Hiện nay để đảm bảo an toàn cho người lao động Luật Hóa chất quy định cơ bản một số vấn đề liên quan nhằm giúp người lao động có thể hiểu rõ để bảo vệ cho bản thân. Cùng Luật Dương Gia xin xác nhận biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất?
Mục lục bài viết
- 1 1. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất là gì?
- 2 2. Thủ tục xin xác nhận biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hoá chất:
- 3 3. Đối tượng phải xây dựng biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất:
- 4 4. Mức xử phạt đối với hành vi không xây dựng biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất:
- 5 5. Hình thức xử phạt bổ sung với hành vi không xây dựng biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất:
1. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất là gì?
Hiện nay để đảm bảo an toàn cho người lao động Luật Hóa chất 2007 quy định cơ bản một số vấn đề liên quan nhằm giúp người lao động có thể hiểu rõ để bảo vệ cho bản thân. Cụ thể, Căn cứ tại Điều 36 Luật Hóa chất 2007 quy định về phòng ngừa sự cố hóa chất như sau:
– Đối với tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất phải thực hiện tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật về an toàn; định kỳ những chương trình đào tạo, huấn luyện về an toàn hóa chất cho người lao động.
– Đối với chủ đầu tư dự án hoạt động hóa chất không thuộc Danh mục quy định tại khoản 1 Điều 38 của Luật Hóa chất thì phải xây dựng chương trình quy định về biện pháp phòng ngừa, ứng phó khi có sự cố hóa chất phù hợp với quy mô, điều kiện sản xuất và đặc tính của hóa chất.
– Những biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất bao gồm những nội dung cơ bản sau đây:
+ Xác định, khoanh vùng và lập kế hoạch kiểm tra những địa điểm thường xuyên có nguy cơ xảy ra sự cố hóa chất cao;
+ Triển khai những biện pháp, lực lượng và trang thiết bị ứng phó tại chỗ;
+ Phương án phối hợp với những lực lượng ở bên ngoài nhằm ứng phó sự cố hóa chất.
– Chủ đầu tư dự án hoạt động hóa chất thuộc Danh mục quy định tại khoản 1 Điều 38 của Luật Hóa chất phải xây dựng Kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất và trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Chủ đầu tư chỉ được đưa dự án vào hoạt động sau khi Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất đã được phê duyệt. Nếu mở rộng quy mô, thay đổi phạm vi hoạt động phải sửa đổi, bổ sung Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt mới được tiến hành.
2. Thủ tục xin xác nhận biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hoá chất:
Xác định thủ tục xin xác nhận biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hoá chất như sau:
– Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị và trực tiếp hoặc thông qua đường bưu điện tới bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Công Thương;
– Bước 2: Sở Công Thương có thẩm quyền kiểm tra về tính hợp lệ, đầy đủ các loại hồ sơ, giấy tờ, tài liệu theo quy định và trả lời bằng văn bản trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.
– Trong thời gian bốn ngày, kể từ khi nhận được hồ sơ, Sở Công Thương có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Tổ chức, cá nhân các nội dung hoặc tài liệu còn thiếu và thời hạn để hoàn chỉnh hồ sơ nếu hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ để cá nhân, Tổ chức hoặc cá nhân, Tổ chức được ủy quyền lập hồ sơ hoàn thiện và nộp lại Sở theo văn bản hướng dẫn bổ sung, chỉnh sửa.
– Bước 3: Tùy vào từng giai đoạn, đến ngày hẹn, Tổ chức, cá nhân đến nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Công Thương.
– Cá nhân, tổ chức tiến hành nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận “một cửa” của Sở Công Thương hoặc gửi qua đường bưu điện.
3. Đối tượng phải xây dựng biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất:
Hiện nay, để phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất thì cơ quan có thẩm quyền đã bạn nghị định hướng dẫn cụ thể căn cứ Điều 21 Nghị định 113/2017/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi điểm a, b khoản 11 Điều 1 Nghị định 82/2022/NĐ-CP quy định về những biện pháp phòng ngừa để ứng phó với sự cố hóa chất như sau:
– Những đối tượng có trách nhiệm xây dựng biện pháp phòng ngừa ứng với hóa chất như sau:
+ Chủ đầu tư dự án kinh doanh, sản xuất, cất giữ và sử dụng hóa chất trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 20 của Nghị định phải xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trước khi dự án được đưa vào hoạt động;
+ Chủ đầu tư có quyền hạn ra quyết định ban hành biện pháp và xuất trình các cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu.
– Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất gồm các nội dung cơ bản quy định tại khoản 3 Điều 36 của Luật Hóa chất. Đối với những tổ chức, cá nhân xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất đều phải tuân thủ theo mẫu được quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo của Nghị định.
– Việc quy định trách nhiệm thực hiện Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất của tổ chức, cá nhân được thực hiện như sau:
+ Trong quá trình hoạt động sản xuất, sử dụng, kinh doanh, cất giữ hóa chất, thì tổ chức, cá nhân phải đảm bảo thực hiện đúng các nội dung đề ra tại Biện pháp đã được xây dựng;
+ Biện pháp phải luôn luôn được lưu giữ tại cơ sở hóa chất, đồng thời là căn cứ để tổ chức, cá nhân thực hiện công tác kiểm soát an toàn tại cơ sở hóa chất;
+ Nếu như có sự thay đổi trong quá trình hoạt động và đầu tư liên quan đến những nội dung đã đề ra trong Biện pháp, ngoài ra tổ chức, cá nhân phải bổ sung, chỉnh sửa Biện pháp.
+ Ngoài ra, mỗi năm các cơ sở hóa chất phải tổ chức diễn tập những phương án ứng phó sự cố hóa chất đã được xây dựng trong biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất dưới sự chứng kiến hoặc chỉ đạo của đại diện cơ quan quản lý chuyên ngành địa phương trong trường hợp cơ sở hóa chất có tồn trữ hóa chất thuộc trong danh mục hóa chất nguy hiểm phải xây dựng những kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất nhưng dưới ngưỡng được quy định
-Bên cạnh đó , cơ quan quản lý ngành cấp tỉnh cũng có một số trách nhiệm sau:
Thực hiện việc thanh tra, kiểm tra, giám sát và thực hiện những quy định về biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất của tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của mình.
– Ngoài ra, Bộ quản lý ngành, lĩnh vực cũng phải thực hiện trách nhiệm của mình đối với cá nhân, cơ quan tổ chức như lên kế hoạch thanh tra, kiểm tra khi cần thiết việc thực hiện quy định về biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất của tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý.
Như vậy, theo quy định trên thì đối tượng phải xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trước khi dự án chính thức đưa vào hoạt động là Chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, cất giữ và sử dụng hóa chất,
4. Mức xử phạt đối với hành vi không xây dựng biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất:
Hiện nay, thực hiện theo căn cứ quy định khoản 14 Điều 1 Nghị định 17/2022/NĐ-CP về mức phạt tiền đối với hành vi vi vi phạm quy định xây dựng biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất như sau:
+ Nếu gửi biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp và gửi Quyết định ban hành Biện pháp chậm quá 10 ngày làm việc thì bị phạt tiền từ 2.000.000đ đến 3.000.000đ. Thời gian chậm tính từ ngày có Quyết định ban hành Biện pháp đến Sở Công Thương tỉnh, thành phố nơi xây dựng dự án hoạt động hóa chất để giám sát, quản lý;
+ Xây dựng thiếu một nội dung bắt buộc của Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất THÌ phạt tiền từ 3.000.000đ đến 4.000.000đ;
+ Không gửi Biện pháp phòng ngừa,Quyết định ban hành Biện pháp đến Sở Công Thương tỉnh, thành phố nơi xây dựng dự án hoạt động hóa chất để giám sát, quản lý THÌ phạt tiền từ 4.000.000đ đến 5.000.000đ;
+Không lưu giữ Biện pháp phòng ngừa, ứng phó những sự cố hóa chất đã được ban hành tại cơ sở hóa chất làm căn cứ để tổ chức, cá nhân thực hiện công tác kiểm soát an toàn tại cơ sở và xuất trình các cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu thì bị phạt tiền 5.000.000đ đến 10.000.000đ;
+ Mặc dù đã xây dựng biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất tuy nhiên không ra quyết định ban hành biện pháp mà vẫn đưa dự án vào hoạt động thì bị phạt tiền từ 10.000.000đ đến 12.000.000đ;
+ Không thực hiện bổ sung, chỉnh sửa Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong những trường hợp có sự thay đổi trong quá trình đầu tư và hoạt động liên quan đến những nội dung đề ra trong Biện pháp thì bị phạt tiền từ 12.000.000đ đến 15.000.000đ;
+ Không xây dựng biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất mà vẫn đưa dự án vào hoạt động thì bị phạt tiền từ 15.000.000đ đến 20.000.000đ.
5. Hình thức xử phạt bổ sung với hành vi không xây dựng biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất:
– Ngoài những mức phạt tiền thì còn có những hình thức phạt bổ sung với hành vi không xây dựng biện pháp phòng ngừa cụ thể như: Quyết định đình chỉ từ 01 tháng đến 03 tháng, đối với hoạt động sản xuất hoặc kinh doanh hoặc sử dụng hóa chất nguy hiểm kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành đối với hành vi vi phạm.
Như vậy, nếu không xây dựng biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất mà vẫn đưa dự án vào hoạt động ngoài những biện pháp phạt tiền thì còn bị đình chỉ hoạt động sản xuất hoặc kinh doanh hoặc sử dụng hóa chất nguy.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Hóa chất 2007 ;
– Nghị định 82/2022/NĐ-CP quy định về biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất;
– Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền đối với hành vi vi vi phạm quy định xây dựng biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất.