Trường hợp phải hoãn phiên tòa? Xem xét, quyết định hoãn phiên tòa khi có người vắng mặt?
Theo quy định của pháp luật trong tố tụng thì để một phiên tòa xét xử được tiến hành thì tất cả những người tham gia đều phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về sự có mặt khi giải quyết. Bởi bản chất của phiên tòa là bảo vệ lợi ích của bên có thiệt hại hoặc giải quyết những vụ án cần đến sự phân minh của Tòa án nên khi thiếu đi một trong số những người phải có mặt trong phiên tòa thì phiên Tòa đó sẽ bị hoãn.
1. Trường hợp phải hoãn phiên tòa?
Từ việc thực thi các quy định của pháp luật có thể thấy rằng việc hoãn phiên tòa là tạm ngừng trong một thời gian nhất định việc xét xử vụ án theo trình tự sơ thẩm hoặc phúc thẩm trong những trường hợp do pháp luật quy định. Có rất nhiều lý do để tòa án ra quyết định hoãn phiên tòa. Cụ thể, theo quy định của
– Trường hợp phải thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án được quy định tại khoản 2 Điều 56
– Trường hợp phải thay đổi Kiểm sát viên theo khoản 2 Điều 62 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và việc thay đổi này sẽ phải diễn ra trước khi mở phiên tòa do Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp quyết định. Trường hợp Kiểm sát viên bị thay đổi là Viện trưởng Viện kiểm sát thì do Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp quyết định.
– Khi phải thay đổi người giám định, người phiên dịch theo khoản 2 Điều 84 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và việc thay đổi này sẽ phải diễn ra trước khi mở phiên tòa, phiên họp, việc thay đổi người giám định, người phiên dịch do Chánh án Tòa án quyết định. Theo đó, Hội đồng xét xử, Hội đồng giải quyết việc dân sự ra quyết định hoãn phiên tòa, phiên họp.
– Khi đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt lần thứ nhất tại phiên tòa hoặc vắng mặt lần thứ hai nhưng do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan và không có đơn đề nghị xét xử vắng mặt quy định tại Điều 227 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
Theo đó, đối với đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt theo lệnh triệu tập của Tòa án lần thứ nhất nhưng vắng mặt, nếu vắng mặt thì phải có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.
– Khi người làm chứng vắng mặt gây khó khăn, ảnh hưởng đến việc giải quyết khách quan, toàn diện vụ án tại phiên tòa quy định tại khoản 2 Điều 229 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì phiên tòa có thể vẫn tiếp tục xét xử hoặc hoãn phiên tòa.
– Trường hợp người giám định vắng mặt thì HĐXX quyết định vẫn tiến hành xét xử hoặc hoãn phiên tòa quy định tại khoản 2 Điều 230 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì phiên tòa có thể vẫn tiếp tục xét xử hoặc hoãn phiên tòa.
– Trường hợp người phiên dịch vắng mặt mà không có người khác thay thế quy định tại khoản 2 Điều 231 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa.
– Khi có người tham gia tố tụng vắng mặt tại phiên tòa mà không thuộc trường hợp Tòa án phải hoãn phiên tòa thì chủ tọa phiên tòa phải hỏi xem có ai đề nghị hoãn phiên tòa hay không; nếu có người đề nghị thì Hội đồng xét xử xem xét, quyết định theo thủ tục do Bộ luật này quy định và có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận; trường hợp không chấp nhận thì phải nêu rõ lý do theo Điều 241 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
Theo đó, đối với thời hạn tạm hoãn phiên tòa trong các trường hợp trên không quá 01 tháng, đối với phiên tòa xét xử vụ án theo thủ tục rút gọn là không quá 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa.
2. Xem xét, quyết định hoãn phiên tòa khi có người vắng mặt?
2.1. Những người tham gia có mặt tại phiên tòa?
pháp luật quy định trong quá trình giải quyết vụ án theo tố tụng thì buộc những người sau phải có mặt trong phiên tòa:
Thứ nhất, đối với cơ quan tiến hành tố tụng gồm có Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án dân sự, Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án dân sự, Xét xử vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn, Hội đồng xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án dân sự, Kiểm sát viên, Thư ký phiên tòa; đối với tòa hình sự thì có thể có người bào chữa cho đương sự. Ngoài ra có thể có thêm người giám định, người phiên dịch…
Theo đó, nhiệm vụ của cơ quan là nhằm điều khiển phiên tòa tiến hành theo đúng nhiệm vụ và quyền hạn của mình. Đối với Hội đồng xét xử thì Chủ tọa phiên tòa sẽ là người tiến hành phiên tòa với các nội dung như xét hỏi, đưa ra những căn cứ ác định loại tội, là cán cân giữa phần tranh luận,…. Viện kiểm sát là cơ quan khởi tố tội danh trong vụ án và khi tiến hành phiên tòa, Kiểm sát viên là độc bản luận tội danh, còn thư phiên tòa là người ghi chép lại toàn bộ quá trình xét xử vụ án.
Thứ hai, đối với những người tham gia gồm có: đương sự trong vụ án dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
+ Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm.
+ Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc bị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm.
+ Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
+ Người làm chứng cho vụ án là người đưa ra những căn cứ để chứng minh như chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ án đó khớp với các tình tiết trong vụ án xét xử.
Như vậy, đối với việc mở phiên tòa xét xử và tiến hành xét xử theo đúng quy trình thì trước khi diễn ra phiên tòa Thư ký phiên tòa sẽ là người kiểm tra sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia trước sau đó Thẩm phán – Chu tọa phiên tòa sẽ kiểm tra lại và xác định xem những người vắng mặt với lý do có được chấp thuận hay không.
Đối với những trường hợp vắng mặt bắt buộc phải được thông báo trước cho cơ quan bằng đơn xin yêu cầu vắng mặt, hoặc đã lấy lời khai trước đó và nằm trong trường hợp có lý do bất khả kháng được Tòa chấp nhận thì Tòa án sẽ xem xét tiến hành xét xử bình thường.
2.2. Quyết định hoãn phiên tòa khi có người vắng mặt?
Căn cứ vào những trường hợp phải hoãn phiên tòa khi có người vắng mặt có thể xảy ra gồm: Kiểm sát viên, đương sự hoặc người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch.
Theo đó, để ra quyết định hoãn phiên tòa khi có sự vắng mặt của những người tham gia này thì Tòa án sẽ xem xét lại điều kiện vắng mặt cũng như điều kiện diễn ra phiên tòa để xem xét lại việc tiếp tục diễn ra phiên tòa hay quyết định hoãn phiên tòa.
– Trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt:
Sự có mặt của Kiểm sát viên tại các phiên tòa, phiên họp đảm bảo đúng thủ tục tố tụng theo quy định của pháp luật tránh vi phạm nghiêm trọng tố tụng dẫn đến trường hợp bản án bị hủy để xét xử lại. Giúp cho Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân thủ theo pháp luật trong hoạt động tố tụng tại các phiên tòa, phiên họp, qua đó phát hiện ra các sai sót trong hoạt động tố tụng kịp thời đưa ra các quyết định xử lý.
Chình vì vậy, việc Kiểm sát viên vắng mặt tại phiên Tòa sẽ bị hoãn phiên tòa và báo cáo cho Viện trưởng Viện kiếm sát cùng cấp.
– Trường hợp đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt:
Trong giải quyết vụ án thì đương sự chính là người có yêu cầu giải quyết nên khi vắng mặt tại phiên tòa mà không có người đại diện tham dự hoặc một trong hai bên vắng mặt không có đơn xin xét xử vắng mặt thì Hội đồng xét xử sẽ ra quyết định hoãn phiên tòa.
– Trường hợp người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong vụ án vắng mặt gây ảnh hưởng đến quá trình giải quyết vụ án thì Hội đồng xét xử sẽ đưa ra quyết định hoãn phiên tòa theo đúng thủ tục tố tụng.
Như vậy, có thể thấy việc chấp hành theo đúng trình tự thủ tục tố tụng là rất quan trọng khi xét xử một vụ án bởi lẽ cần sự đối xứng giữa các đương sự hoặc đương sự bị cơ quan khởi tố để làm rõ các tình tiết vụ án. Sự có mặt của cơ quan tiến hành xét xử và những người tham gia là yếu tố để giải quyết vụ án.