Ngành chăn nuôi ở Việt Nam là một trong những ngành nông nghiệp quan trọng, đóng góp lớn vào kinh tế quốc gia và cung cấp nguồn thịt lợn cho người dân. Tuy nhiên, trong những thập niên tới, ngành chăn nuôi sẽ phát triển theo xu hướng nào khi các nguồn lực, tài nguyên đất đai. Để hiểu rõ hơn, mời bạn tham khảo bài viết Xu hướng mới trong phát triển ngành chăn nuôi hiện nay không phải là?
Mục lục bài viết
1. Xu hướng mới trong phát triển ngành chăn nuôi hiện nay không phải là?
Câu hỏi: Xu hướng mới trong phát triển ngành chăn nuôi hiện nay không phải là
A. Chăn nuôi chủ yếu lấy sức kéo và phân bón cho trồng trọt.
B. Các sản phẩm trứng, sữa chiếm tỉ trọng giá trị sản xuất ngày càng cao.
C. Tiến mạnh lên sản xuất hàng hoá.
D. Chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp.
Đáp án: A
Giải thích: Xu hướng mới trong phát triển ngành chăn nuôi hiện nay không phải là: Chăn nuôi chủ yếu lấy sức kéo và phân bón cho trồng trọt.
2. Những xu hướng phát triển ngành chăn nuôi hiện nay:
– Đô thị hóa và truyền thông mạng
Xu hướng đô thị hóa nhanh, truyền thông mạng phát triển, thu nhập người dân được nâng cao. Tất cả điều này đã thay đổi nhận thức, lối sống, hành vi của người tiêu dùng thực phẩm. Người dân có thể tiếp cận được nhiều thông tin về các tiêu chuẩn, chứng nhận và nhãn hiệu của sản phẩm chăn nuôi qua các kênh truyền thông mạng. Do đó, xu hướng chọn mua các sản phẩm chăn nuôi sạch, an toàn, chất lượng cao và có nguồn gốc rõ ràng được tăng cao.
Để nắm bắt được cơ hội và đối phó với thách thức trong bối cảnh này, các nhà sản xuất, tiêu thụ và quản lý trong ngành chăn nuôi cần phải nghiên cứu và hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của khách hàng, cũng như tận dụng được các công cụ và kênh truyền thông mạng hiệu quả.
– Biến đổi khí hậu
Ngành chăn nuôi cũng là một trong những ngành gây ra nhiều khí nhà kính, góp phần làm gia tăng hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu. Ngược lại, biến đổi khí hậu cũng tác động tới ngành chăn nuôi trực tiếp qua các hiện tượng thiên tai như mưa bão, lũ lụt, hạn hán, nước biển dâng… và tác động gián tiếp qua sự ảnh hưởng bất lợi tới con người, cây trồng, nguồn nước… từ đó có những tác động xấu tới sự tồn tại và phát triển của ngành chăn nuôi.
Năng suất ngành chăn nuôi bị ảnh hưởng nhiều do sự biến đổi khí hậu, nên trang trại chăn nuôi phải bỏ ra nhiều chi phí để đầu tư đồng bộ quy mô lớn với hệ thống chuồng kín. Tuy nhiên, việc đầu tư theo quy mô chỉ thích hợp với nhà đầu tư có vốn lớn và gần như vượt ngoài tầm với của nhà chăn nuôi của trang trại nhỏ lẻ.
Biến đổi khí hậu làm cho vật nuôi dễ mắc các bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng… gây ra. Điều này không chỉ làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi, mà còn làm tăng nguy cơ lây nhiễm cho con người qua tiếp xúc hoặc tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi. Ngoài ra, biến đổi khí hậu cũng làm tăng sử dụng các hóa chất và thuốc thú y trong chăn nuôi, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới sức khỏe của người tiêu dùng.
– Dịch bệnh, an toàn sinh học
Trong lĩnh vực chăn nuôi, xu hướng dịch bệnh và an toàn sinh học đang được đẩy mạnh một cách đáng chú ý. Điều này là kết quả của nhận thức cao về tác động tiêu cực của các dịch bệnh đối với ngành chăn nuôi và cộng đồng trong quá khứ.
Xu hướng ngành chăn nuôi hiện nay là đòi hỏi sự đầu tư lớn và đồng bộ từ tổ chức giáo dục nhận thức cho người lao động trong trang trại, hệ thống vành đai an toàn sinh học nhiều bậc, quản lý chuỗi cung ứng và vận tải giao nhận hàng hóa,… đến quy trình cách ly sát trùng người, quản lý đàn giống phù hợp, đầu tư quy hoạch, xây dựng chuồng trại nhà kín,…
Bên cạnh đó các chứng nhận về an toàn sinh học và quản lý chất thải ngày càng trở nên quan trọng. Điều này giúp đảm bảo rằng sản phẩm từ ngành chăn nuôi tuân thủ các tiêu chuẩn cao về an toàn và chất lượng.
Xu hướng này không chỉ giúp bảo vệ động vật và con người khỏi các dịch bệnh tiềm ẩn, mà còn đảm bảo sự bền vững của ngành chăn nuôi và cung cấp sản phẩm thực phẩm an toàn và chất lượng cho người tiêu dùng.
– Ứng dụng tiến bộ khoa học và kỹ thuật
Xu hướng ứng dụng tiến bộ khoa học và kỹ thuật trong chăn nuôi là rất cần thiết và có nhiều lợi ích như:
Ứng dụng công nghệ sinh học để cải tiến giống, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi. Ví dụ, việc sử dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo, lai tạo giống, nhân bản động vật, chỉnh sửa gen… để tạo ra các giống vật nuôi mới có khả năng sinh trưởng nhanh, kháng bệnh tốt, cho sản phẩm cao cấp.
Ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý và theo dõi quá trình chăn nuôi. Ví dụ, việc sử dụng các thiết bị điện tử như máy tính, camera, cảm biến, chip… để thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu về vật nuôi, thức ăn, môi trường… để đưa ra các quyết định tối ưu cho chăn nuôi.
Ứng dụng công nghệ cao để xây dựng các mô hình chăn nuôi hiện đại, an toàn và hiệu quả. Ví dụ, việc sử dụng các công trình kỹ thuật như chuồng nuôi khép kín, hệ thống làm mát, sưởi ấm, thông gió, xử lý chất thải… để tạo ra một môi trường chăn nuôi tốt cho vật nuôi và bảo vệ môi trường xung quanh.
Người chăn nuôi nên trang bị kiến thức và kỹ năng phù hợp để đáp ứng cho các trang trại chăn nuôi công nghệ cao là điều khó tránh khỏi. Khi kiến thức và kỹ năng người lao động không phù hợp thì dù hệ thống trang trại được đầu tư công nghệ cao đến đâu đi nữa cũng khó lòng mang lại hiệu quả tốt như mong đợi.
– Xuất nhập khẩu thịt và các sản phẩm chăn nuôi
Việc hội nhập và giao thương hàng hóa giữa Việt Nam và thế giới là xu hướng tất yếu hiện nay. Các dòng thuế nhập khẩu theo lộ trình đang và sẽ còn giảm sâu xuống, nếu doanh nghiệp và trang trại chăn nuôi không chuẩn bị các giải pháp ứng xử phù hợp thì rất nhiều ngành hàng, đặc biệt ngành hàng nông sản và chăn nuôi sẽ bị tổn thương ít hay nhiều trong quá trình hội nhập. Khi thuế nhập khẩu không còn là rào cản để bảo hộ hàng nông sản và sản phẩm chăn nuôi trong nước thì các hàng rào kỹ thuật và thương hiệu được xem là các “công cụ” bảo hộ thay thế được xét đến. Hàng rào kỹ thuật đã và sẽ được các chuyên gia luật pháp và kỹ thuật ráo riết nghiên cứu và thiết lập.
3. Bài tập vận dụng có đáp án:
Câu 1. “Băng chuyền địa lí” là phương thức sản xuất được áp dụng chủ yếu trong ngành chăn nuôi
A. Bò.
B. Trâu.
C. Lợn.
D. Cừu.
Đáp án: A
Câu 2: Nhận định sau đây đúng với vai trò của ngành chăn nuôi đối với con người:
A. Cung cấp nguồn lương thực bổ dưỡng cho con người.
B. Đảm bảo nâng cao dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày.
C. Cung cấp nhiên liệu cho công nghiệp chế biến.
D. Là dược liệu, ít có giá trị xuất khẩu thu ngoại tệ.
Đáp án: B
Câu 3. Yếu tố gây hạn chế lớn cho ngành chăn nuôi thuỷ sản nước ta hiện nay là
A. Thiếu nguồn thức ăn.
B. Thiên tai lũ lụt.
C. Thị trường tiêu thụ biến động.
D. Ít nước nhập khẩu.
Đáp án: C
Câu 4: Vai trò nào sau đây không đúng với ngành chăn nuôi?
A. Cung cấp nguồn lương thực bổ dưỡng cho con người.
B. Đảm bảo nâng cao dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày.
C. Nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
D. Mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
Đáp án: A
Câu 5: Điểm khác nhau cơ bản trong ngành chăn nuôi giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển là
A. Các nước phát triển tỉ trọng ngành chăn nuôi trong giá trị sản lượng nông nghiệp cao.
B. Các nước phát triển tỉ trọng ngành chăn nuôi trong giá trị sản lượng nông nghiệp thấp.
C. Các nước phát triển có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển ngành chăn nuôi.
D. Các nước phát triển có ít điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển ngành chăn nuôi.
Đáp án: A
Câu 6. Phân bố gia cầm khác với phân bố của chăn nuôi trâu, bò, dê, cừu là
A. Gắn với các vùng sản xuất lương thực thâm canh.
B. Gắn với các vùng trồng rau quả.
C. Gắn với các vùng nuôi trồng thủy sản.
D. Gắn với các đô thị – nơi có thị trường tiêu thụ.
Đáp án: A
Câu 7: Điểm khác nhau cơ bản dễ nhận thấy nhất về chăn nuôi giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển là
A. Tỉ trọng trong cơ cấu giá trị sản lượng nông nghiệp.
B. Cơ cấu ngành chăn nuôi.
C. Phương pháp chăn nuôi.
D. Điều kiện chăn nuôi.
Đáp án: A
THAM KHẢO THÊM: