Doanh nghiệp có phải thông báo khi hết thời gian thử việc không? Bồi thường khi tự ý nghỉ việc trong thời gian thử việc? Nghỉ việc trong thời gian thử việc có phải thông báo cho chủ sử dụng lao động? Tự ý nghỉ việc trong thời gian thử việc có được nhận lương không?
Trong cuộc sống luôn tồn tại các mối quan hệ giữa bạn bè, người thân, đồng nghiệp, người sử dụng lao động với người lao động…Các mối quan hệ này được điều chỉnh bởi các quy định pháp luật, các quan điểm xã hội, phong tục tập quán,… Đặc biệt, với mối quan hệ giữa người sử dụng lao động với người lao động là mối quan hệ rất phổ biến và thường xuyên xảy ra tranh chấp. Trong mối quan hệ giữa người sử dụng lao động với người lao động tồn tại mối quan hệ trên cơ sở hợp đồng thử việc. Bài viết sau đây sẽ phân tích quy định pháp luật điều chỉnh về mối quan hệ này, đặc biệt là trả lời câu hỏi: “Xin nghỉ việc trong thời gian thử việc có cần báo trước không? “.
Thứ nhất, quy định pháp luật về thử việc.
Căn cứ Điều 24
Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.
Nội dung của hợp đồng thử việc gồm các nội dung quy định:
– Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
– Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
– Công việc và địa điểm làm việc;
– Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
– Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
– Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
Thứ hai, quy định về thời gian thử việc.
Căn cứ theo Điều 25 Bộ luật lao động 2019, quy định cụ thể về thời gian thử việc như sau:
Thời gian thử việc được xác định căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc tuy nhiên chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và phải bảo đảm các yếu tố :
– Tối đa 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
– Tối đa 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
– Tối đa 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
– Tối đa 06 ngày làm việc đối với công việc khác.
Thứ ba, tiền lương thử việc.
Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận tuy nhiên không được thấp hơn 85% mức lương của công việc đó.
Ví dụ: Mức lương công việc cho chuyên viên tư vấn luật là 10 triệu thì trong thời gian thử việc mức lương đối với công việc này không được dưới 8,5 triệu.
Thứ tư, kết thúc thời gian thử việc.
Căn cứ Điều 27 Bộ luật lao động 2019 quy định:
– Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.
Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.
Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.
– Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.
Như vậy, đối với câu hỏi: “Xin nghỉ việc trong thời gian thử việc có cần báo trước không? “ thì sẽ có 2 trường hợp xảy ra như sau:
Theo như pháp luật quy định, nếu trường hợp việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thỏa thuận, thì khi người lao động muốn xin nghỉ việc trong thời gian thử việc không cần phải báo trước và cũng không phải bồi thường.
Một trường hợp khác xảy ra, trong trường hợp mà bên sử dụng lao động đáp ứng đủ yêu cầu như đã thỏa thuận trong hợp đồng thử việc đối với người lao động, thì người lao động có quyền xin nghỉ việc mà không báo trước hay không? Trên thực tế hiện tại chưa có một quy định pháp luật nào điều chỉnh trong trường hợp này.
Do đó, người lao động đang trong thời gian thử việc không cần phải phải báo trước, cũng như phải bồi thường khi xin nghỉ việc. Thời gian người lao động đã làm cho người sử dụng lao động vẫn được trả lương đầy đủ theo quy định của pháp luật.
Mục lục bài viết
- 1 1. Doanh nghiệp có phải thông báo khi hết thời gian thử việc không?
- 2 2. Bồi thường khi tự ý nghỉ việc trong thời gian thử việc:
- 3 3. Nghỉ việc trong thời gian thử việc có phải thông báo cho chủ sử dụng lao động:
- 4 4. Công ty không trả lương và giấy tờ gốc khi chấm dứt thời gian thử việc:
- 5 5. Tự ý nghỉ việc trong thời gian thử việc có được nhận lương không?
1. Doanh nghiệp có phải thông báo khi hết thời gian thử việc không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư, tôi có một vấn đề cần tư vấn như sau:
Doanh nghiệp tôi mới có một đợt tuyển dụng nhân sự, bên tôi có yêu cầu thời gian thử việc là 30 ngày. Vậy luật sư cho tôi hỏi, nếu hết 30 ngày mà không thông báo thì họ có vào làm việc chính thức không? Bên công ty có phải thông báo về việc sắp hết thời hạn thử việc không? Vì chỉ làm 30 ngày, mong Luật sư tư vấn! Xin cảm ơn Luật sư!
Luật sư tư vấn:
Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thoả thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc.
Như vậy, bên doanh nghiệp và bên người lao động đã có thỏa thuận về thời gian thử việc là 30 ngày.
Thứ nhất: Bên công ty có phải thông báo về việc sắp hết thời hạn thử việc không?
Theo quy định tại Điều 27 Bộ luật lao động 2019 thì khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.
Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.
Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.
Như vậy
Luật sư
Thứ hai: Hết 30 ngày mà không thông báo thì họ có vào làm việc chính thức không?
Khi kết thúc thời gian thử việc đối với người lao động làm công việc có thời gian thử việc người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động kết quả công việc người lao động đã làm thử; trường hợp công việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết ngay hợp đồng lao động với người lao động. Đây là trách nhiệm giao kết hợp đồng của chủ doanh nghiệp với người lao động.
2. Bồi thường khi tự ý nghỉ việc trong thời gian thử việc:
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Tôi muốn tư vấn về vấn đề như sau: Trường hợp lao động đang trong thời gian thử việc mà tự ý nghỉ việc không báo trước thì Công ty có bị xử phạt lao động không? Nếu có thì xử lý như thế nào? Tôi xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Theo căn cứ tại Điều 27 Bộ luật lao động 2019 về việc kết thúc thời gian thử việc thì trong thời gian thử việc, bạn có thể nghỉ việc mà không cần phải báo trước cũng như không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu 2 bên đã thỏa thuận. Bạn hoàn toàn không phải chịu xử phạt lao động.
Theo Điều 48 Bộ luật lao động 2019 về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động cũng có trách nhiệm phải trả lương và các giấy tờ của người lao động cho họ khi chấm dứt hợp đồng lao động.
Trong thời hạn 14 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.
3. Nghỉ việc trong thời gian thử việc có phải thông báo cho chủ sử dụng lao động:
Tóm tắt câu hỏi:
Mình viết bài này mong công ty tư vấn giúp mình. Từ ngày 17-3-2021 mình có kí hợp đồng lao động với công ty nhưng mình đang trong thời gian thử việc thì có nghỉ việc không báo trước. Và ngày 09-4-2021 công ty có gửi giấy về thông báo mình nghỉ việc trái pháp luật theo luật lao động. Trong bản hợp đồng có ghi là loại hợp đồng lao động có thời hạn “Từ ngày 17-3-2021 đến 31-12-2021 (chưa đủ 12 tháng), trong đó có bao gồm thời gian thử việc là 30 ngày kể từ ngày 17-3-2021 đến 16-4-2021. Trong thời gian thử việc 2 bên có thể chấm dứt hợp đồng mà không cần thông báo trước. Sau thời gian thử việc nếu đạt yêu cầu. Thời gian tiếp theo của hợp đồng này vẫn có giá trị”. Và trong phần nghĩa vụ của người lao động có ghi “bồi thường vi phạm và vật chất”. Vậy mình nghỉ ngang trong thời gian thử việc như vậy có bị công ty áp dụng Điều 40 để xử phạt mình không. Mong công ty tư vấn giúp mình. Mình xin cám ơn.
Luật sư tư vấn:
Trong trường hợp này, bạn có ký hợp đồng lao động với công ty và trong thời gian thử việc bạn có nghỉ việc không báo trước việc này có bị xử phạt lao động hay không?
Theo như bạn trình bày thì bạn có ký
Như vậy, trong trường hợp này, vì bạn nghỉ việc trong thời gian thử việc nên bạn có thể nghỉ việc mà không cần báo trước cũng như không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu 2 bên đã thỏa thuận và bạn hoàn toàn không phải chịu xử phạt lao động.
Theo quy định tại Điều 48 Bộ luật lao động 2019 về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động cũng có trách nhiệm phải trả lương và các giấy tờ của người lao động cho họ khi chấm dứt hợp đồng lao động.
Trong thời hạn 14 ngày là việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thành toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trường hợp đặc biệt có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
4. Công ty không trả lương và giấy tờ gốc khi chấm dứt thời gian thử việc:
Tóm tắt câu hỏi:
Anh chị cho em hỏi. Em làm tài xế đang thử việc ở Công ty Thái Bình Dương, em làm được 13 ngày. Em xin nghỉ vì công việc không phù hợp với em. Công ty không cho nghỉ và không trả lương cùng giấy tờ hồ sơ gốc, bằng lái của em. Vậy anh chị cho em hỏi em phải làm thế nào? Em cảm ơn anh chị!
Luật sư tư vấn:
Theo thông tin mà bạn cung cấp, bạn và Công ty giao kết hợp đồng thử việc. Việc bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng thử việc là hoàn toàn được cho phép.
Căn cứ Điều 27 Bộ luật lao động 2019, thỏa thuận thử việc có thể được hủy bỏ bởi một trong hai bên mà không cần phải báo trước và không phải bồi thường cho hành vi hủy bỏ này khi việc làm đó không đạt yêu cầu mà hai bên đã thỏa thuận trước đó. Việc Công ty không cho bạn nghỉ là vi phạm pháp luật lao động. Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 97 Bộ luật lao động 2019:
“1. Người lao động hưởng lương theo giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 15 ngày phải được trả gộp một lần.
