Xử lý đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm và vu khống người khác. Quy định của pháp luật về tội làm nhục và vu khống người khác.
Tóm tắt câu hỏi:
Xin luật sư vui lòng giúp em: Giữa gia đình em và gia đình anh B có xảy ra mâu thuẫn trong chuyện tình cảm, vậy nên vợ chồng anh B tìm cách để trả thù em bằng cách: vợ anh ta cứ gặp em ở đâu thì lại chửi rủa em là đi với chồng chị ta và nhiều lời thô bạo, còn chồng chị ta thì lại tuyên truyền rằng con của vợ chồng em là con của anh ta. Vậy trong trường hợp này em phải làm gì?
Luật sư tư vấn:
Theo như bạn trình bày, vợ anh B có hành vi: chửi rủa bạn, nói nhiều lời thô bạo; anh B có hành vi tuyên truyền con của vợ chồng bạn là con của anh ta thì tùy vào mức độ, tính chất, hậu quả của hành vi mà vợ chồng anh B sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tại điểm a) Khoản 1 Điều 5
Luật sư tư vấn hành vi xúc phạm danh dự và vu khống người khác:1900.6568
Ngoài ra nếu hành vi này gây hậu quả nghiêm trọng tới cuộc sống của vợ chồng bạn thì vợ chồng anh B có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 121, Điều 122 “
– Tội làm nhục người khác (Điều 121): người có hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm;
– Tội vu khống (Điều 122): Người có hành vi bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm;
Do đó, vợ chồng bạn có quyền trình báo vấn đề này tới cơ quan công an cấp xã nơi vợ chồng anh B đang sinh sống để xác minh, xử lý hành vi vi phạm.
Mục lục bài viết
1. Mức phạt đối với tội vu khống theo quy định mới nhất
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Luật sư cho tôi hỏi tội vu khống xử phạt thế nào? Mong luật sư tư vấn giúp tôi!
Luật sư tư vấn:
Điều 122 Bộ luật hình sự quy định về tội vu khống như sau:
1. Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với nhiều người;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;
đ) Đối với người thi hành công vụ;
e) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Như vậy, căn cứ vào quy định tại Điều 122 Bộ luật hình sự, tội vu khống tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Người phạm tội bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm, hoặc bị phạt tù từ một năm đến bảy năm và còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
2. Xử lý hành vi vu khống tống tiền người khác
Tóm tắt câu hỏi:
Em tôi để đòi nợ một người bạn đã de dọa là xuống cơ quan của người bạn đó trình bày nếu như không trả. Người bạn đó đã viết đơn tố cáo em tôi tội tống tiền cho cơ quan công an. Và hôm người bạn đó trả tiền em tôi thì bị công an mời về làm việc.Vì số tiền nợ đó không có ghi giấy tờ, sau khi được mời về cơ quan công an làm việc hai bên gặp gỡ trao đổi thống nhất thì người bạn đó cũng xin rút đơn tố cáo. Nhưng cơ quan công an nói tội danh này không được phép rút đơn. Điều này đúng hay sai vậy luật sư? Điều thứ hai tôi muốn hỏi nữa là: Hôm bị mời về cơ quan công an làm việc thì em tôi có đi xe máy, chiếc xe đó cùng với chiếc điện thoại của em tôi đã bị cơ quan công an tạm giữ. Và hiện giờ người bạn của em tôi đã xin rút đơn tố cáo hơn một tuần rồi mà bên công an vẫn chưa trả lại những tài sản đó. Vậy xin hỏi luật sư điều này đúng hay sai? Cảm ơn luật sư đã bớt chút thời gian cho tôi.
Luật sư tư vấn:
Theo bạn trình bày thì bạn cho người khác vay tiền lại không có giấy tờ gì, nếu bạn không có căn cứ hay người làm chứng hay bắt cứ gì chứng minh được về có nội dung khoản vay trên thì khó có thể xác định được bạn vô tôi vì tại thời điểm này các căn cứ phạm tội đều hường về bạn. Theo “Bộ luật hình sự 2015” thì:
Điều 135. Tội cưỡng đoạt tài sản
1. Người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
đ) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Mặt khác, theo Bộ luật tố tụng hình sự thì:
Điều 105. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại
1. Những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 của Bộ luật hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.
2. Trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ.
Trong trường hợp có căn cứ để xác định người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
Người bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.
Theo đó, đây không phải tội khởi tố theo yêu cầu của người bị hại nên cho dù hai bên có thỏa thuận với nhau và rút đơn thì bạn vẫn có thể sẽ bị khởi tố hình sự.
Trong trường hợp bạn đi xe về cơ quan công an, bạn có sử dụng điện thoại, xe máy thì chưa xác định được những tài sản này dùng hoặc hỗ trợ việc phạm tôi nên tạm thời cơ quan công an sẽ tiến hành tạm giữ đề điều tra. Kết thúc quá trình điều tra mà xác định được nguồn gốc tài sản thì phía cơ quan công an sẽ trả lại tài sản cho bạn.
3. Xử lý hành vi vu khống, đe dọa người khác
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Tôi muốn biết người có hành vi vu khống người khác, tổ chức gọi người đến đe dọa và ép người khác nhận tội bị xử lý như nào?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 122 “Bộ luật hình sự 2015” quy định về tội vu khống như sau:
“1. Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với nhiều người;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;
đ) Đối với người thi hành công vụ;
e) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”
Căn cứ theo quy định trên, người có hành vi bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền thì tùy vào mức độ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 122 “Bộ luật hình sự 2015”.
Ngoài ra, người có hành vi vu khống mà gây thiệt hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm còn phải bồi thường theo quy định tại Điều 611 “
+ Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
+ Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.
+ Khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
Về hành vi đe dọa: do bạn không nói rõ cụ thể nhóm người kia đe dọa bạn như thế nào nên tùy thuộc vào hành vi của người đó thì có thể bị xử lý hành chính, hoặc xử lý về hình sự theo quy định của pháp luật.
4. Tố cáo hành vi vu khống làm ảnh hưởng đến danh dự nhân phẩm của người khác
Tóm tắt câu hỏi:
Em bị người khác vu khống đi nhà nghỉ với chồng một chị bạn của em. Chị ấy sang nói chuyện với em, làm gia đình em tan nát. Em nói là không có chuyện đó rùi em sang nhà chị ấy để nói chuyện rõ ràng xem ai là người nói ra. Chị ấy nhất định không nói ra. Ông chồng chị ấy xông ra đánh em. Bây giờ em phải làm sao để giải được nỗi oan này đây ạ. Em phải làm sao đây ạ?
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, đối với hành vi được cho là vu khống của chị này về việc bạn có mối quan hệ bất chính với chồng chị đó mà thực tế không có sự việc này xảy ra thì tùy thuộc vào mức độ của hành vi vu khống mà có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:
– Căn cứ Điểm a Khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CPquy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn, xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng cháy và chữa cháy như sau:
“Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;”
– Căn cứ Điều 122 “Bộ luật hình sự năm 2015” quy định về tội vu khống như sau:
“Điều 122. Tội vu khống
1. Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với nhiều người;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;
đ) Đối với người thi hành công vụ;
e) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”
Như vậy, tùy vào trường hợp cụ thể, hành vi của người chị này như thế nào, có nghiêm trọng hay không và mức độ nghiêm trọng của hành vi như thế nào để có căn cứ xác định cụ thể hành vi vi phạm của người này. Nếu người đó cócử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.
Nếu hành vi của người đó đủ để cấu thành tội phạm hình sự về tội vu khống như sau: người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự qua tổng đài:1900.6568
Thứ hai, đối với hành vi người chồng của chị này đã cố ý đánh đập bạn khi bạn đến gặp và nói chuyện rõ ràng thì có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:
– Căn cứ Điểm e Khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn, xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng cháy và chữa cháy như sau:
“3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
e) Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác;”
Đối với việc người chồng này có hành vi xâm hại đến sức khỏe của bạn mà không gây thương tích hoặc mức độ thương tích nhẹ thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
– Căn cứ Điều 104 “Bộ luật hình sự năm 2015” quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác như sau:
“Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Có tổ chức;
g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.”
Nếu hành vi của người chồng cố ý gây thương tích cho bạn mà mức độ thương tích từ 11% trở lên hoặc dưới 11% mà có một trong các hành vi quy định tại Khoản 1 Điều 104 “Bộ luật hình sự năm 2015”nêu trên thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích.
Trong trường hợp hành vi của chị đó và người chồng gây tổn hại về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của bạn thì bạn có thể trình báo lên chính quyền địa phương hoặc tố cáo cơ quan công an để có hình thức điều tra, giải quyết.