Bánh xích là một bánh xe định hình có các răng nối với xích, thanh hoặc vật liệu đục lỗ hoặc khía khác. Vậy xe bánh xích là gì? Quy định về điều khiển xe bánh xích?
Mục lục bài viết
1. Xe bánh xích là gì?
Bánh xích là một bánh xe định hình có các răng nối với xích, thanh hoặc vật liệu đục lỗ hoặc khía khác. Tên bánh xích thường được áp dụng cho bất kỳ bánh xe nào mà những hình chiếu xuyên tâm tham gia vào một chuỗi chạy trên nó. Bánh xích khác với bánh răng ở chỗ là bánh xích không bao giờ kết hợp trực tiếp với nhau, và khác với ròng rọc ở chỗ là bánh xích có răng và ròng rọc trơn, ngoại trừ puli có răng, được sử dụng với dây đai có răng. Bánh xích thường được sử dụng trong xe đạp, xe máy, xe bánh xích và những máy móc khác để truyền chuyển động quay giữa hai trục mà những bánh răng không phù hợp hoặc để truyền chuyển động thẳng đến một đường. Có những loại bánh xích như bánh xích đôi, bánh xích đôi – ba, bánh xích QD, bánh xích khóa côn, bánh xích chia thép, bánh xích đôi đơn, bánh xích quay, bánh xích cho xích đôi.
Khoản 4 Điều 3 Thông tư
Như vậy, xe bánh xích là một loại xe:
– Xe máy chuyên dùng.
– Tự hành di chuyển bằng bánh xích.
– Khi tham gia giao thông trên đường bộ, răng xích có thể gây hư hỏng mặt đường, lề đường.
2. Quy định về điều khiển xe bánh xích:
2.1. Quy định về lưu hành xe bánh xích trên đường bộ:
Xe bánh xích tham gia giao thông trên đường bộ phải thực hiện những biện pháp bắt buộc như lắp guốc xích, rải rấm đan, ghi chép hoặc biện pháp khác để bảo vệ mặt đường bộ. Trong trường hợp không thực hiện những biện pháp bắt buộc nêu trên, xe bánh xích phải được chở trên các phương tiện vận tải khác.
Căn cứ Điều 11 Thông tư
– Việc lưu hành xe bánh xích trên đường bộ phải bảo đảm an toàn giao thông và an toàn cho công trình đường bộ.
– Tổ chức, cá nhân là chủ phương tiện, người vận tải, người thuê vận tải hoặc người điều khiển phương tiện khi mà lưu hành xe bánh xích trên đường bộ phải thực hiện các quy định sau:
+ Có Giấy phép lưu hành xe bánh xích trên đường bộ do cơ quan có thẩm quyền cấp;
+ Tuân thủ các quy định được ghi trong Giấy phép lưu hành xe bánh xích.
2.2. Điều kiện của người điều khiển xe bánh xích:
Do xe bánh xích là một loại xe máy chuyên dùng, thế nên người điều khiển xe bánh xích phải đáp ứng được điều kiện của người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đã được quy định tại Điều 62 Luật Giao thông đường bộ 2008, cụ thể điều kiện của người điều khiển xe bánh xích bao gồm các điều kiện sau:
– Điều kiện 1: Người điều khiển xe bánh xích tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khỏe phải phù hợp với ngành nghề lao động và người điều khiển xe bánh xích phải có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bằng hoặc phải có chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng (xe bánh xích) do cơ sở đào tạo người điều khiển xe máy chuyên dùng cấp.
– Điều kiện 2: Người điều khiển xe bánh xích khi tham gia giao thông phải mang theo các giấy tờ sau đây:
+ Đăng ký xe;
+ Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng (xe bánh xích);
+ Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe máy chuyên dùng (xe bánh xích).
3. Quy định về cấp Giấy phép lưu hành xe bánh xích:
Chỉ cấp Giấy phép lưu hành xe bánh xích trên đường bộ trong những trường hợp đặc biệt, khi mà không còn phương án vận chuyển nào khác hoặc là không thể sử dụng chủng loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ khác phù hợp để vận chuyển trên đường bộ.