2. Người lao động hưởng lương theo tháng được trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ.
3. Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.
4. Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.”
Như vậy, khi bạn hủy bỏ thỏa thuận thử việc, bạn có quyền yêu cầu bên Công ty thanh toán tiền lương những ngày mà bạn đã làm căn cứ vào mức lương mà bạn và Công ty đã thỏa thuận với nhau trong hợp đồng thử việc.
Việc Công ty giữ bằng lái, hồ sơ gốc của bạn khi giao kết hợp đồng là vi phạm quy định của Bộ luật lao động 2019, theo đó, Điều 17 quy định:
“Điều 17. Hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động
1. Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.
2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.
3. Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động.”
Trong trường hợp của bạn, bạn có quyền yêu cầu Công ty thanh toán tiền lương cho thời gian mà bạn đã làm việc cho Công ty như đã thỏa thuận, cùng với đó là yêu cầu Công ty trả lại giấy tờ hồ sơ gốc và bằng lái xe cho bạn. Nếu Công ty không đáp ứng yêu cầu đó, căn cứ Bộ luật lao động 2019, bạn hoàn toàn có quyền gửi đơn đến Hội đồng hòa giải cơ sở tại Công ty hoặc Hòa giải viên lao động cấp huyện nơi Công ty đặt trụ sở chính để giải quyết. Trong trường hợp hoà giải không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành hoặc hết thời hạn giải quyết (5 ngày) mà hoà giải viên lao động không tiến hành hoà giải thì mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu Toà án giải quyết. Căn cứ Điều 32, Điều 35, Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Tòa án nhân dân cấp huyện nơi Công ty đặt trụ sở có thẩm quyền giải quyết trường hợp của bạn.
5. Tự ý nghỉ việc trong thời gian thử việc có được nhận lương không?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào các anh/chị, Hiện em đang làm việc tại một công ty sản xuất giày da, công việc của em là nhân viên may. Lúc mới vào làm, em có ký với công ty một Biên bản thỏa thuận, trong đó cam kết em sẽ làm việc cho công ty 02 tháng, sau 02 tháng công ty sẽ ký hợp đồng chính thức. Đến nay em đã làm việc được 10 ngày, vì hoàn cảnh gia đình, em buộc phải xin nghỉ việc, em sẽ báo trước với công ty 1 tuần. Như vậy, các anh/chị cho em hỏi, em nghỉ việc là sai với cam kết vậy em có được trả lương 10 ngày và 01 tuần đó không? Biên bản thỏa thuận em đã ký đó có hiệu lực pháp lý như thế nào? Nếu công ty cho rằng vì em vi phạm cam kết nên công ty có quyền không thanh toán lương thì em phải đưa ra những bằng chứng nào để nhận lương? Em cảm ơn và chúc sức khỏe các anh/chị!?
Luật sư tư vấn:
Bạn có trình bày bạn có ký với công ty một biên bản thỏa thuận, trong đó cam kết bạn sẽ làm việc cho công ty 02 tháng, sau 2 tháng công ty sẽ ký hợp đồng chính thức. Điều này có nghĩa là thời gian 2 tháng đầu của bạn được xác định là thời gian thử việc của bạn theo quy định tại Điều 24, Điều 25 Bộ luật lao động 2019.
Bên cạnh đó, theo Điều 27 Bộ luật lao động 2019 về kết thúc thời gian thử việc thì trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận.
Luật sư tư vấn pháp luật tiền lương trong thời gian thử việc:1900.6568
Bạn có trình bày, bạn đã làm việc được 10 ngày, vì hoàn cảnh gia đình, bạn buộc phải xin nghỉ việc, bạn đã báo trước với công ty 1 tuần. Như vậy, trong trường hợp này căn cứ vào quy định trên, trong thời gian thử việc, nếu bạn không muốn làm việc tiếp bạn có thể nghỉ việc mà không cần báo trước cũng như không cần bồi thường. Việc bạn nghỉ việc không vi phạm quy định của pháp luật về lao động. Pháp luật không có quy định cụ thể về phương thức hay hình thức thanh toán tiền lương cho thời gian thử việc, tuy nhiên, việc xác định chi trả tiền lương trong thời gian thử việc sẽ được áp dụng theo nguyên tắc trả lương đối với hợp đồng lao động. Theo đó, tiền lương trả cho người lao động được thanh toán dựa trên năng suất và chất lượng công việc, Điều 97 Bộ luật lao động 2019 quy định việc trả lương phải bảo đảm nguyên tắc trả đầy đủ và đúng thời hạn. Vì vậy, công ty phải trả lương cho những ngày bạn làm việc theo hợp đồng thử việc.