Xóa án tích theo quyết định của Tòa án là gì? Xóa án tích theo quyết định của Tòa án tiếng Anh là gì? Xóa án tích do Tòa án quyết định theo Bộ luật tố tụng hình sự? Thủ tục xóa án tích theo quyết định của Tòa án?
Xóa án tích là một chế định quan trọng nhằm giúp cho những người bị kết án sau khi chấp hành xong bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án có thể quay trở lại công đồng, có cơ hội tìm kiếm công việc ổn định. Vậy pháp luật Việt Nam có quy định như thế nào về xóa án tích? Những trường hợp được xem xét xóa án tích? Và xóa án tích do Toà án quyết định theo Bộ luật tố tụng hình sự được quy định như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc sẽ hiểu thêm về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý:
–
–
1. Xóa án tích theo quyết định của Tòa án là gì?
1.1. Xóa án tích là gì?
Xóa án tích là việc một người đã bị kết án về một tội phạm đã chấp hành xong các hình phạt và các điều kiện về xóa án tích thì được xóa án tích theo quy định của luật, được quy định cụ thể tại Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Theo như quy định thì có 03 trường hợp được xóa án tích, cụ thể:
+ Đương nhiên được xóa án tích
+ Xóa án tích theo quyết định của Tòa án
+ Xóa án tích trong trường hợp đặc biệt.
1.2. Xóa án tích theo quyết định của Tòa án là gì?
Theo Điều 71, Bộ luật Hình sự 2017 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về xóa án tích theo quyết định của Tòa án
“1. Xóa án tích theo quyết định của Tòa án được áp dụng đối với người bị kết án về một trong các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật này. Tòa án quyết định việc xóa án tích đối với người bị kết án căn cứ vào tính chất của tội phạm đã thực hiện, thái độ chấp hành pháp luật, thái độ lao động của người bị kết án và các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Người bị kết án được Tòa án quyết định việc xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
a) 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;
b) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;
c) 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
d) 07 năm trong trường hợp bị phạt tù trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.
Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định tại điểm a, điểm b khoản này thì Tòa án quyết định việc xóa án tích từ khi người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.
3. Người bị Tòa án bác đơn xin xóa án tích lần đầu, thì sau 01 năm kể từ ngày bị Tòa án bác đơn mới được xin xóa án tích; nếu bị bác đơn lần thứ hai trở đi, thì sau 02 năm kể từ ngày bị Tòa án bác đơn mới được xin xóa án tích.”
Theo quy định tại Điều luật trên, xóa án tích theo quyết định của Tòa án được áp dụng đối với người bị kết án về các tội như: xâm phạm an ninh quốc gia, tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và phải đáp ứng các điều kiện:
+ Tòa án quyết định xóa án tích căn cứ vào tính chất tội phạm đã thực hiện, thái độ chấp hành pháp luật hay thái độ lao động của người bị kết án.
+ Thời hạn xóa án tích theo quyết định của Tòa án được xác định là từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn:
– 01 năm nếu bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng được hưởng án treo;
– 03 năm trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;
– 05 năm nếu bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
– 07 năm nếu bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.
+ Ngoài ra, nếu như trong trường hợp mà người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn bên trên thì Tòa án quyết định việc xóa án tích từ khi người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung. Hơn thế nữa người bị kết án có thể bị Tòa án bác đơn xin xóa án tích đến hai lần và coi như người đó vẫn còn án tích, phải sau hai năm kể từ ngày tòa án bác đơn lần thứ 2 thì người bị kết án mới được xin xóa án tích một lần nữa.
Ta cũng có thể thấy, việc xóa án tích theo quyết định của Tòa án là trường hợp xóa án tích mà việc xóa án tích bắt buộc phải do Tòa án thực hiện theo quy trình. Điều này cho thấy sự thận trọng trong việc xóa án tích đối với các loại tội phạm có mức độ nguy hiểm cao cho xã hội.
Hồ sơ để đề nghị Tòa án xóa án tích bao gồm:
+ Đơn xin xóa án tích
+ Giấy chứng nhận không phạm tội mới của
+ Giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù;
+ Giấy xác nhận của cơ quan thi hành án dân sự về việc thi hành xong các khoản bồi thường, án phí, tiền phạt;
+ Bản sao sổ hộ khẩu; bản sao chứng minh nhân dân…
2. Xóa án tích theo quyết định của Tòa án tiếng Anh là gì?
Xóa án tích theo quyết định của Tòa án tiếng Anh là ” Conviction expungement under a court’s decision”
3. Xóa án tích do Tòa án quyết định theo Bộ luật tố tụng hình sự
Thủ tục xóa án tích do Tòa án quyết định tại Điều 369, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015:
“2. Những trường hợp quy định tại Điều 71 và Điều 72 của Bộ luật hình sự thì việc xóa án tích do Tòa án quyết định. Người bị kết án phải có đơn gửi Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án có nhận xét của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi họ cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi họ làm việc, học tập.
Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được đơn của người bị kết án, Tòa án đã xét xử sơ thẩm chuyển tài liệu về việc xin xoá án tích cho Viện kiểm sát cùng cấp. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận tài liệu do Tòa án chuyển đến, Viện kiểm sát cùng cấp có ý kiến bằng văn bản và chuyển lại tài liệu cho Tòa án.
Nếu xét thấy đủ điều kiện thì trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận tài liệu do Viện kiểm sát chuyển đến, Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm phải ra quyết định xóa án tích; trường hợp chưa đủ điều kiện thì quyết định bác đơn xin xóa án tích.
Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày ra quyết định xóa án tích hoặc quyết định bác đơn xin xóa án tích, Tòa án đã ra quyết định phải gửi quyết định này cho người bị kết án, Viện kiểm sát cùng cấp, chính quyền xã, phường, thị trấn nơi họ cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi họ làm việc, học tập.”
Qua điều luật bên trên thì trong những trường hợp xóa án tích theo quyết định của Tòa án (Điều 71 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017) thì người bị kết án phải có đơn gửi Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án hình sự có nhận xét của chính quyền xã( phường, thị trấn) hay cơ quan, tổ chức nơi họ cư trú, làm việc, học tập về nhận thức, thái độ, xử sự hoặc các vi phạm pháp luật của họ. Đồng thời, nếu như xét thấy đủ điều kiện xóa án tích thì Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm phải có trách nhiệm ra quyết định xóa án tích; trường hợp chưa đủ điều kiện thì quyết định bác đơn xin xóa án tích. Và, giấy tờ pháp lý chứng minh việc được xóa án tích trong trường hợp này là quyết định xóa án tích do Tòa án cấp sơ thẩm ban hành.
4. Thủ tục xóa án tích theo quyết định của Tòa án.
Bước 1: người bị kết án sẽ chuẩn bị những giấy tờ ở mục 1.2. xóa án tích theo quyết định của Tòa án.
Bước 2: Tòa án sẽ nhận đơn và kiểm tra điều kiện xóa án tích:
+ Sau khi nhận đơn, Tòa án kiểm tra những điều kiện được xóa án tích và nếu cần thì tiến hành những biện pháp xác minh.
+ Tòa án sẽ xem xét trường hợp: Nếu hồ sơ đầy đủ thì Tòa án chuyển hồ sơ cho Viện Kiểm sát cùng cấp để Viện Kiểm sát phát biểu ý kiến về người bị kết án có đủ điều kiện được xóa án tích hay không?
Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày (Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định 05 ngày) kể từ ngày nhận được hồ sơ thì Viện trưởng Viện Kiểm sát phải phát biểu ý kiến và gửi trả hồ sơ cho xóa án. Tòa án cấp sơ thẩm sẽ lập một Hội đồng xét duyệt do Chánh án chủ trì để quyết định xem có đủ điều kiện để xóa án tích hay không?
Bước 4: Sau đó, Chánh án đã xét xử sơ thẩm có quyền ra Quyết định xóa án tích hoặc bác đơn xin xóa án. Quyết định xóa án tích phải gửi cho những chủ thể như sau: người bị kết án, Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp, Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Ủy ban nhân dân xã, phường nơi người được xóa án thường trú. Trường hợp Chánh án bác đơn xin xóa án tích thì phải nói rõ lý do.
Như vậy việc xóa án tích theo quyết định của Tòa án phải được thực hiện theo một trình tự nhất định để đảm bảo được sự chặt chẽ, phối hợp làm việc giữa các chủ thể như Tòa án, Chánh án, Viện kiểm sát, Công an, Ủy ban nhân dân,…Đồng thời sẽ thể hiện được tính chặt chẽ, rõ ràng của pháp luật và sự thận trọng trong việc áp dụng pháp luật của các Cơ quan, chủ thể có thẩm quyền.