Hiện nay, trên địa bàn toàn quốc quy tụ rất nhiều cơ sở làm đẹp, từ phun xăm, spa... và đây là những nơi được xem như trung tâm làm đẹp của nhiều tỉnh/thành phố khác nhau. Chính vì vậy, một số đối tượng đã lợi dụng để làm ăn phi pháp, bất chấp tính mạng của người dân. Vậy xử lý đối với các đối tượng hoạt động thẩm mỹ chui như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Xử lý các đối tượng hoạt động thẩm mỹ chui như thế nào?
Thẩm mỹ “chui” là những cơ sở thẩm mỹ hoạt động không có giấy phép, không tuân thủ đầy đủ theo quy định của pháp luật hiện hành. Tùy theo mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra trên thực tế, thẩm mỹ viện hoạt động chui có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, hoặc thậm chí là truy cứu trách nhiệm hình sự theo các tội danh tương ứng.
Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 39 của Nghị định số 117/2020/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 124/2021/NĐ-CP), có quy định về Mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định điều kiện hoạt động và sử dụng giấy phép hoạt động khám chữa bệnh. Theo đó, phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
-
Cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh tuy nhiên không có giấy phép hoạt động khám chữa bệnh được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền; hoặc cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh đang trong thời gian bị đình chỉ hoạt động khám chữa bệnh hoặc tại địa điểm không được ghi nhận trong giấy phép hoạt động khám chữa bệnh;
-
Cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh vượt quá phạm vi thẩm quyền, vượt quá phạm vi chuyên môn được ghi nhận trong giấy phép hoạt động khám chữa bệnh; ngoại trừ trường hợp cấp cứu hoặc một số trường hợp khẩn cấp khác;
-
Áp dụng và sử dụng biện pháp kĩ thuật, phương pháp mới trong hoạt động khám chữa bệnh tuy nhiên chưa được phép, chưa được sự đồng ý của mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định điều kiện hoạt động và sử dụng giấy phép hoạt động khám chữa bệnh. Theo đó, phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
-
Cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh tuy nhiên không có giấy phép hoạt động khám chữa bệnh được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền; hoặc cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh đang trong thời gian bị đình chỉ hoạt động khám chữa bệnh hoặc tại địa điểm không được ghi nhận trong giấy phép hoạt động khám chữa bệnh;
-
Cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh vượt quá phạm vi thẩm quyền, vượt quá phạm vi chuyên môn được ghi nhận trong giấy phép hoạt động khám chữa bệnh; ngoại trừ trường hợp cấp cứu hoặc một số trường hợp khẩn cấp khác;
-
Áp dụng và sử dụng biện pháp kĩ thuật, phương pháp mới trong hoạt động khám chữa bệnh tuy nhiên chưa được phép, chưa được sự đồng ý của Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế;
-
Không đảm bảo một trong các điều kiện sau khi được cấp giấy phép hoạt động khám chữa bệnh đối với hình thức tổ chức là bệnh viện có quy mô tổ chức trên 500 giường bệnh;
-
Cung cấp dịch vụ thẩm mỹ tại các cơ sở dịch vụ thẩm mỹ khi chưa có văn bản, giấy tờ thông báo cơ sở đó đắp ứng đầy đủ điều kiện cung cấp dịch vụ thẩm mỹ gửi về cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
-
Tiến hành hoạt động điều trị nội trú tại các cơ sở khám chữa bệnh khi không được phép điều trị nội trú, ngoại trừ trường hợp được lưu người bệnh ngoại trú để theo dõi phù hợp với quy định của pháp luật.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 7 Điều 39 của Nghị định số 117/2020/NĐ-CP, có quy định về hình thức xử phạt bổ sung. Theo đó: Đình chỉ hoạt động cơ sở trong khoảng thời gian từ 12 tháng đến 24 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a và điểm đ khoản 6 Điều 39 của Nghị định số 117/2020/NĐ-CP.
Lưu ý thêm, đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức sẽ được xác định bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, thẩm mỹ viện “chui” hoạt động trái phép có thể bị xử phạt từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, ngoài ra còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đó là đình chỉ hoạt động trong khoảng thời gian từ 12 tháng đến 24 tháng.
2. Đối tượng hoạt động thẩm mỹ chui có thể bị đi tù không?
Hoạt động thẩm mỹ “chui” hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm quy định về khám chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát, mua bán thuốc hoặc cung cấp dịch vụ y tế khác căn cứ theo quy định tại Điều 315 của Văn bản hợp nhất Bộ luật hình sự năm 2017 khi gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, xâm phạm đến khách thể do pháp luật hình sự bảo vệ. Hành vi khách quan của tội phạm này được quy định như sau:
-
Vi phạm quy định về khám chữa bệnh;
-
Vi phạm quy định về sản xuất, pha chế thuốc;
-
Vi phạm quy định về cấp phát, mua bán thuốc;
-
Vi phạm quy định trong dịch vụ y tế khác, tức là các dịch vụ về sức khỏe không thuộc một trong các dịch vụ nêu trên.
Có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm này khi gây ra một trong những hậu quả sau:
-
Chết người;
-
Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe với tỷ lệ tổn thương cơ thể của một người/hoặc tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của nhiều người từ 61% trở lên;
-
Thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng trở lên.
Khung hình phạt được quy định như sau:
-
Hình phạt cơ bản là phạt tù từ 01 năm đến 05 năm;
-
Hai khung hình phạt tăng nặng là phạt tù từ 03 năm đến 10 năm hoặc phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. Các dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng được quy định là các dấu hiệu thiệt hại về tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản;
-
Khung hình phạt bổ sung có thể được áp dụng là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc cấm hành nghề, cấm làm công việc nhất định trong khoảng thời gian từ 01 năm đến 05 năm.
3. Cơ sở hoạt động thẩm mỹ có phải là cơ sở y tế không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 39 của Nghị định số 96/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khám chữa bệnh, có quy định về hình thức tổ chức của các cơ sở khám chữa bệnh. Theo đó:
-
Bệnh viện bao gồm các hình thức như sau: Bệnh viện đa khoa, bệnh viện răng hàm mặt, bệnh viện chuyên khoa hoặc bệnh viện y học cổ truyền;
-
Phòng khám bao gồm một trong những hình thức cơ bản như sau: Phòng khám đa khoa, phòng khám bác sĩ khoa, phòng khám chuyên khoa, phòng khám liên chuyên khoa, phòng khám răng hàm mặt, phòng khám y học cổ truyền, phòng khám y sĩ đa khoa hoặc phòng khám dinh dưỡng;
-
Trạm y tế được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật;
-
Phòng chuẩn trị y học cổ truyền;
-
Nhà hộ sinh được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật;
-
Cơ sở dịch vụ cận lâm sàng bao gồm một trong những hình thức cơ bản như sau: Cơ sở chuẩn đoán hình ảnh, cơ sở xét nghiệm hoặc cơ sở xét nghiệm và chuẩn đoán hình ảnh;
-
Cơ sở khám chữa bệnh y học gia đình;
-
Cơ sở tâm lý lâm sàng;
-
Cơ sở kĩ thuật phục hình răng;
-
Cơ sở kĩ thuật phục hồi chức năng cơ bản của con người;
-
Cơ sở dịch vụ điều dưỡng;
-
Cơ sở chăm sóc giảm nhẹ;
-
Cơ sở dịch vụ hộ sinh;
-
Cơ sở cấp cứu ngoài viện;
-
Cơ sở lọc máu được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật;
-
Cơ sở kích thuốc, trong đó có thực hiện thủ tục đo và kiểm tra tật khúc xạ về mắt.
Như vậy, theo điều luật nêu trên thì cơ sở hoạt động thẩm mỹ là một trong những cơ sở dịch vụ y tế cung cấp dịch vụ thẩm mỹ; và cơ sở hoạt động thẩm mỹ sẽ được hoạt động theo quy định hình thức tổ chức của các cơ sở khám chữa bệnh.
THAM KHẢO THÊM: