Ô tô từ trước đến nay được xem là phương tiện tham gia giao thông đường bộ được thương nhân sử dụng để dán các hình ảnh quảng cáo nhằm quảng bá thương hiệu cá nhân. Vậy xe ô tô có quyền dám quảng cáo tại các vị trí nào?
Mục lục bài viết
1. Xe ô tô có quyền dán quảng cáo trên các vị trí nào?
Mặc dù mới chỉ xuất hiện trên thị trường trong khoảng vài năm gần đây, tuy nhiên hình thức quảng cáo trên các phương tiện giao thông đường bộ, đặc biệt là ô tô đang ngày càng phát triển một cách mạnh mẽ và có xu hướng gia tăng được các công ty ngày càng quan tâm. Có nghĩa là các chủ phương tiện xe ô tô trong quá trình tham gia giao thông đường bộ sẽ trở thành một hình thức xe ôm công nghệ để tiến hành hoạt động quảng cáo theo quy định của pháp luật, nếu như họ có nhu cầu thuê bề mặt xe để có thể dán các nhãn hiệu quảng cáo thì có thể hoàn toàn liên hệ với phương tiện đó để thực hiện hoạt động này. Tuy nhiên hình thức quảng cáo trên xe ô tô và dán quảng cáo trên các phương tiện tham gia giao thông đường bộ cần phải tuân thủ theo quy định của pháp luật, trong đó có vị trí dán quảng cáo. Dán quảng cáo trên phương tiện ô tô được xem là hình thức truyền thông mà các doanh nghiệp hiện nay áp dụng rất nhiều. Những mẫu quảng cáo được thiết kế đa dạng giúp cho các thương hiệu dễ dàng được phép ghi điểm trong mắt khách hàng tiềm năng trên mọi nẻo đường, trên mọi góc phố. Tuy nhiên nếu không tuân thủ quy định về dán quảng cáo trên phương tiện ô tô thì các doanh nghiệp và cá nhân có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, thậm chí là bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Văn bản hợp nhất Luật con cáo năm 2018 thì có thể nói, quảng cáo trên các phương tiện tham gia giao thông đường bộ sẽ không cần phải thực hiện thủ tục xin giấy phép trước khi thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, căn cứ theo quy định tại Điều 29 của Văn bản hợp nhất Đợt quảng cáo năm 2018 có quy định về vấn đề mẫu quảng cáo cần phải được gửi hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Sở văn hóa thể thao và du lịch cấp địa phương để thực hiện thủ tục kiểm duyệt trước khi đưa vào quảng cáo trên thực tế. Điều luật này có quy định về hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo trên các phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Cụ thể như sau:
– Văn bản thông báo sản phẩm quảng cáo cần phải ghi rõ nội dung phải ghi rõ thời gian phải ghi rõ địa điểm quảng cáo, số lượng quảng cáo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Bản sao các loại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của người kinh doanh dịch vụ quảng cáo hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của người tiến hành hoạt động quảng cáo trong trường hợp tự mình thực hiện thủ tục quảng cáo;
– Bản sao các loại giấy tờ chứng minh đáp ứng đầy đủ điều kiện của các loại sản phẩm và hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật, và các loại giấy tờ chứng minh đáp ứng đầy đủ điều kiện để tiến hành thủ tục quảng cáo căn cứ theo quy định tại Điều 20 của Văn bản hợp nhất luật quảng cáo năm 2018;
– Bản sao văn bản về việc tổ chức sự kiện của các đơn vị tổ chức trong trường hợp quảng cáo tại các sự kiện, chính sách xã hội;
– Marketing sản phẩm quảng cáo có đầy đủ chữ ký của người kinh doanh dịch vụ quảng cáo, có chữ ký của người quảng cáo trong trường hợp tự mình thực hiện hoạt động quảng cáo. Trong trường hợp người kinh doanh dịch vụ quảng cáo và người quảng cáo được xác định là các tổ chức thì cần phải có con dấu;
– Văn bản chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng bảng quảng cáo, quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng địa điểm quảng cáo đối với băng rôn;
– Bản phối cảnh để có thể tiến hành thủ tục đặt bảng quảng cáo trên thực tế và bản sao giấy phép xây dựng công trình quảng cáo đối với loại bảng quảng cáo cần phải có giấy phép xây dựng.
– Quy định này được đặt ra nhằm mục đích hạn chế trường hợp các đối tượng có hành vi quảng cáo vi phạm quy định của pháp luật và trái với thuần phong mỹ tục, gây mất an ninh trật tự và mỹ quan đô thị, ảnh hưởng đến đời sống chung của toàn xã hội. Vì vậy hoạt động quảng cáo trên các phương tiện ô tô cũng cần phải tuân thủ quy định này.
Căn cứ theo quy định tại Điều 32 của Văn bản hợp nhất luật con cáo năm 2018 có quy định về hoạt động quảng cáo trên phương tiện giao thông, trong đó có phương tiện ô tô. Cụ thể như sau:
– Việc quảng cáo trên các phương tiện giao thông đường bộ cần phải tuân thủ quy định của pháp luật về quảng cáo và pháp luật về an toàn giao thông đường bộ;
– Không được phép thể hiện các sản phẩm quảng cáo ở mặt trước, không được thể hiện sản phẩm quảng cáo ở mặt sau, không được thể hiện sản phẩm quảng cáo ở trên nóc của các phương tiện giao thông. Sản phẩm quảng cáo theo quy định của pháp luật hiện nay trong quá trình quảng cáo trên phương tiện giao thông đường bộ sẽ không được vượt quá 50% diện tích đối với mỗi mặt được phép quảng cáo của phương tiện giao thông đường bộ đó. Quá trình thể hiện biểu trưng, logo, biểu tượng của các chủ phương tiện giao thông hoặc hãng xe trên phương tiện giao thông đường bộ cần phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật về giao thông.
Theo như điều luật phân tích nêu trên, xe ô tô sẽ có quyền dán quảng cáo trên các vị trí khác nhau của xe, ngoại trừ các vị trí sau:
– Mặt trước, mặt sau, nóc của xe ô tô;
– Quá trình dán quảng cáo trên xe ô tô không được vượt quá 50% diện tích của mỗi mặt được phép dán quảng cáo của phương tiện xe ô tô đó.
2. Các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ nào cấm quảng cáo trên xe ô tô?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 của Văn bản hợp nhất Luật quảng cáo năm 2018 có quy định về các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ bị cấm quảng cáo. Theo đó, các loại sản phẩm hàng hóa và dịch vụ cấm quảng cáo trên các phương tiện xe ô tô sẽ bao gồm:
– Hàng hóa và dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật;
– Các sản phẩm thuốc lá, rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên;
– Các sản phẩm là sữa thay thế cho sữa mẹ dùng cho những đối tượng được xác định là trẻ em dưới 24 tháng tuổi;
– Các sản phẩm bổ sung chất dinh dưỡng dùng cho trẻ em được xác định dưới 06 tháng tuổi;
– Bình bú hoặc vú ngậm nhân tạo;
– Các loại thuốc cần phải kê đơn của bác sĩ, thuốc không phải kê đơn tuy nhiên được cơ quan nhà nước có thẩm quyền hạn chế sử dụng hoặc trong quá trình sử dụng cần phải có sự giám sát của bác sĩ;
– Các loại sản phẩm hàng hóa có tính chất kích dục, các loại súng mang tính chất bạo lực;
– Các loại sản phẩm và dịch vụ quảng cáo khác theo quy định của pháp luật.
3. Mức xử phạt đối với hành vi dán quảng cáo trên xe ô tô không đúng vị trí:
Tại khoản 2 điểm b khoản 4 Điều 43 Nghị định 38/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo (sau được sửa đổi tại Nghị định 128/2022/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 38/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực văn hóa và quảng cáo đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 129/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực du lịch; thể thao; quyền tác giả, quyền liên quan; văn hóa và quảng cáo), có quy định về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về quảng cáo làm ảnh hưởng mỹ quan, trật tự an toàn giao thông, xã hội và trên phương tiện giao thông. Cụ thể như sau:
– Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi phát tờ rơi quảng cáo gây ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị và an ninh trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông;
– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi quảng cáo tại mặt trước, quảng cáo tại mặt sau, quảng cáo trên nóc của phương tiện giao thông tham gia đường bộ; hoặc có hành vi quảng cáo vượt quá phần diện tích của một mặt được phép quảng cáo của một phương tiện giao thông theo quy định của pháp luật về quảng cáo;
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với những chủ thể được xác định là người có sản phẩm và hàng hóa dịch vụ được quảng cáo trên tờ rơi làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị và trật tự an toàn giao thông, trật tự an toàn xã hội;
– Biện pháp khắc phục hậu quả có thể được áp dụng trong trường hợp này đó là bắt buộc phải tiêu hủy tang vật đối với hành vi vi phạm, bắt buộc tháo dỡ hoặc xóa bỏ quảng cáo đối với hành vi vi phạm.
Như vậy có thể nói, hành vi dán quảng cáo trên phương tiện tham gia giao thông đường bộ, dán quảng cáo không đúng vị trí trên xe ô tô có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, ngoài ra còn có thể bị áp dụng hình thức khắc phục hậu quả đó là buộc tháo dỡ hoặc xóa bỏ hành vi quảng cáo đó.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 47/VBHN-VPQH 2018 Luật Quảng cáo;
– Nghị định 38/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo;
– Nghị định 128/2022/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 38/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực văn hóa và quảng cáo đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 129/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực du lịch; thể thao; quyền tác giả, quyền liên quan; văn hóa và quảng cáo.