Xin cấp lại sổ hộ khẩu gia đình bị mất như thế nào? Thủ tục cấp lại sổ hộ khẩu bị mất. Hồ sơ xin cấp lại sổ hộ khẩu. Thời hạn, lệ phí xin cấp lại sổ hộ khẩu gia đình bị mất, rách, hỏng mới nhất.
Sổ hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân được coi là 2 loại giấy tờ tuỳ thân bất ly thân. Dù bạn có làm gì, thực hiện thủ tục hành chính nào đi chăng nữa: Mua bán nhà đất, BHXH, đăng ký thuế, đăng ký kết hôn, khai sinh, khai tử, … vẫn phải sử dụng đến 2 loại giấy tờ này. Tuy nhiên, trong quá trình cất giữ, các giấy tờ có thể bị hỏng, bị rách hoặc không may bị mất thì buộc các bạn phải xin cấp lại giấy tờ, cấp lại sổ hộ khẩu. Và việc xin cấp lại sổ hộ khẩu gia đình bị mất, rách, hỏng là việc làm tiên quyết trước khi các bạn làm lại các giấy tờ khác. Vậy, thủ tục cấp đổi, cấp lại sổ hộ khẩu như thế nào? Trong bài viết này Dương Gia sẽ làm rõ các vấn đề trên.
Tư vấn trình tự thủ tục xin cấp lại sổ hộ khẩu bị mất trực tuyến miễn phí: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Các trường hợp được xin cấp lại sổ hộ khẩu
Sổ hộ khẩu là giấy tờ ghi nhận nơi cư trú của công dân và các thành viên trong gia đình, căn cứ khoản 2 Điều 9 Luật Cư trú 2006, được sửa đổi bổ sung năm 2013 thì Công dân có quyền được cấp, cấp đổi, cấp lại sổ hộ khẩu. Và cũng theo Luật Cư trú năm 2006, Điều 24 khoản 2 trường hợp sổ hộ khẩu bị hư hỏng thì được đổi, bị mất thì được cấp lại.
– Sổ hộ khẩu bị cháy, mục, mủn, nát.
– Sổ hộ khẩu bị ướt, rách.
– Sổ hộ khẩu bị bung ghim, chuột gặm, mất góc,…
– Sổ hộ khẩu bị cướp giật, trộm mất, rơi mất,…
– Sổ hộ khẩu bị thất lạc,…
Như vậy, trong trường hợp sổ hộ khẩu bị mất, bị hư hỏng thì công dân có thể thực hiện thủ tục Xin cấp lại, cấp đổi sổ hộ khẩu theo quy định của pháp luật về Cư trú.
2. Trình tự, thủ tục xin cấp lại Sổ hộ khẩu khi bị mất
Khi thực hiện thủ tục cấp lại Sổ Hộ khẩu, công dân cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ như sau:
– 01 Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (mẫu HK02)
– Chứng minh thư nhân dân (nếu còn) của các nhân khẩu trong sổ hộ khẩu cũ.
– Xác nhận của Công an khu vực nơi mất giấy tờ/ hoặc xác nhận của công an tại mẫu HK02.
– Giấy uỷ quyền/ hoặc hợp đồng uỷ quyền (nếu có).
a/ Quy trình thực hiện
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định
Bước 2: Công dân nộp hồ sơ tại bộ phận làm Hộ khẩu thuộc Đội CS Quản lý hành chính về TTXH, Công an huyện/quận/thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh…
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì người nộp được trao giấy biên nhận
+ Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng thiếu thành phần hồ sơ hoặc biểu mẫu, giấy tờ kê khai chưa đúng, chưa đầy đủ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn cho người đến nộp hồ sơ bổ sung hồ sơ.
+ Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì không tiếp nhận và phải trả lời bằng văn bản cho công dân, nêu rõ lý do không tiếp nhận.
Bước 3: Trả kết quả:
+ Trường hợp được giải quyết cấp lại sổ hộ khẩu: Nộp lệ phí và nhận hồ sơ; kiểm tra lại giấy tờ, tài liệu, đối chiếu các thông tin được ghi trong sổ hộ khẩu, giấy tờ khác và ký nhận vào sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu (ký, ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm nhận kết quả).
+ Trường hợp không giải quyết cấp lại sổ hộ khẩu: Nhận lại hồ sơ đã nộp; kiểm tra lại giấy tờ, tài liệu có trong hồ sơ; nhận văn bản về việc không giải quyết cấp lại sổ hộ khẩu và ký nhận (ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm nhận văn bản và hồ sơ đăng ký cư trú đã nộp) vào sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu.
Thời gian trả kết quả: theo ngày hẹn trên giấy biên nhận.
b/ Thời gian giải quyết hồ sơ: Không quá 03 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ.
c/ Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ:
d/ Lệ phí cấp lại Sổ hộ khẩu bị mất: Theo quy định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Thông thường không quá 20.000 đồng.
Xem thêm: Điều kiện nhập hộ khẩu tại Hà Nội và TPHCM mới nhất
3. Trình tự, thủ tục cấp đổi Sổ hộ khẩu bị rách, hỏng
Khi thực hiện thủ tục cấp đổi Sổ Hộ khẩu, công dân cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ như sau:
Sổ hộ khẩu cũ (bị hư hỏng)
01 Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (mẫu HK02)
Chứng minh thư nhân dân của chủ hộ.
Giấy uỷ quyền/ hợp đồng uỷ quyền nếu uỷ quyền cho người khác làm thay.
a/ Quy trình thực hiện
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định
Bước 2: Công dân nộp hồ sơ tại Công an cấp huyện.
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì người nộp lấy biên nhận.
+ Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng thiếu thành phần hồ sơ hoặc biểu mẫu, giấy tờ kê khai chưa đúng, chưa đầy đủ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn cho người đến nộp hồ sơ.
+ Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì không tiếp nhận và trả lời bằng văn bản cho công dân, nêu rõ lý do không tiếp nhận.
Bước 3: Trả kết quả:
+ Trường hợp được giải quyết cấp đổi sổ hộ khẩu: Nộp lệ phí và nhận hồ sơ; kiểm tra lại giấy tờ, tài liệu, đối chiếu các thông tin được ghi trong sổ hộ khẩu, giấy tờ khác và ký nhận vào sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu (ký, ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm nhận kết quả).
+ Trường hợp không giải quyết cấp đổi sổ hộ khẩu: Nhận lại hồ sơ đã nộp; kiểm tra lại giấy tờ, tài liệu có trong hồ sơ; nhận văn bản về việc không giải quyết cấp đổi sổ hộ khẩu và ký nhận (ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm nhận văn bản và hồ sơ đăng ký cư trú đã nộp) vào sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu.
Thời gian trả kết quả: Theo ngày hẹn trên giấy biên nhận.
b/ Thời gian giải quyết hồ sơ: Không quá 03 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
c/ Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ:
d/ Lệ phí cấp lại Sổ hộ khẩu bị mất: Theo quy định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Thông thường không quá 20.000 đồng.
Xem thêm: Trình tự – thủ tục xin tách hộ khẩu – nhập hộ khẩu mới nhất
Lưu ý:
– Trường hợp cấp lại sổ hộ khẩu buộc phải có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (mẫu HK02).
– Đối với trường hợp đổi sổ hộ khẩu do bị hư hỏng hoặc đổi từ mẫu sổ hộ khẩu cũ (sổ hộ khẩu gia đình, giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể…) sang mẫu sổ mới thì phải nộp lại sổ hộ khẩu (công an sẽ thu hồi lại sổ cũ) để công an lưu giữ vào hồ sơ dữ liệu công dân.