Xin di dời cột điện, đường dây điện: Điều kiện, đơn xin và thủ tục. Mẫu đơn xin di dời cột điện, đường dây điện mới nhất.
Để nền kinh tế, xã hội phát triển thì mỗi quốc gia không thể thiếu được nguồn điện. Tuy nhiên để xây dựng được mạng lưới đường điện cần rất nhiều chi phí và phải đi qua rất nhiều địa phương mới đến được nhà dân cũng như các khu công nghiệp. Do đó cũng không thể tránh khỏi hệ thống điện (Cột, đường dây điện…) đi vào đất thuộc quyền sử dụng của người dân, xâm phạm đế quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Chính vì vậy người dân cũng cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính họ.
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Điều kiện yêu cầu di dời cột điện, đường dây điện:
– Khi nhà nước hoặc cá nhân tổ chức thực hiện xây dựng đường lưới điện như cột điện, đường dây điện đi qua đất thuộc quyền sở hữu của người dân thì đối với nhà nước thuộc trường hợp thu hồi thì phải đưa ra quyết định thu hồi đất theo quy định của pháp luật và tiến hành bồi thường về đất nếu có tài sản gắn liền với đất thì cũng phải bồi thường bằng giá trị tài sản tại thời điểm thu hồi, trường hợp không thu hồi đất nhưng làm hạ chế quyền chủ sử dụng đất thì vẫn phải bồi thường, hỗ trợ nhưng không được vượt quá 80% bồi thường thu hồi đất. Còn đối với tổ chức, cá nhân ngoài nhà nước thì phải thương lượng, thỏa thuận với chủ thể có đất bị xâm phạm và bồi thường theo sự thỏa thuận của hai bên.
– Như vậy, để thực hiện yêu cầu di dời hệ thống điên thì phải đáp ứng được điều kiện việc xây dựng đó phải trái quy định của pháp luật, không có sự thỏa thuận hay có quyết định thu hồi đất hay bồi thường, đang xâm phạm quyền và lợi ích chính đáng của chủ thể, gây mất an toàn đối với chủ thể đó thì họ có quyền khiếu nại, kiến nghị yêu cầu đi dời hệ thống cột điện đó và sẽ không mất chi phí về phần di dời hệ thống điện đang vi phạm này.
– Ngoài ra nếu hệ thống điện được xây dựng gần nhà hay đất của mình đang canh tác nhưng hệ thống cột điện, hây dây điện đó qua mưa báo, thời gian, thời tiết mà bị hư hỏng nặng có nguy cơ gây nguy hiểm lớn thì chủ sở hữu đất đang bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu di dời hoặc sửa chữa.
– Tuy nhiên trong trường hợp hệ thống điện đó không xây dựng trong phần đất của mình nhưng mất mỹ quan, gây mất an toàn thì chủ thể đó có quyền thương lượng, thỏa thuận với nhà nước, cá nhân, tổ chức đó về việc di dời hệ thống điện nhưng phải có địa điểm để di dời và chịu hòa toàn chi phí về việc di dời đó.
2. Thủ tục yêu cầu di dời cột điện, dây điện:
– Đơn đề nghị di dời cột điện, dây điện. Trong đơn đề nghị phải nêu rõ sự việc, lý do yêu cầu di dời, thông tin chủ thể yêu cầu di dời, địa điểm cột điện, dây điện cần di dời…
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản sao công chứng, chứng thực). Nhằm mục đích chứng minh cột điện hay dây chuyên tải điện đó đang đi trên phần đất thuộc quyền sở hữu của mình (Trường hợp cột điện hay dây điện xây dựng, đi qua đất thuộc quyền sử dụng của mình, trường hợp được xây dựng gần, cạnh đất của mình nhưng gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể thì không cần).
– Hình ảnh của cột điện, dây điện đi qua: Chứng minh rõ vị trí cột điện, dây điện xâm phạm.
Nộp đơn trực tiếp hoặc qua bưu điện lên đơn vị điện đang trực tiếp quản lý hệ thóng điện đó. Trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn đề nghị phải xem xét để giải quyết, trong trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản cho người có yêu cầu và nêu rõ lý do.
