Như chúng ta đã biết thì việc một công dân thường xuyên sinh sống ổn định thì sẽ có giấy đăng kí thường trú được thực hiện tại cơ quan có thẩm quyền. Bên cạnh đó cũng có những trường hợp phải xóa đăng ký thường trú theo quy định. Vậy nếu xóa thường trú thì phải thực hiện hồ sơ thủ tục xóa đăng ký thường trú như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Xóa đăng ký thường trú là gì?
Căn cứ theo điều 24. Xóa đăng ký thường trú Luật cư trú 2020 quy định:
1. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị xóa đăng ký thường trú:
a) Chết; có quyết định của
b) Ra nước ngoài để định cư;
c) Đã có quyết định hủy bỏ đăng ký thường trú quy định tại Điều 35 của Luật này;
d) Vắng mặt liên tục tại nơi thường trú từ 12 tháng trở lên mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác hoặc không khai báo tạm vắng, trừ trường hợp xuất cảnh ra nước ngoài nhưng không phải để định cư hoặc trường hợp đang chấp hành án phạt tù, chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng;
đ) Đã được cơ quan có thẩm quyền cho thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam;
e) Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ mà sau 12 tháng kể từ ngày chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ vẫn chưa đăng ký thường trú tại chỗ ở mới, trừ trường hợp quy định tại điểm h khoản này;
g) Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp nhưng sau đó quyền sở hữu chỗ ở đó đã chuyển cho người khác mà sau 12 tháng kể từ ngày chuyển quyền sở hữu vẫn chưa đăng ký thường trú tại chỗ ở mới, trừ trường hợp được chủ sở hữu mới đồng ý tiếp tục cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ và cho đăng ký thường trú tại chỗ ở đó hoặc trường hợp quy định tại điểm h khoản này;
h) Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ và không được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho giữ đăng ký thường trú tại chỗ ở đó; người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở thuộc quyền sở hữu của mình nhưng đã chuyển quyền sở hữu chỗ ở cho người khác và không được chủ sở hữu mới đồng ý cho giữ đăng ký thường trú tại chỗ ở đó;
i) Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở đã bị phá dỡ, tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tại phương tiện đã bị xóa đăng ký phương tiện theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan đã đăng ký thường trú có thẩm quyền xóa đăng ký thường trú và phải ghi rõ lý do, thời điểm xóa đăng ký thường trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú.
2. Chính phủ quy định chi tiết hồ sơ, thủ tục xóa đăng ký thường trú:
Như vậy chúng ta thấy pháp luật đã quy định rất cụ thể đối với những trường hợp phải hủy đăng kí thường trú như:
Thứ nhất, đối với trường hợp ” Chết; có quyết định của
Thứ hai, đối với trường hợp ” Ra nước ngoài để định cư” có thể hiểu việc cư trú là sinh sống ổn định lâu dài ở một địa phương nào đó, định cư ở nước ngoiaf tức là họ đã không còn sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam nên việc xóa đăng kí thường trú đối vói trường hợp này là hợp lý.
Thứ ba: đối với trường hợp ” có quyết định hủy bỏ đăng ký thường trú” tức là khi họ đăng kí không đúng thẩm quyền không đúng thủ tục không đúng đối tượng và điều kiện theo quy định của pháp luật
Thứ tư, đối với trường hợp ” Vắng mặt liên tục tại nơi thường trú từ 12 tháng trở lên mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác” tức là công dân đó đã vượt qua quy định về thời hạn về việc người đó đã vắng mặt quá lâu tại nơi đăng kí thường trú.
Thứ năm ” thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam..” Nếu công dân đã thôi không sinh sống tại Việt Nam và trở thành công dân quốc gia khác với quốc tịch nước khác thì hậu quả pháp lý về quyền của họ và nghĩa vụ đăng kí thường trú la không còn.
Thứ sáu: ” chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ mà sau 12 tháng ” trường hợp này cũng phải xóa dăng kí thương trú vì trên thực tế họ không thường trú ở địa phương, khu vực đó nữa.
Ngoài ra còn các trường hợp như phá dở nhà, chuyển quyền sở hữu nhìn chung những trường hợp này khi công dân bị xóa đăng ký thường trú mà chưa thực hiện đăng ký tạm trú sẽ gặp một số bất cập khi thực hiện nhiều công việc, đặc biệt là các thủ tục hành chính và có thể gặp khó khăn đối vưới một vài thủ tục thường gặp như thủ tục khai sinh cho con, đăng ký kết hôn, đăng ký khai tử, làm thủ tục cấp căn cước công dân… đều cần dùng đến hộ khẩu thường trú. Theo đó nên chúng tôi cho rằng để tránh gặp vướng mắc, khó khăn khi thực hiện một số thủ tục hành chính thì người dân cần có trách nhiệm khai báo tạm trú, tạm vắng, thực hiện đúng quy định của pháp luật liên quan đến nơi cư trú. Trường hợp đã bị xóa đăng ký thường trú, nếu đủ điều kiện người dân có thể đăng ký thường trú lại theo quy định”.
Kết luận: Căn cứ vào những điều phân tích nhu trên chúng ta có thể rút ra khái niệm về xóa đăng ký thường trú là khi công dân thuộc những trường họp như đã nêu trên sẽ bị xóa thường trú hay còn gọi là hộ khẩu khỏi địa phương và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về việc xóa đăg kí thường trú.
3. Hồ sơ thủ tục xóa đăng ký thường trú:
3.1. Trình tự thực hiện:
– Bước 1: Cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.
– Bước 2: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Công an cấp xã.
– Bước 3: Khi tiếp nhận hồ sơ xóa đăng ký thường trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ và cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả (mẫu CT04 ban hành kèm theo Thông tư 56/2021/TT-BCA) cho người đăng ký;
3.2. Cách thức thực hiện:
– Nộp hồ sơ trực tiếp tại Công an cấp xã.
– Nộp hồ sơ trực tuyến qua các cổng cung cấp dịch vụ công trực tuyến như: Trực tuyến tại Cổng dịch vụ công qua Cổng dịch vụ công quốc gia, hoặc qua Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của pháp luật).
3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
– Thành phần hồ sơ:
+ Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (Mẫu CT01 ban hành kèm theo Thông tư 56/2021/TT-BCA);
+ Giấy tờ, tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp xóa đăng ký thường trú.
– Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Thời hạn giải quyết: thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
4. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Trường hợp hồ sơ đầy đủ hợp lệ cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm xóa đăng ký thường trú đối với công dân và cập nhật việc xóa đăng ký thường trú vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú và
Phí, lệ phí: Không.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hộ gia đình có người thuộc diện xóa đăng ký thường trú thì người thuộc diện xóa đăng ký thường trú hoặc đại diện hộ gia đình có trách nhiệm nộp hồ sơ làm thủ tục xóa đăng ký thường trú đến cơ quan đăng ký cư trú theo quy định của pháp luật hiện hành.
Như vậy có thể thấy pháp luật đã quy định về thủ tục xóa đăng kí thương trú cho công dân trong những trường hợp chúng tôi nêu ra tại mục 1 hư trên cần phải tiến hành thủ tục xóa đăg kí thường trú với đầy đủ hồ sơ và thực hiện theo trình tự thủ tục pháp luật quy định.
Trên đây là thông tin
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: Luật cư trú 2020.