất khả năng thanh toán. Hợp đồng vô hiệu theo quy định của Luật phá sản 2014.
Về cơ bản, các trường hợp giao dịch vô hiệu được quy định từ Điều 127 đến Điều 138 Bộ luật dân sự áp dụng chung cho các loại hợp đồng. Bên cạnh đó, Luật phá sản cũng quy định một số trường hợp giao dịch của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán bị coi là vô hiệu như sau:
Điều 59. Giao dịch bị coi là vô hiệu
1. Giao dịch của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán được thực hiện trong thời gian 06 tháng trước ngày Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản bị coi là vô hiệu nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Giao dịch liên quan đến chuyển nhượng tài sản không theo giá thị trường;
b) Chuyển khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
c) Thanh toán hoặc bù trừ có lợi cho một chủ nợ đối với khoản nợ chưa đến hạn hoặc với số tiền lớn hơn khoản nợ đến hạn;
d) Tặng cho tài sản;
đ) Giao dịch ngoài mục đích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;
e) Giao dịch khác với mục đích tẩu tán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.
2. Giao dịch của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện với những người liên quan trong thời gian 18 tháng trước ngày Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản thì bị coi là vô hiệu.
3. Những người liên quan quy định tại khoản 2 Điều này bao gồm:
a) Công ty mẹ, người quản lý công ty mẹ và người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý đối với công ty con;
b) Công ty con đối với công ty mẹ; doanh nghiệp do hợp tác xã thành lập đối với hợp tác xã;
c) Người hoặc nhóm người có khả năng chi phối việc ra quyết định của cơ quan quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã đối với hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã đó;
d) Người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã đối với doanh nghiệp, hợp tác xã;
đ) Vợ, chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc của thành viên, cổ đông sở hữu phần vốn góp hay cổ phần chi phối;
e) Cá nhân được uỷ quyền đại diện cho những người quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này;
g) Doanh nghiệp trong đó những người quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và h khoản này có sở hữu đến mức chi phối việc ra quyết định của cơ quan quản lý ở doanh nghiệp đó;
h) Nhóm người thoả thuận cùng phối hợp để thâu tóm phần vốn góp, cổ phần hoặc lợi ích ở công ty hoặc để chi phối việc ra quyết định của công ty.
4. Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có trách nhiệm xem xét giao dịch của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, nếu phát hiện giao dịch quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì đề nghị Tòa án nhân dân xem xét tuyên bố giao dịch vô hiệu.
Như vậy, theo quy định của Luật phá sản 2014, có hai trường hợp chính mà các giao dịch của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán bị coi là vô hiệu:
Một là, giao dịch được thực hiện trong thời gian 06 tháng trước ngày Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản nhằm mục đích tẩu tán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
Hai là, giao dịch nhằm mục đích tẩu tán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán được thực hiện với những người liên quan trong thời gian 18 tháng trước ngày Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản.
Người có quyền đề nghị Tòa án nhân dân xem xét tuyên bố giao dịch của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán vô hiệu bao gồm: quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
Trình tự giải quyết đề nghị xem xét tuyên bố giao dịch vô hiệu theo quy định tại Điều 60 Luật phá sản 2014 như sau:
– Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có đề nghị, Tòa án ra một trong hai quyết định: không chấp nhận yêu cầu hoặc tuyên bố giao dịch vô hiệu, hủy bỏ các biện pháp bảo đảm và giải quyết hậu quả của giao dịch vô hiệu theo quy định của pháp luật. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ra quyết định.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
-Nếu không đồng ý với quyết định trên, doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, bên giao kết với doanh nghiệp, hợp tác xã có quyền làm đơn đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân xem xét lại quyết định trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị này, Chánh án Tòa án nhân dân đã ra quyết định tuyên bố giao dịch vô hiệu phải ra một trong các quyết định không chấp nhận đề nghị xem xét lại quyết định tuyên bố giao dịch vô hiệu; hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố giao dịch vô hiệu. Trường hợp có tranh chấp thì được giải quyết theo quy định tại Chương X của Luật phá sản 2014.
-Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định tuyên bố giao dịch vô hiệu cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm chủ động tổ chức thi hành quyết định theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Nguyên tắc thanh toán các khoản nợ cho các chủ nợ khi doanh nghiệp phá sản
– Vấn đề quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã khác sau khi bị tuyên bố phá sản
– Hậu quả pháp lý của quyết định mở thủ tục phá sản
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại