Bộ luật lao động 2019 đã đưa ra những quy định cụ thể về ngày nghỉ của người lao động. Vậy đối với người lao động nghỉ quá số ngày cho phép thì sẽ bị xử lý như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quy định của pháp luật về ngày nghỉ của người lao động:
Điều 113
– Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo
+ 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
+ 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
+16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
– Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
– Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
– Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
– Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định của pháp luật.
– Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
Trên đây là quy định của pháp luật về ngày nghỉ phép. Quy định này mang tính áp dụng chung cho tất cả các đối tượng là người lao động tại Việt Nam, buộc phía bên người sử dụng lao động và người lao động phải được tuân thủ thực hiện.
2. Xử lý đối với người lao động nghỉ quá số ngày cho phép:
Theo nội dung phân tích nêu trên, người lao động chỉ được nghỉ trong khuôn khổ số ngày mà pháp luật cho phép. Vậy khi người lao động nghỉ vượt quá số ngày cho phép thì bị xử lý như thế nào?
Thực tế, trong Bộ luật lao động 2019 không đưa ra quy định cụ thể nào về việc xử lý người lao động khi họ nghỉ quá số ngày cho phép. Vậy nên, ta sẽ chia ra làm hai trường hợp.
– Trường hợp 1: Người lao động nghỉ vượt quá số ngày cho phép và bị xử lý theo điều lệ của công ty. Đối với trường hợp này, thông thường, khi giao kết hợp đồng lao động với người lao động, người sử dụng lao động thường đưa ra quy định mang tính điều lệ của công ty. Nếu người lao động vi phạm, sẽ bị xử lý theo nội dung thỏa thuận của hợp đồng.
Ví dụ: Chị Nguyễn Thị M là công nhân của Công ty TNHH Minh Anh. Trong vòng một tháng (kể từ ngày 5/6/2022 đến 5/7/2022), chị M đã nghỉ làm không lý do chính đáng 10 ngày. Số ngày nghỉ của chị M vượt quá thời gian nghỉ cho phép. Mà khi giao kết hợp đồng với nhau, giữa công ty và chị M đã thỏa thuận rõ, nếu chị M nghỉ vượt quá số ngày quy định, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động, thì công ty có quyền sa thải chị M. Chính vì vậy, giám đốc công ty TNHH Minh Anh đã đưa ra
– Trường hợp 2: Người lao động nghỉ quá số ngày quy định, không rõ lý do, thì người sử dụng lao động có quyền quy người sử dụng lao động vào hành vi nghỉ việc không rõ lý do. Lúc này, phía bên người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 Bộ luật lao động 2019 (Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên).
Ví dụ: Anh Phạm Văn B là nhân viên của công ty C. Đầu tháng 8 năm 2022, anh Phạm Văn B xin nghỉ phép với lý do khám bệnh. Rồi anh tiếp tục xin nghỉ 1 tuần (vào ngày nghỉ phép). Hết thời hạn nghỉ phép, anh B vẫn không quay trở lại làm việc. Phía bên công ty đã liên lạc và đưa văn bản thông báo cho anh B. Công ty C ra quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với anh B sau 10 ngày (Kể từ ngày anh B bỏ việc không có lý do chính đáng). Xét trong trường hợp này, khi người lao động nghỉ quá số ngày quy định, phía bên người sử dụng lao động sẽ dựa vào thời gian người lao động bỏ việc để xác định có đưa ra quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với các chủ thể này hay không.
Như vậy, từ nội dung phân tích nêu trên, có thể thấy, tùy vào từng trường hợp cụ thể, người sử dụng lao động có thể đưa ra phương hướng xử lý phù hợp nhất khi người lao động nghỉ quá số ngày quy định.
3. Mẫu biên bản xử lý kỷ luật người lao động nghỉ quá số ngày quy định:
CÔNG TY ……… Số: …../…../BB-…..
| Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ——-******——- ….., ngày ….. tháng ….. năm …… |
BIÊN BẢN XỬ LÝ VI PHẠM KỶ LUẬT
Biên bản xem xét xử lý vi phạm kỷ luật lao động đối với:
Ông/Bà: …….. Mã số nhân viên:……………..
Chức vụ/Chức danh: ………… Phòng ban/Bộ phận: …..
Vào lúc: ….. giờ ….. phút, ngày ….. tháng ….. năm …..
Tại: Phòng họp Công ty ………….
I. THÀNH PHẦN THAM DỰ:
– Đại diện Ban lãnh đạo:
Ông/Bà: ………… Chức vụ: …………
– Đại diện nhân sự công ty:
Ông/Bà: ………………
Chức vụ: ………… Phòng ban: ……
– Người bị lập biên bản:
Ông/Bà: ………
Chức vụ: …… Phòng ban:…………
– Người làm chứng:
Ông/Bà: ……….
Chức vụ: ….. Phòng ban:………….
II. NỘI DUNG:
– Thời gian, địa điểm xảy ra sự việc vi phạm: ……….
– Diễn biến sự việc: ……………
– Bằng chứng, tang vật: …………………..
– Thiệt hại của công ty: ……………
– Ý kiến của người bị lập biên bản: ………….
– Hình thức xử phạt của Ban lãnh đạo: …………
– Ý kiến của người làm chứng và đại diện nhân sự công ty: ………
Cuộc họp kết thúc vào hồi: ….. giờ ….. phút, ngày ….. tháng ….. năm …..
Đại diện Ban lãnh đạo (Ký tên, ghi họ tên và đóng dấu) | Người bị lập biên bản (Ký tên, ghi rõ họ tên) |
Đại diện nhân sự công ty (Ký tên, ghi rõ họ tên) | Người làm chứng (Ký tên, ghi rõ họ tên) |
4. Quyền và nghĩa vụ của người lao động trong việc tuân thủ quy định về thời gian làm việc:
Theo quy định tại Điều 5 Bộ luật lao động 2019, trong việc tuân thủ quy định về quan hệ lao động nói chung và thời gian làm việc nói riêng, người lao động phải đảm bảo các quyền và nghĩa vụ sau đây:
– Quyền của người lao động:
+ Người lao động có quyền làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
+ Người lao động được hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
+ Người lao động được quyền thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;
+ Người lao động có quyền từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc; được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; đình công; và các quyền khác theo quy định của pháp luật.
– Nghĩa vụ của người lao động:
+ Người lao động có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác;
+ Người lao động phải đảm bảo tuân thủ việc chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động;
+ Người lao động phải có nghĩa vụ thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Bộ luật lao động 2019.