Xây dựng chậm tiến độ. Xử lý các dự án đầu tư xây dựng chậm tiến độ theo quy định của Luật Xây dựng 2014.
Xây dựng chậm tiến độ. Xử lý các dự án đầu tư xây dựng chậm tiến độ theo quy định của Luật Xây dựng 2014.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Tôi hiện đang sinh sống tại Hà Nội, mỗi ngày đi làm tôi đều phải đi qua những đoạn đường luôn trong tình trạng ùn tắc, nhất là vào giờ cao điểm do việc thi công các công trình cơ sở hạ tầng giao thông được coi là trọng điểm bậc nhất của Thủ đô. Thế nhưng, điều đặc biệt là các dự án này đều bị liệt vào danh sách các dự án chậm tiến độ. Như vậy, thưa Luật sư, các nhà thầu thực hiện các dự án trên sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật hiện hành. Xin cám ơn Luật sư!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Đất nước ta đang bước vào một giai đoạn phát triển mới, đòi hỏi chúng ta phải đáp ứng nhiều nguồn lực để phục vụ và đáp ứng nhu cầu phát triển đó, trong đó nhu cầu lớn nhất là về cơ sở hạ tầng. Thế nhưng đối với tình hình ngân sách nhà nước của chúng ta còn hạn hẹp, trình độ của các nhà thầu trong nước còn yếu kém, nên việc ký kết các
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Quay trở lại với vấn đề bạn vừa nêu, thực trạng của các công trình giao thông trọng điểm của Hà Nội như dự án Đường sắt đô thị số 2: Cát Linh – Hà Đông, dự án Đường sắt đô thị số 3: Nhổn – Ga Hà Nội, dự án Đường vành đai 2 trên cao: Cầu Giấy – Nội Bài đều đang tron tình trạng chậm tiến độ. Và điều mà bạn đang muốn được giải đáp chắc chắn cũng là thắc mắc của nhiều người.
Theo quy định của pháp luật về xây dựng hiện hành thì việc thực hiện dự án chậm tiến độ của các nhà thầu thì các nhà thầu có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho các bên còn lại tham gia ký kết vào hợp đồng xây dựng dự án đầu tư đó. Việc thưởng, phạt hợp đồng xây dựng sẽ các được các bên thỏa thuận và ghi vào trong hợp đồng (Điều 146, Khoản 1, Luật Xây dựng 2014).
Cụ thể, việc xây dựng các công trình nói trên, các nhà thầu sẽ trực tiếp ký kết hợp đồng với Bộ Giao thông vận tải. Khi ký kết hợp đồng, các bên tiến hành thỏa thuận với nhau về mức thưởng phạt và ghi rõ vào trong hợp đồng. Như vậy, đối với tình trạng chậm tiến độ của các dự án nói trên như hiện nay, các nhà thầu sẽ phải thực hiện việc nộp phạt theo thỏa thuận và bồi thường thiệt hại cho phía Bộ Giao thông vận tải (Điều 146, Khoản 4, Luật Xây dựng 2014). Bởi lẽ, về mặt lý thuyết, một dự án cứ kéo dài thêm một ngày, thì các chi phí để tiến hành thi công sẽ bị cộng dồn và tăng lên và nhiều dự án như vậy thì chi phí cộng dồn sẽ càng lớn. Chính vì vậy, đối với các công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước, mức phạt hợp đồng không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm. Ngoài mức phạt theo thỏa thuận, bên vi phạm hợp đồng còn phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, bên thứ ba (nếu có) theo quy định của Luật Xây dựng 2014 và pháp luật có liên quan khác (Điều 146, Khoản 2, Luật Xây dựng 2014).
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.