Thủ tục cấp Giấy phép lưu hành xe bánh xích được thực hiện như sau:
Bước 1: hồ sơ
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép lưu hành xe bánh xích bao gồm những giấy tờ sau:
– Đơn đề nghị cấp Giấy phép lưu hành xe bánh xích tự hành trên đường bộ (mẫu đơn đề nghị theo phụ lục 2 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ);
– Bản sao Giấy đăng ký xe hoặc Giấy đăng ký tạm thời đối với phương tiện mới nhận;
– Bản sao Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;
– Bản sao tính năng kỹ thuật của xe đối với phương tiện mới nhận (do nhà sản xuất gửi kèm theo xe);
– Phương án vận chuyển đối với trường hợp phải khảo sát đường bộ (nếu có).
Bước 2: nộp hồ sơ
Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép lưu hành xe bánh xích nộp 01 bộ hồ đề nghị cấp Giấy phép lưu hành xe bánh xích tự hành trên đường bộ nêu trên đến cơ quan cấp phép lưu hành xe bằng một trong các phương thức nộp hồ sơ sau:
– Nộp hồ sơ trực tiếp;
– Nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính;
– Nộp hồ sơ ở những nơi có quy định nhận hồ sơ trực tuyến.
Cơ quan cấp phép lưu hành xe bánh xích: căn cứ Điều 22 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 06/2023/TT-BGTVT, cơ quan cấp phép lưu hành xe bánh xích bao gồm:
– Sở Giao thông vận tải (Giám đốc Sở Giao thông vận tải);
– Khu Quản lý đường bộ (Giám đốc Khu Quản lý đường bộ);
– Trường hợp đặc biệt phục vụ cho an ninh, quốc phòng, công trình năng lượng, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn do chính Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam quyết định.
Bước 3: giải quyết hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép lưu hành xe bánh xích
Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép lưu hành xe bánh xích theo quy định, căn cứ kết quả kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép lưu hành xe bánh xích đã nêu trên cấp Giấy phép lưu hành xe theo mẫu pháp luật quy định. Trường hợp chưa đủ điều kiện cấp Giấy phép lưu hành xe bánh xích phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trường hợp phải khảo sát đường bộ để quy định điều kiện tham gia giao thông hoặc gia cường đường bộ thì trong vòng 02 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép lưu hành xe bánh xích hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép lưu hành xe bánh xích phải có văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép lưu hành xe bánh xích trên đường bộ tiến hành khảo sát hoặc gia cường đường bộ. Thời hạn để xem xét cấp giấy phép lưu hành xe bánh xích không quá 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo kết quả khảo sát hoặc kể từ khi báo cáo kết quả hoàn thành gia cường đường bộ của tổ chức tư vấn đủ điều kiện hành nghề bảo đảm cho xe lưu hành an toàn.
Lưu ý rằng, Cơ quan cấp Giấy phép lưu hành xe bánh xích phải:
– Lựa chọn tuyến đường hợp lý trên cơ sở bảo đảm an toàn giao thông và an toàn cho công trình đường bộ;
– Không cấp Giấy phép lưu hành xe bánh xích trong trường hợp chở hàng hóa vượt quá khối lượng hàng hóa chuyên chở theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc là vượt quá khối lượng hàng hóa cho phép của xe sau khi thiết kế cải tạo đã được phê duyệt và đã được ghi trên Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe;
– Khi cho phép lưu hành trên đường cao tốc, phải quy định cụ thể về những điều kiện bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông như tốc độ, làn xe chạy và thời gian mà được phép lưu hành trong Giấy phép lưu hành xe.
4. Xe bánh xích được coi là xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn khi nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 9 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ thì xe bánh xích được coi là xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn khi:
– Xe bánh xích có tổng trọng lượng của xe, tải trọng trục xe vượt quá tải trọng khai thác của đường bộ.
– Xe bánh xích có kích thước bao ngoài vượt quá kích thước tối đa cho phép, kích thước tối đa cho phép được quy định như sau:
+ Chiều dài lớn hơn 20 mét hoặc lớn hơn 1,1 lần chiều dài toàn bộ của xe;
+ Chiều rộng lớn hơn 2,5 mét;
+ Chiều cao tính từ mặt đường bộ trở lên lớn hơn 4,2 mét.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 46/2015/TT-BGTVT về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ;
– Thông tư 06/2023/TT-BGTVT sửa đổi bổ sung Thông tư 46/2015/TT-BGTVT;
– Luật Giao thông đường bộ 2008.