Hiện nay, với thủ tục tố tụng được rút gọn và tối giản đã góp phần tạo điều kiện để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra một cách nhanh chóng. Thủ tục xét xử phúc thẩm được xem là một thủ tục được thực hiện sau khi thủ tục xét xử sơ thẩm. Vậy, xét xử phúc thẩm là gì?
Mục lục bài viết
1. Xét xử phúc thẩm là gì?
Xét xử phúc thẩm được hiểu là cụm từ được khá nhiều trong đời sống, không còn xa lạ với nhiều người. Theo đó, xét xử phúc thẩm được hiểu là thủ tục mà Tòa án có thẩm quyền xét xử phúc thẩm đối với những bản án hoặc quyết định của cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị hoặc đình chỉ, tạ định chỉ và đã được thụ lý giải quyết.
Appellate trial means the procedure by which the Court has appellate jurisdiction over the first-instance judgments or decisions that are appealed against, protested or suspended, appointed and accepted and accepted. decided.
2. Trình tự tiến hành phiên tòa xét xử phúc thẩm:
Hiện nay pháp luật nước ta quy định tùy theo tính chất và lĩnh vực mà một vụ án sẽ được chia xét xử theo thẩm quyền đúng với quy định của pháp luật. Ở phạm vi bài viết này tác giả xin giới thiệu cho các bạn đọc hiểu về trình tự thủ tiến hành phiên tòa xét xử phúc thẩm
Thứ nhất, chuẩn bị xét xử
Một, thụ lý vụ án để xét xử phúc thẩm
- Ngay sau khi nhận được hồ sơ vụ án, kháng cáo, kháng nghị và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Tòa án cấp phúc thẩm phải vào sổ thụ lý.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Tòa án phải
thông báo bằng văn bản cho các đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án và thông báo trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có). - Chánh án Tòa án cấp phúc thẩm thành lập Hội đồng xét xử phúc thẩm và phân công một Thẩm phán làm chủ tọa phiên tòa.
- Thời gian chuẩn bị xét xử sẽ được chuẩn bị trong thời hạn 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án, tùy từng trường hợp mà tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định.
Hai, trong giai đoạn này đương sự có quyền bổ sung tài liệu, chứng cứ cho vụ án.
Trường hợp Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ xét xử thì hậu quả của việc tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm và việc tiếp tục xét xử phúc thẩm được thực hiện theo quy định tại các điều 214, 215 và 216 của
Trường hợp đình chỉ vụ án khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1, Điều 289 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Thứ hai, thủ tục xét xử phúc thẩm
Một, thủ tục chuẩn bị khai mạc phiên tòa phúc thẩm và thủ tục bắt đầu phiên tòa phúc thẩm
Thủ tục này được được thực hiện theo quy định tại các điều 237, 239, 240, 241 và 242 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Hai, hỏi về việc kháng cáo, kháng nghị và xử lý việc thay đổi kháng cáo, kháng nghị tại phiên tòa
- Sau khi kết thúc thủ tục bắt đầu phiên tòa phúc thẩm thì một thành viên của Hội đồng xét xử phúc thẩm công bố nội dung vụ án, quyết định của bản án sơ thẩm và nội dung kháng cáo, kháng nghị.
- Chủ tọa phiên tòa hỏi về các vấn đề sau đây:
+ Hỏi nguyên đơn có rút đơn khởi kiện hay không;
+ Hỏi người kháng cáo, Kiểm sát viên có thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị hay không;
+ Hỏi các đương sự có thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án hay không.
- Trường hợp người kháng cáo rút một phần kháng cáo, Viện kiểm sát rút một phần kháng nghị thì Tòa án chấp nhận việc rút kháng cáo, kháng nghị. Trường hợp người kháng cáo, Viện kiểm sát bổ sung nội dung mới vượt quá phạm vi kháng cáo, kháng nghị ban đầu thì Tòa án không xem xét nội dung đó.
Ba, trường hợp nguyên đơn rút đơn khởi kiện trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm và công nhạn sự thỏa thuận của các đương sự tại phiên tòa phúc thẩm
– Trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, nếu nguyên đơn rút đơn khởi kiện thì Hội đồng xét xử phúc thẩm phải hỏi bị đơn có đồng ý hay không và tuỳ từng trường hợp mà giải quyết
Tư, lời trình bày của đương sự, Kiểm sát viên tại phiên tòa phúc thẩm
Năm, thủ tục hỏi và công bố tài liệu, chứng cứ, xem xét vật chứng tại phiên tòa phúc thẩm và tạm ngừng phiên tòa phúc thẩm
Thứ tư, tranh luận tại phiên tòa phúc thẩm
Một, trình tự tranh luận đối với kháng cáo được thực hiện như sau:
- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người kháng cáo trình bày. Người kháng cáo có quyền bổ sung ý kiến;
- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tranh luận, đối đáp. Đương sự có quyền bổ sung ý kiến;
- Khi xét thấy cần thiết, Hội đồng xét xử có thể yêu cầu các đương sự tranh luận bổ sung về những vấn đề cụ thể để làm căn cứ giải quyết vụ án.
Hai, trình tự tranh luận đối với kháng nghị được thực hiện như sau:
- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phát biểu về tính hợp pháp, tính có căn cứ của kháng nghị. Đương sự có quyền bổ sung ý kiến;
- Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về những vấn đề mà người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, đương sự đã nêu.
Trường hợp đương sự không có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì họ tự mình tranh luận.
Trường hợp vắng mặt một trong các đương sự và người tham gia tố tụng khác thì chủ tọa phiên tòa phải công bố lời khai của họ để trên cơ sở đó các đương sự có mặt tại phiên tòa tranh luận và đối đáp.
Ba, phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa phúc thẩm
Sau khi kết thúc việc tranh luận và đối đáp, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án dân sự ở giai đoạn phúc thẩm.
Ngay sau khi kết thúc phiên tòa, Kiểm sát viên phải gửi văn bản phát biểu ý kiến cho Tòa án để lưu vào hồ sơ vụ án.
Thứ năm, nghị án và tuyên án
Việc nghị án, trở lại việc hỏi và tranh luận, thời gian nghị án, tuyên án, sửa chữa, bổ sung bản án phúc thẩm được thực hiện như thủ tục xét xử sơ thẩm.
– Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra bản án, quyết định phúc thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi bản án, quyết định phúc thẩm cho Tòa án đã xét xử sơ thẩm, Viện kiểm sát cùng cấp, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền, người kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị hoặc người đại diện hợp pháp của họ.
Trường hợp
3. Các trường hợp Hội đồng xét xử đưa ra quyết định cuối cùng cho bản án sơ thẩm:
Thứ nhất, sửa bản án sơ thẩm
Hội đồng xét xử phúc thẩm sửa một phần hoặc toàn bộ bản án sơ thẩm nếu Tòa án cấp sơ thẩm quyết định không đúng pháp luật trong các trường hợp sau đây:
- Việc thu thập chứng cứ và chứng minh đã được thực hiện đầy đủ và theo đúng quy định tại Chương VII của Bộ luật này.
- Việc thu thập chứng cứ và chứng minh chưa được thực hiện đầy đủ ở cấp sơ thẩm nhưng tại phiên tòa phúc thẩm đã được bổ sung đầy đủ.
Thứ hai, hủy bản án sơ thẩm, hủy một phần bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm
Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm, hủy một phần bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Việc thu thập chứng cứ và chứng minh không theo đúng quy định tại Chương VII của Bộ luật này hoặc chưa được thực hiện đầy đủ mà tại phiên tòa phúc thẩm không thể thực hiện bổ sung được.
- Thành phần của Hội đồng xét xử sơ thẩm không đúng quy định của Bộ luật này hoặc có vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
Thứ ba, hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án
Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án nếu trong quá trình giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm, vụ án thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 217, điểm b khoản 1 Điều 299 của Bộ luật tố tụng dân sự.
Thứ tư, đình chỉ xét xử phúc thẩm
Hội đồng xét xử phúc thẩm đình chỉ xét xử phúc thẩm và giữ nguyên bản án sơ thẩm khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Theo quy định tại khoản 2 Điều 289 của Bộ luật tố tụng dân sự.
- Người kháng cáo đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà không có mặt theo quy định tại khoản 3 Điều 296 của Bộ luật tố tụng dân sự, trừ trường hợp vụ án có người khác kháng cáo, Viện kiểm sát kháng nghị.
Thứ năm, bản án phúc thẩm
– Hội đồng xét xử phúc thẩm ra bản án phúc thẩm nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
– Bản án phúc thẩm gồm có:
+ Phần mở đầu;
+ Phần nội dung vụ án, kháng cáo, kháng nghị và nhận định;
+ Phần quyết định.
- Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: Bộ luật tố tụng dân sự 2015.