Muốn xây dựng nhà tạm có cần xin giấy phép xây dựng không? Công trình được cấp giấy phép xây dựng tạm khi đáp ứng các điều kiện.
Muốn xây dựng nhà tạm có cần xin giấy phép xây dựng không? Công trình được cấp giấy phép xây dựng tạm khi đáp ứng các điều kiện.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi dự định xây 1 căn nhà trong khu dân cư tại Bình Dương, diện tích 5×20, quy cách xây yêu cầu là phải xây 3 lầu. Do chưa đủ kinh phí, nên nay tôi dự định xây nhà bằng thép tiền chế lắp ráp để sau này có khả năng mở rộng sau. Vậy tôi có thể xin phép và xây dựng nhà bằng thép tiền chế, xây trước 1 trệt, tường tôi muốn dùng tôn cách nhiệt thay vì phải xây tường gạch thì tôi có được phép xây dựng không?- Tôi cũng có dự định xây nhà Container tại đây, thì tôi có thể xây dựng được không? Có cần xin phép xây dựng hay không? Mong nhận được câu trả lời của Luật sư và Chuyên gia.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Căn cứ theo quy định tại Quyết định 14/2013/QĐ-UBND về cấp giấy phép xây dựng và quản lý xây dựng theo giấy phép trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Tại Điều 5 quy định về Điều kiện chung để được cấp giấy phép xây dựng đối với các loại công trình xây dựng và nhà ở riêng lẻ như sau:
Các loại công trình và nhà ở riêng lẻ được cấp giấy phép xây dựng khi đáp ứng các điều kiện sau:
1. Phù hợp với quy hoạch xây dựng, mục đích sử dụng đất, mục tiêu đầu tư.
2. Tùy thuộc vào quy mô, tính chất, địa điểm xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ, cơ quan cấp giấy phép xây dựng xem xét nếu công trình liên quan đến các điều kiện: Quy định về chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng; đảm bảo an toàn công trình và công trình lân cận và các yêu cầu về: Giới hạn tĩnh không, độ thông thủy, bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật, phòng cháy chữa cháy, hạ tầng kỹ thuật (giao thông, điện, nước, viễn thông), hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử – văn hóa và đảm bảo khoảng cách đến các công trình dễ cháy, nổ, độc hại, các công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
3. Hồ sơ thiết kế xây dựng phải được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện; thiết kế phải được thẩm định, phê duyệt theo quy định. Đối với nhà ở riêng lẻ có tổng diện tích sàn nhỏ hơn 250m2, dưới 3 tầng hoặc không nằm trong khu vực bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa thì chủ đầu tư được tự tổ chức thiết kế xây dựng và tự chịu trách nhiệm về an toàn của công trình và các công trình lân cận.
Và theo như trường hợp của bạn trình bày thì theo quy định tại Điều 7. Điều kiện đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng tạm Quyết định 14/2013/QĐ-UBND về cấp giấy phép xây dựng và quản lý xây dựng theo giấy phép trên địa bàn tỉnh Bình Dương như sau:
Công trình được cấp giấy phép xây dựng tạm khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Nằm trong khu vực đã có quy hoạch chi tiết xây dựng, quy hoạch điểm dân cư nông thôn (quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới) được cấp có thẩm quyền phê duyệt và công bố nhưng chưa có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Phù hợp với mục đích sử dụng đất, mục tiêu đầu tư.
3. Đảm bảo an toàn cho công trình, công trình lân cận và các yêu cầu về: Môi trường, phòng cháy chữa cháy, hạ tầng kỹ thuật (giao thông, điện, nước, viễn thông), hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử – văn hóa và đảm bảo khoảng cách đến các công trình dễ cháy, nổ, độc hại, các công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
4. Hồ sơ thiết kế xây dựng tạm phải đáp ứng quy định tại Khoản 3 Điều 5 của Quy định này.
5. Phù hợp với quy mô công trình và thời gian thực hiện quy hoạch xây dựng theo quy định như sau:
a) Đối với nhà ở riêng lẻ có tổng diện tích sàn nhỏ hơn 250 m2 hoặc dưới 3 tầng.
b) Công trình nhà văn phòng của tổ chức, doanh nghiệp có tổng diện tích sàn nhỏ hơn 500 m2 và dưới 3 tầng.
c) Công trình trạm thu phát sóng thông tin di động: Cột ăng ten có chiều cao không quá 45 m. Nhà phục vụ cho Trạm thu phát sóng thông tin di động (phòng BTS) có quy mô 01 tầng và diện tích không quá 30 m2.
d) Thời hạn của giấy phép xây dựng tạm phù hợp với kế hoạch thực hiện quy hoạch đã được phê duyệt của từng khu vực nhưng không quá 5 năm.
6. Chủ đầu tư phải có cam kết tự phá dỡ công trình khi thời hạn tồn tại của công trình ghi trong giấy phép xây dựng tạm hết hạn và không yêu cầu bồi thường đối với phần công trình phát sinh sau khi quy hoạch được công bố. Trường hợp không tự phá dỡ thì bị cưỡng chế phá dỡ và chủ đầu tư phải chịu mọi chi phí cho việc phá dỡ công trình.
7. Giấy phép xây dựng tạm chỉ cấp cho từng công trình, nhà ở riêng lẻ, không cấp theo giai đoạn và cho dự án.
8. Trường hợp công trình theo giấy phép xây dựng tạm hết thời hạn tồn tại, nhưng Nhà nước vẫn chưa thực hiện quy hoạch, nếu chủ đầu tư có nhu cầu thì đề nghị với cơ quan cấp phép xem xét cho phép kéo dài thời hạn tồn tại.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Thủ tục phá dỡ công trình xây dựng trái phép
– Thủ tục, hồ sơ hoàn công công trình xây dựng
– Xử phạt hành vi xây dựng nhà ở không có giấy phép xây dựng
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật về thuế trực tuyến miễn phí