Phù hiệu được xem là loại giấy tờ pháp lý bắt buộc để ô tô tại sử dụng trong hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải. Vậy xe không kinh doanh vận tải có cần phải dán phù hiệu hay không?
Mục lục bài viết
1. Xe không kinh doanh vận tải có phải dán phù hiệu không?
Theo quy định của pháp luật hiện nay, đối với các phương tiện kinh doanh dịch vụ vận tải bắt buộc phải có phù hiệu, đăng ký phù hiệu tại cơ quan có thẩm quyền. Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Nghị định 10/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, có quy định cụ thể về đơn vị kinh doanh dịch vụ vận tải. Theo đó, đơn vị kinh doanh dịch vụ vận tải bao gồm:
– Doanh nghiệp;
– Hợp tác xã;
– Hộ kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
Đồng thời, kinh doanh dịch vụ vận tải bằng xe ô tô được xem là quá trình thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải, đó là trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận chuyển để có thể tiến hành hoạt động vận chuyển hành khách hoặc vận chuyển hàng hóa trên đường bộ, quá trình kinh doanh dịch vụ vận tải cần phải nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận, phát sinh thu nhập. Đồng thời, tuyến cố định là khái niệm để chỉ tuyến vận chuyển hành khách được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố, tuyến cố định được xác định bởi hành trình và lịch trình của bến xe khách nơi đi, bến xe khách nơi đến, tức là điểm đầu và điểm cuối đối với phương tiện vận chuyển.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Nghị định 10/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, có quy định cụ thể về vấn đề kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách. Theo đó, phương tiện kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách cần phải đáp ứng các điều kiện sau:
– Phải có chỗ ưu tiên cho những người được xác định là người khuyết tật, người cao tuổi và phụ nữ có thai;
– Đối với phương tiện vận chuyển hành khách theo tuyến cố định thì cần phải có phù hiệu xe, phù hiệu cần phải được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của phương tiện;
– Cần phải được niêm yết đầy đủ các thông tin trên phương tiện đó;
– Phương tiện ô tô sử dụng để vận tải trung chuyển hành khách cũng cần phải có phù hiệu và được dán cố định phía bên phải mặt trong của kính trước phương tiện, cần phải niêm yết đầy đủ thông tin trên phương tiện đó.
Theo đó thì có thể nói, đối với các phương tiện kinh doanh dịch vụ vận tải bắt buộc phải có phù hiệu. Tuy nhiên, đối với các phương tiện không kinh doanh dịch vụ vận tải thì sẽ không cần phải dán phù hiệu. Trong trường hợp đó, cần phải có các bằng chứng và giấy tờ chứng minh phương tiện của mình không kinh doanh dịch vụ vận tải, khi đó phương tiện này sẽ không cần phải dán phù hiệu theo quy định của pháp luật.
2. Người điều khiển xe ô tô kinh doanh vận tải không dán phù hiệu xe thì bị phạt bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 24 của
+ Điều khiển các phương tiện chở hàng vượt quá trọng tải, vượt quá khối lượng chở hàng chuyên chở trong quá trình tham gia giao thông đường bộ đối với các thông tin được ghi nhận trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kĩ thuật và giấy chứng nhận bảo vệ môi trường của phương tiện đó, với tỷ lệ từ 50% đến 100%;
+ Có hành vi điều khiển các phương tiện máy kéo mà khối lượng toàn bộ của máy kéo đó vượt quá khối lượng cho phép được ghi nhận trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kĩ thuật và giấy chứng nhận bảo vệ môi trường của phương tiện với tỷ lệ từ 50% đến 100%;
+ Điều khiển phương tiện không có phù hiệu, hoặc không gắn phù hiệu theo quy định của pháp luật đối với các loại phương tiện bắt buộc cần phải gắn phù hiệu, hoặc có phù hiệu tuy nhiên phù hiệu đó đã hết giá trị sử dụng, hoặc sử dụng phù hiệu không do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp.
Theo đó thì có thể nói, người điều khiển phương tiện ô tô không có phù hiệu có thể sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng, đồng thời còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đó là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong khoảng thời gian từ 01 tháng đến 03 tháng. Tuy nhiên cần phải lưu ý, đây là mức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân vi phạm. Trong trường hợp tổ chức vi phạm thì mức phạt tiền được áp dụng gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân trong cùng một hành vi vi phạm, tức là sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng.
3. Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 của Nghị định 10/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, có quy định cụ thể về điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách bằng xe ô tô. Theo đó, điều kiện đối với xe ô tô kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách sẽ được áp dụng như sau:
– Phương tiện đó cần phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng thuê phương tiện được lập thành văn bản của các đơn vị kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách bằng xe ô tô với các tổ chức và cá nhân, hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp phương tiện đăng ký thuộc quyền sở hữu của các thành viên hợp tác xã thì bắt buộc phải có hợp đồng dịch vụ được ký kết giữa các thành viên với hợp tác xã đó, trong hợp đồng dịch vụ đó cần phải quy định hợp tác xã có quyền và nghĩa vụ quản lý, sử dụng và điều hành phương tiện là xe ô tô thuộc quyền sở hữu của các thành viên trong hợp tác xã;
– Phương tiện ô tô kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách theo tuyến cố định với sức chứa từ 09 chỗ ngồi trở lên và có niên hạn sử dụng không quá 15 năm được tính từ năm sản xuất đối với phương tiện hoạt động trên tuyến có cự ly 300km, có niên hạn sử dụng không quá 20 năm được tính từ năm sản xuất đối với các phương tiện hoạt động trên tuyến có cự ly 300km trở xuống;
– Các phương tiện là xe ô tô kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách được xác định là xe buýt, cần phải có niên hạn sử dụng không quá 20 năm được tính kể từ năm sản xuất;
– Các phương tiện là xe taxi bắt buộc phải có sức chứa dưới 09 chỗ ngồi và có niên hạn sử dụng không vượt quá 12 năm được tính kể từ năm sản xuất, không sử dụng các loại xe cải tạo từ các loại xe có sức chứa 09 chỗ ngồi trở lên để chuyển sang phương tiện ô tô dưới 09 chỗ ngồi, hoặc các phương tiện có kích thước và kiểu dáng tương tự phương tiện từ 09 chỗ ngồi trở lên để tiến hành hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách bằng xe taxi;
– Xe ô tô kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách du lịch cần phải có niên hạn sử dụng không được phép vượt qua 15 năm được tính từ năm sản xuất. Xe ô tô kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách theo hợp đồng sẽ cần phải có niên hạn không được phép vượt quá 15 năm được tính kể từ năm sản xuất đối với các loại phương tiện hoạt động trên hành trình có cự ly 300km, không được phép vượt quá quyền hạn 20 năm được tính kể từ năm sản xuất đối với các loại phương tiện hoạt động trên hành trình có cự li từ 300km trở xuống. Riêng đối với các loại phương tiện ô tô kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách du lịch và các loại phương tiện ô tô kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách theo hợp đồng có sức chứa dưới 09 chỗ ngồi có sử dụng hợp đồng điện tử, thì cần phải có niên hạn sử dụng không được phép vượt quá 12 năm được tính kể từ năm sản xuất.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 10/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;
– Nghị định 47/2022/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 10/2020/NĐ-CP ngày 17/01/2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;
–
– Nghị định 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng.