Hiện nay, rất nhiều trường hợp các đơn vị hoặc cá nhân, hộ gia đình xin cấp giấy phép xây dựng xong nhưng vì lý do kinh tế hoặc lý do nào khác mà không tiến hành xây dựng. Vậy hành vi đó có bị xử phạt hay không.
Mục lục bài viết
1. Khi xây dựng có phải xin cấp giấy phép xây dựng không?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 30 Điều 1
– Các công trình xây dựng tạm.
– Công trình bí mật nhà nước; công trình xây dựng khẩn cấp.
– Các công trình thuộc dự án sử dụng vốn đầu tư công được Thủ tướng Chính phủ, người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, Viện kiểm sát nhân dân tối cao,
– Công trình sửa chữa, cải tạo bên trong công trình hoặc công trình sửa chữa, cải tạo mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc sửa chữa, cải tạo đảm bảo không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng đến an toàn kết cấu chịu lực của công trình, phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, yêu cầu về an toàn phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường.
– Các công trình quảng cáo không nằm trong đối tượng phải xin cấp Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về quảng cáo. Các loại công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động theo quy định của Chính phủ.
– Các công trình xây dựng nằm trên địa bàn hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên, công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị phù hợp với quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
– Công trình xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng
– Loại công trình nhà ở riêng lẻ thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, có quy mô dưới 7 tầng.
– Loại công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 07 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Các loại công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng; trừ công trình, nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa.
Giấy phép xây dựng bao gồm giấy phép xây dựng mới; giấy phép sửa chữa, cải tạo; giấy phép di dời công trình; giấy phép xây dựng có thời hạn.
2. Xin cấp giấy phép xây dựng nhưng không xây có bị phạt không?
Theo quy định tại Khoản 10 Điều 90
Theo nguyên tắc, trước khi giấy phép xây dựng hết hiệu lực khởi công, công trình chưa được khởi công xây dựng thì chủ đầu tư phải thực hiện việc đề nghị gia hạn giấy phép xây dựng. Lưu ý mỗi giấy phép chỉ được gia hạn tối đa là 02 lần. Và mỗi lần gia hạn là 12 tháng.
Khi hết thời hạn gia hạn giấy phép xây dựng mà chủ đầu tư chưa được khởi công xây dựng thì chủ đầu tư sẽ phải nộp hồ sơ để đề nghị xin cấp giấy phép xây dựng mới.
Và theo quy định tại Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP về các vi phạm trong trật tự xây dựng thì chỉ đặt ra với các trường hợp hành vi vi phạm sau:
– Tổ chức thi công xây dựng công trình không che chắn hoặc có che chắn nhưng để rơi vãi vật liệu xây dựng xuống các khu vực xung quanh hoặc để vật liệu xây dựng không đúng nơi quy định.
– Hành vi không công khai giấy phép xây dựng tại địa điểm thi công xây dựng trong suốt quá trình thi công.
– Hành vi không thực hiện thủ tục để điều chỉnh, gia hạn giấy phép xây dựng.
– Hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép sửa chữa, cải tạo, di dời công trình và giấy phép xây dựng có thời hạn.
– Hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình vi phạm quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng gây lún, nứt hoặc hư hỏng công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình lân cận hoặc gây sụp đổ hoặc có nguy cơ gây sụp đổ công trình lân cận nhưng không gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của người khác.
– Hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng mới.
– Hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng.
– Hành vi xây dựng công trình không đúng thiết kế xây dựng được thẩm định trong trường hợp được miễn giấy phép xây dựng.
– Hành vi xây dựng không đúng quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị.
– Hành vi xây dựng cơi nới, lấn chiếm diện tích, lấn chiếm không gian đang được quản lý, sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác hoặc của khu vực công cộng, khu vực sử dụng chung.
Do vậy, theo căn cứ trên thì nếu như cá nhân, hộ gia đình xin cấp giấy phép xây dựng nhưng chưa xây dựng nhà ở thì không bị xử phạt vi phạm hành chính. Chỉ trong trường hợp không thực hiện thủ tục để điều chỉnh, gia hạn giấy phép xây dựng sẽ bị xử phạt như sau:
– Đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ: phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng.
– Đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác: phạt tiền từ 25 triệu đồng đến 30 triệu đông.
– Đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng: phạt tiền từ 60 triệu đồng đến 80 triệu đồng.
Lưu ý: đối với cá nhân thì mức phạt bằng 1/2 mức phạt trên quy định của tổ chức.
3. Hồ sơ, thủ tục đề nghị gia hạn giấy phép xây dựng:
3.1. Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép xây dựng:
– Đơn đề nghị gia hạn giấy phép xây dựng.
– Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp.
3.2. Quy trình đề nghị gia hạn giấy phép xây dựng:
Bước 1: Nộp hồ sơ:
Chủ đầu tư nộp 02 bộ hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép xây dựng cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết:
Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm xem xét gia hạn giấy phép xây dựng, thời hạn giải quyết là trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
– Nếu như hồ sơ không đủ điều kiện thì cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng phải
Trường hợp quá thời hạn ghi trong giấy biên nhận mà cơ quan có thẩm quyền không trả lời thì chủ đầu tư được phép xây dựng công trình theo hồ sơ thiết kế đã được thẩm định, phê duyệt theo quy định có trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng.
Bước 3: Nhận kết quả:
Chủ đầu tư nhận giấy phép xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế trình xin cấp giấy phép xây dựng có đóng dấu của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng tại nơi tiếp nhận hồ sơ theo thời hạn ghi trong giấy biên nhận.
4. Thẩm quyền thực hiện việc gia hạn cấp giấy phép xây dựng:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 103
– Đối với các công trình, nhà ở riêng lẻ xây dựng trong đô thị, trung tâm cụm xã, trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa thuộc địa bàn do mình quản lý sẽ thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
– Đối với các công trình xây dựng cấp I, cấp II; công trình tôn giáo; công trình di tích lịch sử – văn hóa, công trình tượng đài, tranh hoành tráng được xếp hạng; công trình trên các tuyến, trục đường phố chính trong đô thị; công trình thuộc dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được phân cấp cho Sở Xây dựng, ban quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao cấp giấy phép xây dựng thuộc phạm vi quản lý, chức năng của các cơ quan: thẩm quyền thuộc về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
– Đối với công trình cấp đặc biệt: thẩm quyền thuộc về Bộ Xây dựng.