Xe máy chuyên dùng là khái niệm để gọi chung cho các loại phương tiện được sử dụng trong trường hợp đặc biệt, sử dụng vào mục đích quốc phòng an ninh. Dưới đây là quy định của pháp luật về xe máy chuyên dùng thuộc phạm vi quản lý của Bộ quốc phòng.
Mục lục bài viết
1. Xe máy chuyên dùng thuộc phạm vi quản lý Bộ Quốc phòng:
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Thông tư 95/2023/TT-BQP của Bộ Quốc phòng quy định về cải tạo xe cơ giới, xe máy chuyên dùng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng, có đưa ra khái niệm về xe máy chuyên dùng. Theo đó thì có thể nói, xe máy chuyên dùng bao gồ:
– Xe máy chuyên dùng quân sự;
– Xe máy thi công;
– Xe máy xếp dỡ;
– Và các loại xe máy chuyên dùng khác được sử dụng vào quá trình tham gia giao thông theo quy định của pháp luật.
Pháp luật hiện nay cũng đã có những quy định cụ thể về xe máy chuyên dùng thuộc phạm vi quản lý của cơ quan có thẩm quyền đó là Bộ quốc phòng.
Về vấn đề nội dung cải tạo đối với xe máy chuyên dùng sẽ được căn cứ theo quy định tại Điều 4 và Điều 5 của Thông tư 95/2023/TT-BQP của Bộ Quốc phòng quy định về cải tạo xe cơ giới, xe máy chuyên dùng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng. Điều 4 của Thông tư 95/2023/TT-BQP của Bộ Quốc phòng quy định về cải tạo xe cơ giới, xe máy chuyên dùng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng, có quy định về nội dung cải tạo xe cơ giới. Cụ thể như sau:
– Thay đổi tính năng sử dụng của xe cơ giới. Cụ thể như sau:
+ Xe con, các phương tiện được xác định là xe vận tải cải tạo thành xe chuyên dùng hoặc ngược lại, xe chuyên dùng này được cải tạo thành các loại xe chuyên dùng khác;
+ Phương tiện được xác định là xe chuyên dùng cải tạo để trở thành xe vận tải, xe con;
+ Rơ moóc, sơ mi rơ moóc cải tạo thành rơ moóc chuyên dùng, sơ mi rơ moóc chuyên dùng hoặc rơ moóc chuyên dùng, sơ mi rơ moóc chuyên dùng cải tạo thành rơ moóc chuyên dùng khác, sơ mi rơ moóc chuyên dùng khác;
+ Lắp đặt các loại trang thiết bị máy móc lên xe cơ giới sau quá trình cải tiến, hiện đại hóa.
– Thay đổi hệ thống, thay đổi tổng thành nguyên thủy của phương tiện bằng hệ thống, tổng thành khác sao cho vẫn đảm bảo tính năng chiến đấu và kĩ thuật của phương tiện xe cơ giới.
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Thông tư 95/2023/TT-BQP của Bộ Quốc phòng quy định về cải tạo xe cơ giới, xe máy chuyên dùng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng, có quy định về nội dung cải tạo đối với xe máy chuyên dùng. Cụ thể như sau:
– Thay đổi tính năng sử dụng của xe máy chuyên dùng. Trong đó phải tiến hành hoạt động cải tạo thay đổi tính năng của các loại phương tiện xe máy chuyên dùng từ loại này sang loại khác, hoặc tiến hành hoạt động lắp đặt các trang thiết bị kỹ thuật lên xe máy chuyên dùng sau quá trình cải tiến và hiện đại hóa;
– Thay đổi hệ thống, thay đổi tổng thành nguyên thủy bằng hệ thống, tổng thành khác sao cho vẫn đảm bảo và giữ nguyên tính năng chiến đấu, tính năng kỹ thuật của xe máy chuyên dùng đó.
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 của Thông tư 95/2023/TT-BQP của Bộ Quốc phòng quy định về cải tạo xe cơ giới, xe máy chuyên dùng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng, có quy định về quy trình cải tạo đối với phương tiện xe máy chuyên dùng thuộc phạm vi quản lý của cơ quan có thẩm quyền đó là Bộ quốc phòng. Cụ thể như sau:
– Các đơn vị thuộc cơ quan có thẩm quyền đó là Bộ quốc phòng có nhu cầu tiến hành các hoạt động cải tạo xe quân sự xây dựng cấu hình, tính năng chiến đấu và kĩ thuật của phương tiện (trong trường hợp có sự thay đổi tính năng chiến đấu và kĩ thuật), sau đó sẽ trình lên chủ thể có thẩm quyền đó là Tổng tham mưu trưởng để phê duyệt và xem xét;
– Cấp phép cãi nhau đối với các loại phương tiện;
– Thiết kế cải tạo phương tiện;
– Thẩm định và phê duyệt hồ sơ thiết kế cải tạo;
– Thi công cải tạo phương tiện;
– Nghiệm thu phương tiện đã cải tạo.
Theo đó thì có thể nói, quy trình cải tạo xe máy chuyên dùng thuộc phạm vi quản lý của cơ quan có thẩm quyền đó là Bộ quốc phòng được thực hiện như sau:
Bước 1: Các đơn vị trực thuộc cơ quan có thẩm quyền đó là Bộ quốc phòng khi có nhu cầu cải tạo xe quân sự xây dựng cấu thành, tính năng chiến đấu và tính năng kỹ thuật của phương tiện sẽ trình chủ thể có thẩm quyền đó là Tổng tham mưu trưởng để phê diệt và xem xét.
Bước 2: Cấp phép cải tạo đối với phương tiện. Hồ sơ đối với trường hợp thay đổi tính năng sử dụng của xe máy chuyên dùng sẽ bao gồm các loại giấy tờ sau:
– Tờ trình của đơn vị trực thuộc Bộ quốc phòng đề nghị cấp giấy phép cải tạo;
– Bản sao đối với quyết định của Tổng tham mưu trưởng về vấn đề phê duyệt cấu hình, tính năng chiến đấu và kĩ thuật của xe sau cải tạo;
– Chứng từ để chứng minh nguồn gốc của phương tiện đối với các loại phương tiện chưa đăng ký, giấy chứng nhận đã thực hiện thủ tục đăng ký đối với các loại phương tiện đã đăng ký;
– Chứng từ gốc của tổng thành thay thế.
Bước 3: Thiết kế cải tạo xe máy chuyên dùng.
Bước 4: Thẩm định và phê duyệt hồ sơ thiết kế cải tạo xe máy chuyên dùng.
Bước 5: Thi công cải tạo phương tiện xe máy chuyên dùng, sau đó nghiệm thu phương tiện trên thực tế.
2. Đơn vị, tổ chức đảm nhiệm việc thi công cải tạo xe máy chuyên dùng thuộc phạm vi quản lý Bộ Quốc phòng:
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 của Thông tư 95/2023/TT-BQP của Bộ Quốc phòng quy định về cải tạo xe cơ giới, xe máy chuyên dùng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng, có quy định về vấn đề thi công cải tạo xe quân sự. Cụ thể như sau:
– Các đơn vị phải tổ chức thi công cải tạo xe quân sự sẽ được thực hiện như sau:
+ Tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật, có thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh ngành nghề thì còn cải tạo, sản xuất và lắp ráp phương tiện cơ giới đường bộ sẽ được thực hiện hoạt động thi công cải tạo phương tiện xe quân sự;
+ Các đơn vị trong cơ quan có thẩm quyền đó là Bộ quốc phòng có chức năng và nhiệm vụ thi công cải tạo xe quân sự sẽ có thẩm quyền thi công cải tạo xe quân sự trên thực tế.
– Thi công cải tạo xe quân sự phải được thực hiện theo đúng hồ sơ thiết kế đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
– Các đơn vị và tổ chức thi công hoạt động cải tạo xe quân sự sẽ phải có trách nhiệm và nghĩa vụ chịu trách nhiệm về chất lượng phương tiện xe quân sự sau quá trình cải tạo;
– Việc thi công cải tạo xe quân sự xã phải được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Trong trường hợp thi công cải tạo lắp đặt các trang thiết bị kỹ thuật lên phương tiện quân sự sẽ phải do đơn vị thuộc cơ quan có thẩm quyền đó là Bộ quốc phòng đảm nhận trên thực tế.
Như vậy có thể nói, căn cứ theo điều luật nêu trên, các đơn vị và tổ chức đảm nhận việc thi công cải tạo xe quân sự trong trường hợp này được xác định là:
– Các tổ chức có tư cách pháp nhân, các tổ chức có thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh ngành nghề thi công cải tạo, sản xuất và lắp ráp các loại phương tiện cơ giới đường bộ;
– Các đơn vị trong cơ quan có thẩm quyền đó là Bộ quốc phòng có chức năng và nhiệm vụ thực hiện hoạt động thi công cải tạo xe quân sự.
3. Nguyên tắc cải tạo xe máy chuyên dùng thuộc phạm vi quản lý Bộ Quốc phòng:
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Thông tư 95/2023/TT-BQP của Bộ Quốc phòng quy định về cải tạo xe cơ giới, xe máy chuyên dùng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng, có quy định về nguyên tắc cải tạo. Cụ thể như sau:
– Không được phép thay đổi khung xe, mà chỉ được phép thay đổi chiều dài hoặc gia cố tăng cường khung xe nguyên thủy, tuy nhiên không được thay đổi chiều dài cơ sở của xe nguyên thủy, ngoại trừ rơ móc và sơ mi rơ móc;
– Mỗi xe cơ giới sẽ chỉ được tiến hành hoạt động cải tạo, thay đổi động cơ và không quá 03 hệ thống, tổng thành trong 07 hệ thống, tổng thành của phương tiện xe nguyên thủy đó. Cụ thể bao gồm:
+ Hệ thống truyền lực;
+ Hệ thống chuyển động, trong đó bao gồm bánh xe;
+ Hệ thống treo;
+ Hệ thống phanh;
+ Hệ thống buồng lái, buồng lái, thùng hàng hoặc thùng tự đổ;
+ Hệ thống điện xe.
– Mỗi phương tiện được xác định là xe máy chuyên dùng chỉ tiến hành hoạt động cải tạo, thay đổi động cơ và không quá 04 hệ thống, tổng thành trong 08 hệ thống, tổng thành của phương tiện xe nguyên thủy đó. Cụ thể như sau:
+ Hệ thống truyền lực;
+ Hệ thống chuyển động;
+ Hệ thống treo;
+ Hệ thống phanh;
+ Hệ thống lái;
+ Hệ thống điện, điện thủy lực, điện tự động hóa;
+ Buồng lái, thân xe;
+ Thiết bị chuyên dùng.
– Phải đảm bảo sao cho phù hợp với quy chuẩn và tiêu chuẩn kĩ thuật, quy định của pháp luật, quy định của cơ quan có thẩm quyền đó là Bộ quốc phòng về vấn đề an toàn chất lượng kĩ thuật, bảo vệ môi trường và bí mật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Khối lượng toàn bộ của phương tiện xe quân sự sau khi tiến hành hoạt động cải tạo cần phải đảm bảo các tiêu chí về mức độ ổn định, đảm bảo vấn đề an toàn trong quá trình vận hành của phương tiện và quy định của pháp luật về an toàn giao thông đường bộ;
– Khổ giới hạn của phương tiện sau quá trình cải tạo sẽ không được vượt quá khổ giới hạn theo quy định của pháp luật về an toàn giao thông đường bộ;
– Phương tiện sau khi tiến hành hoạt động cải tạo sẽ cần phải thực hiện thủ tục đăng ký theo quy định của pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 95/2023/TT-BQP của Bộ Quốc phòng quy định về cải tạo xe cơ giới, xe máy chuyên dùng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng.