Xe ô tô được sử dụng trong nhiều mục đích khác nhau, trong đó có kinh doanh vận tải. Các quy định pháp luật xác định hình thức, mục đích khác nhau của phương tiện được sử dụng. Vậy xe không kinh doanh vận tải có phải đổi biển không?
Mục lục bài viết
1. Xe không kinh doanh vận tải là gì?
Tên gọi này nhằm xác định về mục đích sử dụng đối với phương tiện ô tô. Trong quy định pháp luật chỉ ra khái niệm đối với xe kinh doanh vận tải. Qua đó, ta có thể hiểu các trường hợp còn lại chính là giải thích về xe không kinh doanh vận tải.
Hiện nay trong Nghị định số 10/2020 Quy định về kinh doanh vận tải và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô đã giải thích về kinh doanh vận tải. Mang đến khái niệm, hoạt động được thực hiện cũng như các mục đích sau cùng. Cụ thể:
Kinh doanh vận tải bằng ô tô là việc thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải (trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải) để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi.
Nói đến kinh doanh là nhắc đến các công việc làm của người lao động. Trong đó, các mục đích việc vận chuyển hướng đến tìm kiếm lợi nhuận sau lao động. Do đó mà công việc này được tiến hành thường xuyên.
Xe không kinh doanh vận tải:
Như vậy, trong nội dung của Nghị định không có đưa ra định nghĩa chính xác về xe không kinh doanh vận tải là gì. Không có quy định liên quan đối với xe không kinh doanh vận tải. Bởi các phương tiện này không được quy định, cũng như không chịu quản lý theo nội dung Nghị định. Tuy nhiên căn cứ vào phần giải thích về kinh doanh vận tải bằng ô tô mà từ đó sẽ đưa ra giải thích về xe không kinh doanh vận tải.
Theo đó, xe không kinh doanh vận tải được xác định là những xe ô tô có thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải như trực tiếp điều khiển phương tiện, lái xe để vận chuyển hàng hóa hoặc con người trên đường bộ nhưng không nhằm mục đích sinh lời.
Khác biệt của phương tiện này là không tham gia trong mục đích kinh doanh. Như vậy, các yếu tố về lợi nhuận không được tìm kiếm trong hoạt động khai thác, sử dụng phương tiện. Phương tiện vận tải vẫn được sử dụng đúng với mục đích, chức năng của nó. Đó chính là vận chuyển con người hoặc hàng hóa trong nhu cầu của người quản lý, sử dụng. Từ đó hướng đến đảm bảo nhu cầu của cá nhân hay gia đình họ. Được thể hiện trong nhu cầu cần thiết, thiết yếu cần sử dụng.
Kết luận:
Nói một cách đơn giản thì xe không kinh doanh vận tải là những loại xe dùng trong các cơ quan, doanh nghiệp hay cho các gia đình. Các phương tiện này được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của doanh nghiệp, công ty và không thu phí khi sử dụng. Có thể dùng trong nhu cầu di chuyển của con người hoặc vận chuyển đồ vật liên quan. Gắn với công việc đi lại, di chuyển cần thiết để thực hiện hoạt động công việc liên quan.
2. Các quy định về xe không kinh doanh vận tải:
Khoản 1, Điều 3 Nghị định 10/2020/NĐ-CP “Quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ôtô” quy định đơn vị kinh doanh vận tải bao gồm: Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh vận tải bằng xe ôtô.
Quy định này xác định cho các chủ thể thực hiện hoạt động công việc kinh doanh vận tải. Từ đó cũng nhắc đến phương tiện ô tô trong mục đích kinh doanh vận tải. Đây là phương tiện có chức năng, công dụng đảm bảo nhu cầu di chuyển, vận chuyển.
Ngoài ra, các quy định chuyển đổi biển số được tiến hành với xe kinh doanh vận tải. Giúp cho phân biệt bằng mắt thường đối với màu sắc, thông tin cung cấp của biển số xe. Từ đó cũng mang đến hiệu quả sử dụng phương tiện đúng mục đích. Đặc biệt là tạo hiệu quả trong hoạt động quản lý, kiểm soát của cơ quan chức năng trong mục đích khai thác, sử dụng phương tiện.
Đổi biển số vàng đối với các phương tiện nào?
Điểm đ, Khoản 6, Điều 25
“đ) Biển số nền màu vàng, chữ và số màu đen sêri biển số sử dụng lần lượt một trong 20 chữ cái sau đây: A, B, C, D, E, F, G, H, K, L, M, N, P, S, T, U, V, X, Y, Z cấp cho xe hoạt động kinh doanh vận tải.”
Quy định này vừa xác định cho nội dung, hình thức của biển số. Vừa xác định phương tiện sẽ sử dụng các đặc điểm về biển số này. Như vậy, các xe ôtô không thuộc diện kinh doanh vận tải sẽ không phải chuyển biển số màu vàng.
Nói cách khác, các phương tiện chỉ cần giữ nguyên biển số được cấp trong mục đích, nhu cầu di chuyển thông thường. Người sử dụng cần tìm hiểu các thông tin về giấy đăng kiểm xe để chắc chắc về mục đích sử dụng phương tiện của mình. Từ đó sử dụng cũng như tuân thủ đúng các quy định pháp luật liên quan.
Kết luận:
Theo quy định mới, kể từ ngày 1/4/2020 Nghị định số 10 có hiệu lực. Cung cấp các nội dung thông tin đối với xe chở hàng của gia đình, xe giao hàng cho công ty là mục đích cụ thể trong nhu cầu của đơn vị. Trong đó xác định hình thức vận tải không thu tiền trực tiếp nói chung của phương tiện. Đây là các phương tiện được sử dụng không thuộc mục đích kinh doanh vận tải.
Nếu chỉ đóng vai trò là phương tiện giao hàng, bổ trợ cho hoạt động kinh doanh, không chở thuê bên ngoài hay thu lợi từ hoạt động vận chuyển hàng hóa thì không được coi là xe kinh doanh vận tải. Không trực tiếp tiến hành thu tiền, nhận lợi nhuận trên hành khách, hàng hóa chuyên chở thì không được coi là phương tiện vận tải và không phải đổi biển vàng. Các xe vận tải có thể nhìn cụ thể nhất là xe khách, thực hiện hoạt động kinh doanh vận tải.
Thông thường dấu hiệu rõ nhất thể hiện chức năng kinh doanh vận tải của xe được thể hiện trên giấy đăng kiểm. Nội dung đăng kiểm có ghi mục xe kinh doanh vận tải. Các cơ sở, cá nhân quản lý sử dụng phải đăng kiểm đúng nhu cầu. Từ đó để nhận được các quyền cũng như nghĩa vụ tương ứng.
Do đó bên cạnh các yếu tố nói trên, bạn có thể kiểm tra lại giấy đăng kiểm xe để xác định xe có phải đổi biển vàng hay không. Ngoài các nhu cầu thực tế sử dụng, nội dung đăng kiểm phản ánh rõ nhất mục đích sử dụng phương tiện. Do đó các nhu cầu thực tế đối khi không phản ánh rõ mục đích này.
3. Căn cứ xác định xe không kinh doanh vận tải:
Nội dung Khoản 2 Điều 3 Nghị định 10/2020/NĐ-CP, quy định:
“Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải (trực tiếp điều hành phưong tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải) để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi.”
Quy định này cho thấy mục đích kinh doanh được thực hiện trong nhu cầu của người sử dụng. Qua đó khai thác chức năng của phương tiện để vận chuyển người, hàng hóa thu tiền. Qua đó nhận được các giá cước vận tải theo chặng, theo lộ trình và quãng đường di chuyển nhất định.
Cũng theo Nghị định này, xe kinh doanh vận tải sẽ được cấp phù hiệu phù hợp với loại hình kinh doanh. Các cách thức khác mà ta có thể căn cứ để xác định trong mục đích kinh doanh vận tải hay không của các phương tiện ô tô. Biểu hiện rõ ràng hơn cả của xe kinh doanh vận tải chính là trên giấy chứng nhận kiểm định có tích chọn vào phần kinh doanh vận tải. Khi đó, các nội dung đăng kiểm được cơ quan nhà nước quản lý trong mục đích kinh doanh vận tải. Do đó mà các quyền lợi cũng như nghĩa vụ tương ứng trong mục đích kinh doanh được phát sinh.
Như vậy:
– Nếu xe tải của gia đình bạn không dùng để kinh doanh thì không phải đổi biển số xe sang màu vàng. Xác định trong mục đích sau: không trực tiếp điều hành phưong tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải, để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi. Do đó các nhu cầu thực tế của bạn được đảm bảo trong di chuyển.
– Nếu xe ô tô chỉ chở hàng hóa của công ty mà không chở thuê cho bên ngoài, không nhằm thu lợi nhuận từ việc chở hàng thì sẽ không phải đổi biển số vàng. Bởi cũng gắn với mục đích sử dụng trong nội bộ đơn vị. Có thể sử dụng để trở cán bộ nhân viên hay di chuyển hàng hóa của đơn vị. Đây là các phương tiện, công cụ như các phương tiện khác trong hoạt động sản xuất, sử dụng của đơn vị.
– Tuy nhiên, nếu trên giấy đăng kiểm có chọn phần kinh doanh vận tải thì chủ xe sẽ phải tiến hành đổi biển vàng theo quy định để không bị phạt. Bởi mục đích ban đầu của đơn vị là sử dụng phương tiện vào mục đích kinh doanh vận tải. Do đó cần tuân thủ các quy định liên quan đối với việc đổi biển. Hoặc nếu không còn nhu cầu kinh doanh vận tải, có thể tiến hành nhu cầu bỏ tích kinh doanh vận tải trên giấy đăng kiểm. Công việc này được cơ quan chức năng hướng dẫn và quản lý thực hiện.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Thông tư 58/2020/TT-BCA Quy định quy trình cấp, thu hồi đăng ký, biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.