3. Đơn xin di dời cột điện, dây điện:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày…tháng…năm…
ĐƠN ĐỀ NGHỊ DI DỜI CỘT ĐIỆN
(V/v cột điện xây dựng trái phép)
Kính gửi: Đơn vị Điện lực A, thuộc công ty Điện Lực B.
Tên tôi là:……..
Ngày, tháng, năm sinh:……
Số chứng minh nhân dân:……. Ngày cấp:….. Nơi cấp:…
Nơi thường trú:…..
Bằng đơn này tôi xin trình bày sự việc như sau:……
(Ví dụ: Gia đình tôi có một thửa đất ở tại tờ bản đồ số 2, thửa đất số 567, tại địa chỉ: Làng Vũ Đại, huyện B, tỉnh A đã được nhà nước cấp vào năm 2009. Tuy nhiên cho đến nay gia đình tôi vẫn chưa có điều kiện xây dưng nhà ở. Vào ngày ….tháng…năm… tôi có lên thăm đất thì tôi phát hiện có một cột điện đang được xây dụng trên phần đất nhà tôi mà gia đình tôi không hề hay biết, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ich hợp pháp của gia đình tôi. Do đó nay tôi viết đơn này kính mong quý cơ quan di dời cột điện đang được xây dựng trái phép trên phần đất thuộc quyền sử dụng đất của gia đình tôi).
Tôi xin cam đoan những lời trình bày trên là hoàn toàn đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu có sai sự thật.
Kính mong quý cơ quan xem xét và giải quyết!
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tài liệu kèm theo
-Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
-Hình ảnh cột điện, dây điện…
4. Bồi thường về nhà ở nằm giữa hai đường dây điện trên không:
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi xin được trình bày và tư vấn một vấn đề như sau: Năm 1992, ba má tôi nghỉ hưu về quê ( TX Bến Cát, Bình Dương ) mua một thửa đất để an dưỡng tuổi già. Năm 1994, hệ thống lưới điện 110KV Tân Định – Phú Hòa Đông kéo dọc theo thửa đất nhà tôi và xây dựng một trụ điện giữa ranh giới đất nhà tôi và nhà bên cạnh. Lúc đó nhà tôi chỉ nhận được tiền đền bù hoa màu là 16.000đ ( mười sáu ngàn đồng ) cho một bụi tầm vông ngay tại vị trí xây dựng trụ điện. ( phía bên trái công trình nhà ở).
Năm ngoái (2014) hệ thống lưới điện cao thế 500KV Pleiku – Mỹ Phước –Cầu Bông triển khai ngay bên phải công trình nhà ở ( nhà tôi nằm ngoài hành lang an toàn đường điện). Ngày 20 /8 /2014, gia đình tôi có làm đơn khiếu nại gửi đến Sở Công Thương tỉnh Bình Dương và Đài Phát Thanh và Truyền Hình tỉnh Bình Dương để khiếu nại về việc toàn bộ thửa đất và công trình nhà ở của nhà tôi bị nằm kẹp giữa hai trụ và hệ thống lưới điện cao thế khiến giá trị thửa đất bị sụt giảm ( vì bán không ai mua ) và số diện tích đất 1397m2 thể hiện trên GCNQSDĐ nhưng hơn 20 năm qua không được nhà nước hỗ trợ đền bù.
Nhân viên ngành điện tháng nào cũng đi kiểm tra và tự động chặt phá hết các ngọn cây dưới lưới điện trên thửa đất nhà tôi. Sau đó Sở Công Thương phối hợp với các đoàn kiểm tra liên ngành có đến đo đạc và kết luận là các chỉ số đều nằm trong mức an toàn nên nhà tôi không được giải quyết hổ trợ đền bù khoản nào! Trong quá trình khiếu nại, ba tôi đã qua đời vì bệnh ( ngày 02/10/2014). Vì không được các ngành chức năng giải quyết thỏa đáng.
Nên ngày 6/11/2014 và ngày 15/12/2014, tiếp theo nguyện vọng của ba tôi, gia đình tôi đã tiếp tục gửi khiếu nại (do mẹ tôi đứng đơn) đến Văn phòng Tỉnh Ủy và UBND tỉnh Bình Dương nhưng không nhận được phản hồi nào. Đến tháng 3 / 2015. Tôi tiếp tục gửi đơn đính kèm bản sao toàn bộ hồ sơ khiếu nại đến một cơ quan truyền thông tại TP HCM và nhận được công văn phản hồi là đơn khiếu nại của tôi được chuyển đến Chủ tịch tỉnh UBND tỉnh Bình Dương. Khi nào có công văn trả lời đơn cơ quan này sẽ thông báo . Tôi xin Quý Công ty vui lòng tư vấn giúp tôi một số vấn đề như sau:
1. Vấn đề tôi khiếu nại là đúng hay sai?
2. Thời gian quy định về việc trả lời đơn thư của cơ quan hành chính đối với đơn thư của người dân là bao lâu ?
3. Nếu UBND tỉnh vẫn không giải quyết hỗ trợ bồi thường, thì gia đình tôi có thể làm đơn khởi kiện ngành điện ra tòa án về số diện tích đất hành lang đường điện thể hiện trên GCNQSDĐ 1397m2, nhưng không được giải quyết hỗ trợ đền bù về đất?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Khoản 1 Điều 2 Luật khiếu nại 2011, căn cứ Điều 27, Điều 28
Căn cứ Điều 13 Nghị định 14/2014/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 51/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành luật điện lực về an toàn điện: Điều kiện để nhà ở, công trình có người sinh sống, làm việc bên trong được tồn tại trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện cao áp trên không điện áp đến 220 kV. Bạn chưa nêu rõ hiện nay chiều cao của 2 đường dây điện trên cao so với nhà bạn là bao nhiêu mét, nếu đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Điều 13
Điều 18 Nghị định 14/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 51/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành luật điện lực về an toàn điện: Bồi thường, hỗ trợ đối với nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không.
5. Hỗ trợ do hạn chế khả năng sử dụng đất khi đường dây điện đi qua:
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Tôi nhờ Luật sư tư vấn giúp tôi việc như sau: Nhà tôi bị giải tỏa mặt bằng để làm đường. Nhưng nhà nước không lấy hết toàn bộ mà còn lại khoảng 64m2 ở giữa 3 làn đường. Ngoài ra thì nó còn nằm dưới đường dây cao thế nên không được xây nhà. Tôi muốn hỏi là với mảnh đất 64m2 tôi có thể làm gì để nhà nước thu hồi nốt phần đất còn lại. Trước đây nhà tôi có xây lên nhà cấp 4 được khoảng 2 năm thì bị phá dỡ do nằm dưới đường dây cao thế. Cảm ơn Luật sư!
Luật sư tư ấn:
Thu hồi đất là việc bằng một quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấm dứt quan hệ pháp luật đất đai, chấm dứt quyền và lợi ích của các chủ thể đang sử dụng đất nhằm phục vụ cho lợi ích của nhà nước, xã hội hoặc để xử lý hành vi vi phạm pháp luật đất đai.
Theo Điều 16 Luật Đất đai 2013, việc thu hồi đất của nhà nước được thực hiện trong các trường hợp:
+ Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế- xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng
+ Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai
+ Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất có nguy cơ đe dọa tính mạng con người
Căn cứ theo quy định trên, trường hợp đất của gia đình bạn được nhà nước thu hồi để làm đường, thuộc trường hợp thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh- phát triển kinh tế- xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng
Điều 63
– Dự án thuộc các trường hợp thu hồi đất quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật này;
– Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
– Tiến độ sử dụng đất thực hiện dự án.
Theo thông tin bạn cung cấp, nhà nước đã thu hồi một phần diện tích đất của bạn để làm đường mà không lấy hết, song trong trường hợp này, bạn cũng không thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi nốt phần đất còn lại để được bồi thường theo trường hợp thu hồi để làm đường, vì việc thu hồi đất vì vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế- xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng của nhà nước được cơ quan có thẩm quyền quyết định phải căn cứ vào mục đích, dự án cụ thể, kế hoạch sử dụng đất hàng năm và tiến độ sử dụng đất thực hiện dự án.