Trên thực tế, khi tiến hành xây dựng nhà ở dù chỉ xây dựng nhà ở cấp bốn, người dẫn vẫn phải tiến hành thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở. Hiện nay, người dân xin giấy phép xây dựng nhà ở cấp bốn ở đâu? Mất bao nhiêu tiền?
Mục lục bài viết
1. Trường hợp nào xây dựng nhà ở cấp bốn phải xin giấy phép xây dựng?
Căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành, cụ thể là Điều 89 Luật Xây dựng năm 2014, được sửa đổi, bổ sung năm 2020 đã quy định rõ những trường hợp xây dựng nhà ở cấp bốn thì chủ sở hữu, nhà đầu tư phải tiến hành thủ tục xin giấy phép xây dựng trước khi tiến hành thi công, khởi công công trình. Hay nói cách khác, những trường hợp không nằm trong danh mục dưới đây thì nhà đầu tư sẽ không cần xin giấy phép xây dựng khi có nguyện vọng muốn xây dựng, khởi công nhà ở cấp bốn. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, đối với nhà cấp bốn tại khu vực đô thị, trừ trường hợp nhà đầu tư xây dựng nhà ở cấp bốn thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thành công;
Thứ hai, đối với việc tiến hành xây dựng nhà ở cấp bốn ở nông thôn nhưng thuộc khu vực có quy hoạch xây dựng các khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được phê duyệt kế hoạch bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
Thứ ba, nhà ở cấp bốn được xây dựng ở khu vực nông thôn tuy nhiên lại được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử và văn hóa đặt tại địa phương. Việc nhà nước ta đặt ra quy định này hướng đến việc quản lý hoạt động xây dựng của công dân nhằm hạn chế tốt nhất khả năng khu bảo tồn, khu di tích lịch sử và văn hóa của địa phương đó.
Như vậy, về cơ bản, khi xây dựng nhà cấp bốn – khu vực nông thôn thì thủ tục xin giấy phép xây dựng không được đặt ra, trừ một số trường hợp đặc biệt. Trong khi đó, việc xin cấp giấy phép xây dựng khi xây dựng nhà ở cấp bốn chủ yếu diễn ra tại khu vực đô thị. Tóm lại, chủ đầu tư chỉ cần xin giấy phép xây dựng trong trường hợp dự án là xây dựng nhà ở cấp bốn thuộc một trong các trường hợp nêu trên.
2. Thẩm quyền và thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà cấp bốn:
2.1. Thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng nhà ở cấp bốn:
Căn cứ quy định tại Điều 103 Luật Xây dựng năm 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) quy định về thẩm quyền cấp, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép xây dựng đã nêu rõ cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng là cơ quan có thẩm quyền được phép điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép xây dựng do cơ quan mình cấp, trong đó thẩm quyển thuộc về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân cấp huyện nơi có tài sản đã chỉ rõ thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện như sau: Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng đối với công trình cấp III, cấp IV và nhà ở riêng lẻ trên địa bàn do mình quản lý và không thuộc các trường hợp cấp lại thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Căn cứ vào quy định tại Điều 103 Luật Xây dựng năm 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2020), có thể chỉ ra cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng nhà cấp bốn sẽ thuộc về Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có công trình xây dựng đặt trên địa bàn.
Như vậy, nhà đầu tư, cá nhân sẽ đến Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có công trình xây dựng được khởi công để xin giấy phép xây dựng đối với nhà cấp bốn.
2.2. Thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà ở cấp bốn:
Chủ đầu tư, cá nhân hay hộ gia đình có mong muốn xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở cấp bốn, căn cứ theo quy định tại Điều 46 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP của Chính phủ ngày 03 tháng 3 năm 2021 Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng, chủ sở hữu, chủ đầu tư cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở cấp bốn gồm những giấy tờ sau:
Thứ nhất, Đơn xin cấp giấy phép xây dựng;
Thứ hai, Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định pháp
Thứ ba, 02 bộ bản vẽ thiết kế xây dựng kèm theo Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy, chữa cháy kèm theo bản vẽ thẩm duyệt trong trường hợp pháp luật về phòng cháy, chữa cháy có yêu cầu; báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng trong trường hợp pháp luật xây dựng có yêu cầu, gồm:
Một là, Bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất kèm theo sơ đồ vị trí của công trình;
Hai là, Bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt chính của công trình xây dựng;
Ba là, Bản vẽ mặt bằng móng và mặt cắt móng kèm theo sơ đồ đấu nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài công trình gồm cấp, thoát nước, cấp điện;
Bốn là, Trường hợp có công trình liền kề phải có bản cam kết bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề đó.
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng nêu trên, chủ đầu tư cần phải nộp hồ sơ tại Trung tâm phục vụ hành chính công hoặc Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện để được giải quyết về yêu cầu xin cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở cấp bốn với thời hạn giải quyết là 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trong trường hợp đến thời hạn nhưng cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải tiến hành xem xét thêm về tính hợp lý của hồ sơ thì cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng nhà ở cấp bốn phải tiến hành thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do nhưng không được quá 10 ngày kể làm việc.
3. Lệ phí xin cấp giấy phép xây dựng nhà cấp bốn hiện hành:
Trên thực tế, để được cấp giấy phép xây dựng nhà ở nói chung và đối với giấy phép xây dựng nhà ở cấp bốn nói riêng, cá nhân, chủ đầu tư cần phải tiến hành nộp lệ phí đối với việc xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở. Lệ phí xin cấp giấy phép xây dựng nhà cấp bốn phụ thuộc nhiều vào đặc điểm, quy định riêng của mỗi tỉnh thành, do Hội đồng nhân dân tỉnh, địa phương đó quyết định nhưng nhìn chung sẽ giao động trong khoảng từ 50.000 đồng đến 75.000 đồng. Đây được đánh giá là mức giá khá hợp lý. Dưới đây là danh sách lệ phí xin cấp giấy phép xây dựng nhà cấp bốn (nhà riêng lẻ) tại 63 tỉnh thành trên cả nước, cụ thể như sau:
Thứ nhất, đối với các khu vực sau: TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Tây Ninh, Trà Vinh, Lạng Sơn, Bến Tre, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Giang, Cao Bằng, Thanh Hóa, Lào Cai, Hậu Giang, Kiên Giang, Phú Yên, Bắc Kạn, Cà Mau, Bắc Ninh, Bình Thuận, Quảng Nam, Đắk Lắk, Sơn La, Thái Nguyên, Lai Châu, Ninh Bình, Gia Lai, Tiền Giang, Khánh Hòa, Long An, Bắc Giang, Đắk Nông, Quảng Ngãi, Ninh Thuận, An Giang, Bình Phước và Quảng Bình: 75.000 đồng/ giấy phép xây dựng có lệ phí xin cấp giấy phép xây dựng nhà cấp bốn là 75.000 đồng/ giấy phép xây dựng.
Thứ hai, đối với các khu vực sau: Đà Nẵng, Cần Thơ, Bình Dương, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Tuyên Quang, Yên Bái, Điện Biên, Đồng Nai, Nam Định, Thừa Thiên Huế, Hà Nam (mức giá này áp dụng cho địa bàn thành phố Thủ Lý; địa bàn thị trấn, huyện và cùng còn lại là 30.000 đồng/ giấy phép xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở cấp bốn), Vĩnh Long, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bạc Liêu, Hải Dương, Nghệ An, Kon Tum: Có lệ phí xin cấp giấy phép xây dựng nhà cấp bốn là 50.000 đồng/ giấy phép xây dựng.
Một là, Hòa Bình: Có lệ phí xin cấp giấy phép xây dựng nhà cấp bốn là 200.000 đồng/ giấp phép xây dựng;
Hai là, Lâm Đồng: Có lệ phí xin cấp giấy phép xây dựng nhà cấp bốn là: Đối với phường là 80.000 đồng/ giấy phép xây dựng; và tại xã, thị trấn thì áp dụng mức lệ phí cấp giấy phép xây dựng nhà cấp bốn là 50.000 đồng/ giấy phép xây dựng;
Ba là, Quảng Trị: Lệ phí thu của nhà đầu tư khi xin cấp giấy phép xây dựng nhà cấp bốn là 100.000 đồng/ giấy phép xây dựng;
Bốn là, Bình Định: Có lệ phí xin cấp giấy phép xây dựng nhà cấp bốn là 70.000 đồng/ giấy phép xây dựng;
Năm là, Hà Tĩnh, Thái Bình, Quảng Ninh: Khoản phí nhà đầu tư phải đóng khi xin cấp giấy phép xây dựng nhà cấp bốn 60.000 đồng/ giấy phép xây dựng;
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Xây dựng năm 2014 số
– Nghị định số 15/2021/NĐ-CP của Chính phủ ngày 03 tháng 3 năm 2021 Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng;