Chuyển viện, chuyển tuyến là gì? Xin giấy chuyển viện, chuyển tuyến cần giấy tờ gì? Thủ tục xin giấy chuyển viện, chuyển tuyến?
Hiện nay, khi xã hội ngày càng phát triển và ý họ ở các tuyến trên cũng hiện đại và chữa bệnh một cách chính xác nhất. Chính điều này đã dẫn đến việc người dân khi khám chữa bệnh đều có xu hướng muốn chuyển lên tuyến trên để khám chữa bệnh. Tuy nhiên, để giảm tải sự quá tải cho các bệnh viện trung ương thì pháp luật đã quy định về việc bệnh nhân khi muốn tham gia khám chữa bệnh trái tuyến thì cần phải thực hiên thủ tục xin chuyển tuyến. Vậy để xin giấy chuyển viện, chuyển tuyến cần giấy tờ gì? Thủ tục xin chuyển viện, chuyển tuyến được quy định với nội dung ra sao?
Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
–
– Thông tư 14/2014/TT-BYT quy định việc chuyển tuyến giữa cơ sở khám, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
Mục lục bài viết
1. Chuyển viện, chuyển tuyến là gì?
Trên thực tế hiện nay không có luật này định nghĩa một các chính xác về thuật ngữ “chuyển viện,chuyển tuyến khám chữa bệnh” là gì? Tuy nhiên, có thể hiểu chuyển viện chuyển tuyến khám chữa bệnh là việc chuyển bệnh nhân từ cơ sở khám chữa bệnh này thực hiện việc xin chuyển sang cơ sở khám chữa bệnh khác theo yêu cầu chuyên môn kỹ thuật hoặc theo nguyện vọng của người bệnh.
Hiện nay không có định nghĩa cụ thể chuyển tuyến khám chữa bệnh là gì. Tuy nhiên, có thể hiểu chuyển tuyến khám chữa bệnh là việc chuyển bệnh nhân từ cơ sở khám chữa bệnh này sang cơ sở khám chữa bệnh khác theo yêu cầu chuyên môn kỹ thuật hoặc theo nguyện vọng của người bệnh.
Trên có sở quy định tại Điều 4 Thông tư 14/2014/TT-BYT quy định có 03 hình thức chuyển tuyến gồm:
– Thứ nhất, đó chính là hoạt động chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên liền kề theo trình tự như sau:
+ Tuyến 04 chuyển lên tuyến 03,
+ Tuyến 03 chuyển lên tuyến 02,
+ Tuyến 02 chuyển lên tuyến 01
+ Không theo trình tự này nếu cơ sở khám chữa bệnh trên liền kề không có dịch vụ kỹ thuật phù hợp;
– Thứ hai, đó chính là chuyển người bệnh từ tuyến trên về tuyến dưới;
– Thứ ba, chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám chữa bệnh trong cùng tuyến.
Việc phân loại tuyến khám chữa bệnh lại được quy định tại Điều 3 Thông tư 43/2013/TT-BYT có nội dung như sau:
– Tuyến Trung ương hay còn được nhận định là tuyến 1. Trong hệ thống các khám chữa bênh được pháp luật Việt Nam quy định thì tuyến này là tuyến cuối về chuyên môn kỹ thuật gồm các bệnh viện hạng I trực thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương…
– Tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hay còn được nhận định là tuyến 2 gồm bệnh viện xếp hạng II trở xuống trực thuộc Bộ Y tế, bệnh viện hạng I, hạng II thuộc Sở Y tế…
– Tuyến huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh hay còn được nhận định là tuyến 3 gồm các bệnh viện hạng III, hạng IV, bệnh viện chưa xếp hạng, trung tâm y tế huyện có chức năng khám chữa bệnh ở những địa phương chưa có bệnh viện huyện, bệnh xá công an tỉnh, phòng khám đa khoa, chuyên khoa…
– Tuyến xã, phường, thị trấn hay còn được nhận định là tuyến 4 bao gồm trạm y tế xã, trạm xá, phòng khám bác sĩ gia đình…
2. Xin giấy chuyển viện, chuyển tuyến cần giấy tờ gì?
Trên thực tế hiện nay thì các bệnh nhân tha gia vào việc khám chữa bệnh ở tuyến dưới mà muốn chuyển viện, chuyển tuyến thì cần phải thực hiện việc xin giấy chuyển viện, chuyển tuyến tại cơ sở khám chữa bệnh ban đầu. Do đó, để giúp quý bạn đọc và người ệnh thực hiện việc xin giấy chuyển tuyến một cách nhanh chóng nhất để phục vụ cho nhu cầu của mình thì càn phải có các loại giấy từ sau để có thể xin chuyển tuyến:
– Bệnh nhân cần xuất trình chứng minh nhân dân/ căn cước công dân
– Thẻ bảo hiểm y tế
– Đặc biệt đó chính là giấy kết luận bệnh của bạn đáp ứng đủ điều kiện để thực hiện việc chuyển tuyến theo như quy định.
3. Thủ tục xin giấy chuyển viện, chuyển tuyến:
Trên cơ sở quy định tại Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014 thì đối với những trườnghợp bệnh nhân thự hiện khám trái tuyến ở các bệnh viện tuyến trung ương thì sẽ chỉ được hưởng 40% chi phí điều trị nội trú theo đối tượng của mình. Cũng chính vì vậy mà bệnh nhân muốn được hưởng mức bảo hiểm tối đa theo như quy định của pháp luật hiện hành thì cần phải xác định là đúng tuyến theo Điều 11
Trên cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 5
“1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Bệnh không phù hợp với năng lực chẩn đoán và điều trị, danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt hoặc bệnh phù hợp với năng lực chẩn đoán và điều trị, danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt nhưng do điều kiện khách quan, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó không đủ điều kiện để chẩn đoán và điều trị;
b) Căn cứ vào danh mục kỹ thuật đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt, nếu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên liền kề không có dịch vụ kỹ thuật phù hợp thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến dưới được chuyển lên tuyến cao hơn;
c) Trước khi chuyển tuyến, người bệnh phải được hội chẩn và có chỉ định chuyển tuyến (trừ phòng khám và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến 4)”.
Như vậy, có thể thấy rằng ếu bệnh nhân xác định mình thuộc một trong các nhóm được luật quy định nêu ra ở trên thì có thể thực hiện việc xin chuyển tuyến của cơ quan y tế có thẩm quyền cấp giấy chuyển viện, chuyển tuyến theo như quy định của pháp luật hiện hành.
Việc chuyển tuyến sẽ được thực hiện khi cơ sở khám chữa bệnh không đủ điều kiện để chuẩn đoán và điều trị hoặc các cơ quan khám chữa bệnh tuyến trên liền kề không có dịch vụ kỹ thuật phù hợp thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến dưới được chuyển lên tuyến cao hơn. Đồng thời để được xác định chuyển tuyến thì người khám chữa bệnh cần phải được hội chẩn và có chỉ định chuyển tuyến theo như quy định của phá luật.
Về thủ tục chuyển tuyến, Điều 7 Thông tư số 14/2014/TT-BYT của Bộ Y tế có quy định:
Thứ nhất đối với thủ tục chuyển tuyến BHYT trong trường hợp cơ sở khám chưa bệnh thực hiện chuyển người bệnh lên tuyến trên hoặc cùng tuyến
Bước 1: Cơ sở khám chữa bệnh cần thông báo và giải thích rõ lý do chuyển tuyến cho người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh;
Bước 2: Người đại diện cơ sở khám chữa bệnh ký giấy chuyển tuyến theo mẫu theo quy định
Bước 3: Làm các thủ tục kiểm tra trước khi chuyển bệnh nhân
– Đối với trường hợp bệnh nhân cấp cứu: cơ sở khám chưa bệnh cần liên hệ với khám chưa bệnh dự kiến chuyển người bệnh đến; kiểm tra lần cuối cùng tình trạng người bệnh trước khi chuyển; chuẩn bị sẵn sàng phương tiện để cấp cứu người bệnh trên đường vận chuyển.
– Đối với bệnh nhân cần sự hỗ trợ kỹ thuật của cơ sở khám chưa bệnh dự kiến chuyển người bệnh đến, cơ sở khám chưa bệnh chuyển người bệnh đi phải thông báo cụ thể về tình trạng của người bệnh và những yêu cầu hỗ trợ để cơ sở khám chưa bệnh nơi chuyển đến có biện pháp xử trí phù hợp.
Bước 4: Bàn giao giấy chuyển tuyến
Cơ sở KCB giao giấy chuyển tuyến cho người bệnh hoặc người hộ tống hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh để chuyển tới cơ sở KCB dự kiến chuyển người bệnh đến.
Bước 5: Bàn giao giấy chuyển tuyến cho cơ sở khám chưa bệnh mới
Người giữ giấy chuyển tuyến bàn giao người bệnh, giấy chuyển tuyến cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi chuyển đến.
Thứ hai, thủ tục chuyển tuyến BHYT trong trường hợp người bệnh chuyển về tuyến dưới
Bên cạnh việc chuyển tuyến về tuyến trên thì rất nhiều trường hợp bệnh nhân được chuyển về tuyến dưới để phù hợp với điều kiện khám chưa bệnh của bệnh nhân. thủ tục chuyển tuyến BHYT đối với người bệnh chuyển về tuyến dưới tương tự các bước 1, 2, 4, 5.
Thủ tục chuyển tuyến BHYT cho bệnh nhân được cơ sở khám chữa bệnh nơi mà bệnh nhân đang khám và điều trị thực hiện. Bệnh nhân và người đại diện của bệnh nhân khi được bàn giao giấy chuyển tuyến khi đến cơ sở mới cần bàn giao lại cho cơ sở khám chữa bệnh nơi chuyển để để được xét hưởng như khám chữa bệnh đúng tuyến. Trong trường hợp làm mất giấy bệnh nhân, người đại diện của bệnh nhân cần liên hệ với cơ sở khám chữa bệnh ban đầu để được hỗ trợ giải quyết.
Như vậy, theo quy định pháp luật, giấy chuyển tuyến được cấp bởi bệnh viện khi đáp ứng được những điều kiện nhất định. Trong trường hợp của mình, bạn có thể đề nghị bệnh viện nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu của mình xem xét cấp giấy chuyển tuyến. Khi đã có giấy chuyển tuyến, bạn có thể sử dụng khi đi sinh tại bệnh viện tuyến trên và được hưởng quyền lợi ở mức tối đa theo đối tượng của mình vì thuộc trường hợp đúng tuyến.