Ngoại tình là gì? Công an, giáo viên ngoại tình thì bị xử lý như nào? Thời hạn và thời hiệu xử lý luật với công chức, viên chức?
Hôn nhân ở Việt Nam là hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng. Vợ chồng bình đẳng, cùng nuôi dạy con thành những công dân có ích cho xã hội. Tuy nhiên không phải cuộc hôn nhân nào cũng suôn sẻ, hạnh phúc bởi có rất nhiều người đã có những mối quan hệ ngoài luồng khi vẫn còn đang trong thời kì hôn nhân, hay còn gọi là ngoại tình. Vậy ngoại tình là gì? Trường hợp người ngoại tình là công an, giáo viên thì bị xử lý như thế nào?
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Căn cứ pháp lý:
–
–
Mục lục bài viết
1. Ngoại tình là gì?
Hiện nay pháp luật Việt Nam chưa có văn bản nào quy định rõ ràng về khái niệm ngoại tình. Tuy nhiên tại điểm c Khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình quy định người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ là hành vi nghiêm cấm trong quan hệ hôn nhân.
Như vậy ngoại tình có thể được hiểu là mối quan hệ bất chính giữa nam và nữ mà một trong hai bên đã có vợ hoặc chồng. Đây là hành vi bị cấm với tất cả mọi người trong đó có công an, giáo viên.
2. Công an, giáo viên ngoại tình thì bị xử lý như nào?
2.1. Bị kỷ luật:
Tùy vào mức độ, tính chất vi phạm mà cán bộ công chức khi vi phạm các quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình (cụ thể là ngoại tình) sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định của Nghị định 112/2020/NĐ-CP bằng các hình thức:
– Hình thức kỷ luật khiển trách: Áp dụng với cán bộ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng
+ Tại điểm a Khoản 2 Điều 6 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ tác hại không lớn, tác động trong phạm vi nội bộ, làm ảnh hưởng đến cơ uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
– Hình thức kỷ luật cảnh cáo: Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách mà tái phạm hoặc khi vi phạm lần đầu mà gây hậu quả nghiêm trọng
+ Vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại lớn, tác động ngoài phạm vi nội bộ, gây dư luận xấu trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
– Hình thức kỷ luật hạ một bậc lương đối với công chức, không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo mà còn tái phạm hoặc có hành vi, vi phạm lần đầu mà gây hậu quả rất nghiêm trọng
+ Vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại rất lớn, phạm vi tác động đến toàn xã hội, gây dư luận rất bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
– Hình thức kỷ luật giáng chức đối với công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý ( áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý mà đã bị xử phạt bằng hình thức cảnh cáo mà còn tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả rất nghiêm trọng.Vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại rất lớn gây tác động lớn đến toàn xã hội gây bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức.
– Hình thức kỷ luật cách chức áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý mà đã bị xử phạt bằng hình thức giáng chức mà còn tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nhưng mà chưa đến mức bị buộc thôi việc.
– Hình thức kỷ luật buộc thôi việc: áp dụng đối với công chức có hành vi, vi phạm đã bị xử lý kỷ luật cách chức hoặc hạ một bậc lương mà còn tái phạm hoặc vi phạm lần đầu nhưng gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
+ Vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại đặc biệt lớn, phạm vi tác động sâu rộng đến toàn xã hội, gây dư luận đặc biệt bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
Như vậy công an, giáo viên ngoại tình mà gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng có tính chất, mức độ tác hại đặc biệt lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự nhân phẩm của cán bộ công chức, viên chức, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác thì có thể bị đuổi việc.
2.2. Bị phạt hành chính:
– Công an, giáo viên khi ngoại tình ngoài việc bị áp dụng các biện pháp kỷ luật đối với công chức, viên chức thì có thể sẽ bị xử lý phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
– Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về việc xử phạt hành chính về hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng như sau
“1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau
a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
đ) Cản trở kết hôn, yêu sách của cải trong kết hôn hoặc cản trở ly hôn.”
Như vậy trong trường hợp công an, giáo viên đang có gia đình mà tổ chức chung sống như vợ chồng với người khác và việc chung sống này được chứng minh bằng việc họ có đời sống sinh hoạt chung, có con chung với nhau và được mọi người xung quanh thừa nhận là vợ chồng thì có thể bị phạt tiền đến 05 triệu đồng.
2.3. Bị phạt tù:
Công an, giáo viên ngoại tình có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng quy định tại điều 182 Bộ luật hình sự 2015
Vi phạm chế độ một vợ, một chồng được quy định là hành vi của “Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ”
Hành vi vi phạm chế độ một vợ, một chồng bị coi là tội phạm nếu đã dẫn đến ly hôn của bên đã có vợ, có chồng hoặc chủ thể thực hiện đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
Tội vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng xâm phạm một trong những nguyên tắc cơ bản của luật hôn nhân và gia đình là nguyên tắc một vợ, một chồng.
Khung cơ bản của tội này có mức hình phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 1 năm.Thông thường việc xử lý hình sự đối với người vi phạm chế độ một vợ, một chồng chủ yếu được áp dụng với nam giới, trước hết là những trường hợp có thủ đoạn gian dối kèm theo giấy tờ giả để lấy nhiều vợ.Ngoài ra, việc xử lý về hình sự cũng được áp dụng với những người ác ý “cướp chồng”, phá hoại hạnh phúc gia đình người khác hoặc trong trường hợp cố tình bất chấp pháp luật.
Khung hình phạt có mức phạt tù từ 06 đến 03 năm được quy định cho 01 trường hợp phạm tội sau:
+ Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát
+ Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì mối quan hệ đó.
Như vậy công an, giáo viên ngoại tình có thể bị phạt tù đến 3 năm.
3. Thời hạn và thời hiệu xử lý kỷ luật đối với công chức, viên chức:
3.1 Thời hạn xử lý kỷ luật đối với công chức, viên chức:
– Thời hạn xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức là khoảng thời gian từ khi phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật của cán bộ, công chức đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
– Thời hạn xử lý kỷ luật không quá 90 ngày. trường hợp vụ việc có tình tiết phức tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng không quá 150 ngày.
3.2. Thời hiệu xử lý kỷ luật đối với công chức, viên chức:
– Thời hiệu xử lý kỷ luật là thời hạn mà khi hết thời hạn đó thì công chức, viên chức có hành vi vi phạm không bị xử lý kỷ luật. Thời hiệu xử lý kỷ luật được tính từ thời điểm có hành vi vi phạm.
– thời hiệu xử lý kỷ luật được quy định như sau:
+ 02 năm đối với hành vi vi phạm ít nghiêm trọng đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khiển trách.
+ 05 năm đối với hành vi vi phạm không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
– Đối với các hành vi vi phạm sau đây thì không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật:
+ Viên chức là đảng viên có hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khai trừ.
+ Có hành vi vi phạm quy định về công tác bảo vệ chính trị nội bộ.
+ Có hành vi xâm hại đến lợi ích quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại.
+ Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp.