Xử lý cán bộ tham gia công tác tuyển sinh vi phạm quy chế được quy định tại Điều 29 Quy chế tuyển sinh trung cấp chuyên nghiệp.
Xử lý cán bộ tham gia công tác tuyển sinh vi phạm quy chế được quy định tại Điều 29 Quy chế tuyển sinh trung cấp chuyên nghiệp:
1. Người tham gia công tác tuyển sinh có hành vi vi phạm quy chế (bị phát hiện trong khi làm nhiệm vụ hoặc sau kỳ thi tuyển sinh), nếu có đủ chứng cứ, tùy theo mức độ, sẽ bị cơ quan quản lý cán bộ áp dụng quy định tại Luật viên chức, Luật cán bộ, công chức và các văn bản quy định về xử lý kỷ luật viên chức, công chức và
a) Khiển trách: Đối với những người phạm lỗi nhẹ trong khi thi hành nhiệm vụ;
b) Cảnh cáo: Đối với những người vi phạm một trong các lỗi sau đây:
– Sửa chữa làm sai lệch hồ sơ của thí sinh (trừ trường hợp sửa chữa điểm của thí sinh);
– Nhập sai điểm của thí sinh dự tuyển (số lượng ít hơn hoặc bằng 05 hồ sơ);
– Kiểm dò không chính xác điểm của thí sinh dự tuyển (số lượng ít hơn hoặc bằng 05 hồ sơ);
– Để cho thí sinh quay cóp, mang và sử dụng tài liệu hoặc các phương tiện kỹ thuật thu, phát, truyền tin…tại phòng thi, bị cán bộ giám sát phòng thi hoặc cán bộ thanh tra tuyển sinh phát hiện và lập biên bản;
– Chấm thi hoặc cộng điểm bài thi có nhiều sai sót;
– Ra đề thi không đúng với chương trình hoặc ra đề thi vượt quá phạm vi chương trình của đối tượng đầu vào;
– Không thực hiện đúng chế độ báo cáo theo quy định tại Điều 26 của Quy chế này;
– Để lộ tiêu chuẩn tuyển chọn trước khi HĐTS chính thức công bố tiêu chuẩn tuyển chọn.
c) Tùy theo mức độ vi phạm có thể bị hạ bậc lương, hạ ngạch, cách chức hoặc chuyển làm công tác khác (nếu là cán bộ công chức, viên chức trong các cơ quan doanh nghiệp Nhà nước), buộc thôi học (nếu là sinh viên, học sinh đi coi thi hoặc làm công tác tuyển sinh) đối với những người vi phạm một trong các lỗi sau đây:
– Nhập sai điểm của thí sinh dự tuyển (số lượng từ 06 hồ sơ trở lên);
– Kiểm dò không chính xác điểm của thí sinh dự tuyển (số lượng từ 06 hồ sơ trở lên);
– Ra đề thi sai;
– Trực tiếp giải bài rồi hướng dẫn cho thí sinh lúc đang thi;
– Lấy bài thi của thí sinh làm được giao cho thí sinh khác;
– Gian lận khi chấm thi, cho điểm không đúng quy định, vượt khung hoặc hạ điểm của thí sinh.
d) Buộc thôi việc hoặc bị xử lý theo pháp luật đối với người có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
– Chữa điểm xét tuyển, điểm thi tuyển, điểm trên bài thi, trên biên bản chấm thi hoặc trong sổ điểm;
– Có kết luận tiêu cực trong tuyển sinh;
– Thiếu trách nhiệm trong công tác bảo quản đề thi dẫn đến thất lạc, hư hỏng đề thi;
– Đưa đề thi ra ngoài khu vực thi hoặc đưa bài giải từ ngoài vào phòng thi trong lúc đang thi;
– Làm lộ đề thi, mua, bán đề thi;
– Làm lộ số phách bài thi;
– Sửa chữa, thêm, bớt vào bài làm của thí sinh;
– Đánh tráo bài thi, số phách hoặc điểm thi của thí sinh;
– Gian dối trong việc xét tuyển và triệu tập thí sinh trúng tuyển (kể cả những hành vi sửa chữa điểm học bạ, gian lận trong việc tính điểm thưởng, điểm thi tốt nghiệp THPT hoặc THCS để đưa thí sinh vào diện tuyển thẳng hoặc diện trúng tuyển).
Người làm công tác tuyển sinh làm mất bài thi của thí sinh khi thu bài thi, vận chuyển, bảo quản, chấm thi hoặc có hành vi vi phạm khác trong công tác tuyển sinh, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật theo một trong các hình thức kỷ luật quy định tại điều này, trường hợp vi phạm nghiêm trọng, gây hậu quả lớn, đề nghị cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
đ) Những cán bộ, sinh viên, học sinh các trường kể cả trường trung học, tuy không tham gia công tác tuyển sinh nhưng nếu có các hành động tiêu cực như: thi hộ, tổ chức lấy đề thi ra và đưa bài giải vào cho thí sinh, gây rối làm mất trật tự tại khu vực thi sẽ bị buộc thôi việc (nếu là cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan doanh nghiệp Nhà nước), đình chỉ học tập có thời hạn hoặc buộc thôi học (nếu là học sinh, sinh viên).
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Những hình thức kỷ luật nói trên do Hiệu trưởng quyết định nếu người vi phạm thuộc quyền quản lý của nhà trường, hoặc lập biên bản đề nghị Bộ GDĐT có biện pháp xử lý nếu người vi phạm không thuộc quyền quản lý của nhà trường. Trong thời gian của đợt xét tuyển hoặc thi tuyển, nếu các Đoàn hoặc cán bộ thanh tra tuyển sinh của Bộ GDĐT phát hiện thấy các trường hợp vi phạm quy chế thì lập biên bản tại chỗ và đề nghị Chủ tịch HĐTS trường xử lý ngay theo các quy định của Quy chế này.
e) Nếu xác định tiêu chuẩn tuyển chọn không hợp lý dẫn đến vượt quá nhiều chỉ tiêu đã xác định thì tuỳ theo mức độ sai phạm mà Chủ tịch HĐTS sẽ bị xử lý từ hình thức khiển trách đến cách chức; số thí sinh tuyển vượt chỉ tiêu sẽ bị khấu trừ vào chỉ tiêu tuyển sinh năm sau của trường và nhà trường sẽ bị xử phạt hành chính theo
g) Cảnh cáo hoặc có hình thức kỷ luật cao hơn đối với Hiệu trưởng hoặc Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh và những người khác liên quan vi phạm một trong các lỗi sau đây:
– Tuyển sinh những ngành chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt mở ngành;
– Xác định sai đối tượng, chỉ tiêu tuyển sinh so với quy định và tuyển sinh vượt chỉ tiêu.
2. Các hình thức xử lý vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này do cơ quan quản lý cán bộ ra quyết định theo thông báo về sai phạm của cơ quan tổ chức kỳ tuyển sinh, có thể kèm theo việc cấm đảm nhiệm những công việc có liên quan đến tuyển sinh từ 01 đến 05 năm.
3. Việc xử lý những cán bộ, giáo viên, nhân viên cơ hữu của các trường ngoài công lập không phải là công chức, viên chức vi phạm Quy chế Tuyển sinh, do Hiệu trưởng quyết định xử lý theo quy định của
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Xử lý thí sinh dự tuyển vi phạm quy chế
– Chế độ ưu tiên tuyển sinh công an đối với lính nghĩa vụ
– Hỏi về đối tượng được ưu tiên tuyển sinh
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn luật dân sự trực tuyến miễn phí qua điện thoại