Trong quá trình vận chuyển, các phương tiện cần phải đắp ứng được điều kiện theo quy định của pháp luật để đảm bảo an toàn cho những người xung quanh. Xe ô tô chở rác nhưng không có bạt che đậy làm rơi vãi xuống đường sẽ bị xử phạt như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Xe chở rác để rơi vãi ra đường bị xử phạt như thế nào?
Tại các địa bàn trên cả nước hiện nay đặc biệt là những thành phố lớn đông dân cư, lượng rác thải ngày càng lớn. Các xe chở rác luôn luôn hoạt động liên tục nhằm đảm bảo tối đa vệ sinh môi trường cho toàn thể người dân tuy nhiên vẫn có một số xe chở rác do không che chắn cẩn thận dẫn đến hiện tượng bốc mùi hôi thối chạy quanh các khu phố gây nên mỹ quan vô cùng xấu. Đặc biệt vào những giờ cao điểm thì các xe chở quá tải với việc không che chắn có thể làm rơi vãi bác xuống lòng đường gây ô nhiễm môi trường. Người dân di chuyển sau các xe chở rác này chỉ biết lắc đầu và tìm cách tránh xa. Pháp luật hiện nay cũng có mức xử phạt cụ thể đối với các xe chở rác để rơi vãi ra đường trái quy định của pháp luật. Căn cứ theo quy định tại Điều 20 của
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với các phương tiện vi phạm một trong những hành vi cơ bản sau đây:
– Để dầu nhờn hoặc hóa chất rơi vãi xuống đường bộ trái quy định của pháp luật;
– Chở hàng rời hoặc chở các loại chất thải, chở các loại vật liệu xây dựng để rơi vãi nhưng không có các hình thức che đậy cẩn thận, hoặc có che đậy tuy nhiên vẫn để rơi vãi ra lòng lề đường, chở hàng hoặc chở các loại chất thải để nước chảy xuống mặt đường gây mất an toàn giao thông và mất vệ sinh môi trường;
– Lôi kéo bùn đất và lôi kéo các nguyên vật liệu, hoặc các loại chất phế thải khác ra đường gây mất an toàn giao thông và gây mất vệ sinh môi trường.
Như vậy có thể nói, hành vi xe chở rác để rơi vãi ra đường hoàn toàn có thể bị xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng theo như phân tích nêu trên. Tuy nhiên bên cạnh đó người điều khiển phương tiện giao thông thực hiện hành vi để rơi vãi rác ra đường còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đó là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong khoảng thời gian từ 01 tháng đến 03 tháng căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 20 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (sau được sửa đổi tại Nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng). Có thể nói, trong cuộc sống ngày càng phát triển như hiện nay, bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu không chỉ trong khu vực mà còn trên phạm vi quốc tế. Pháp luật ngày càng đề cao vấn đề bảo vệ môi trường là điều vô cùng dễ hiểu. Tuy nhiên người dân cần phải lưu tâm đến các hành vi của mình cho dù là hành vi nhỏ nhất. Nhiều người hiện nay còn quan điểm cho rằng hành vi chở rác để bãi rác ra đường không bị coi là hành vi vi phạm quy định của pháp luật vì suy cho cùng thì nó cũng chỉ suất phát từ nỗi vô ý. Tuy nhiên, với chức năng và nhiệm vụ của mình đó là bảo vệ môi trường thì các xe chở rác cần phải hết sức để ý đến hoạt động này trong quá trình tham gia giao thông đường bộ vì nó sẽ gây mất mỹ quan đô thị và ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi người lưu thông xung quanh.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả khi xe chở rác để rơi vãi ra đường:
Bên cạnh việc bị phạt tiền theo như phân tích nêu trên, người điều khiển xe chở vật liệu, điều khiển xe chở rác để rơi vãi ra đường còn bị áp dụng dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại khoản 6 Điều 20 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (sau được sửa đổi tại Nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng), cụ thể như sau:
– Buộc phải thu dọn rác, phải thu dọn chất phế thải, phải thu dọn vật liệu, phải thu dọn hàng hóa và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;
– Nếu gây ô nhiễm môi trường phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra.
3. Phương thức nộp phạt khi bị xử phạt vi phạm giao thông:
Hiện nay có nhiều hình thức nộp phạt khác nhau, người dân có thể nộp phạt vi phạm giao thông bằng cách với hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến. Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 20 của Nghị định số 118/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính, thì cá nhân, tổ chức vi phạm giao thông thực hiện việc nộp tiền phạt theo một trong các hình thức sau:
– Nộp trực tiếp tại kho bạc nhà nước hoặcnộp phạt tại ngân hàng thương mại nơi kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong quyết định xử phạt;
– Nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt;
– Nộp trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Bên cạnh đó, trong trường hợp xử phạt hành chính không lập biên bản hoặc tại vùng sâu, vùng xa, biên giới; miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn, thì cá nhân tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt. Thời gian hệ thống cập nhật quyết định xử phạt là 7 ngày. Sau 7 ngày kể từ khi nhận quyết định xử phạt; người dân nhập số biên bản vi phạm hành chính: Ngày, tháng, năm vi phạm và họ tên sẽ tìm ra quyết định, số tiền bị xử phạt. Sau đó thực hiện các bước thanh toán qua ngân hàng/trung tâm thanh toán, nhận biên lai. Vì vậy, có thể nói có rất nhiều phương thức nộp phạt khác nhau đối với hành vi vi phạm giao thông nói chung và người điều khiển phương tiện xe chở rác để rơi vãi rác ra đường. Người dân cần phải tìm hiểu về các phương thức nộp phạt để có thể nộp phạt sao cho thuận tiện nhất. Trên thực tế có nhiều trường hợp khác nhau mà người dân không thể chủ động đi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để nộp phạt theo quy định của pháp luật, bên cạnh việc nộp phạt trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền thì pháp luật cũng tạo điều kiện cho người dân nộp phạt thông qua nhiều hình thức dịch vụ khác nhau.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;
– Nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng;
– Nghị định số 118/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.