Xe bán tải có bị cấm giờ không? Thời gian cấm xe tải ở thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh? Các loại xe bán tải không bị ảnh hưởng bởi quy chuẩn mới? Mức xử phạt khi xe bán tải vượt quá trọng tải? Biển cấm xe tải như thế nào?
Quy định về giờ cấm xe tải thường sẽ tùy thuộc vào từng khu vực, từng cung đường, và từng loại xe cũng như từng thành phố khác nhau. Vậy xe bán tải có bị xem là xe tải không? Xe bán tải có bị cấm giờ không? Được đi vào thành phố không?
Căn cứ pháp lý:
– Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về Báo hiệu đường bộ;
–
Luật sư tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Xe bán tải có bị cấm giờ không?
Hiện nay, Bộ GTVT đã ban hành quy chuẩn 41/2019 có hiệu lực từ ngày 1/7/2020 về báo hiệu đường bộ, trong đó sửa đổi quy định về cách định nghĩa xe con và xe tải so với quy chuẩn đang áp dụng là 41/2016. Theo đó, các dòng xe bán tải (xe pickup), xe tải VAN có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông dưới 950 kg, xe 3 bánh có khối lượng bản thân lớn hơn 400 kg, trong tổ chức giao thông, được xem là xe con. Như vậy, những dòng xe bán tải, xe tải van có khối lượng chuyên chở cho phép từ 950 kg trở lên sẽ được coi là xe tải và phải tuân theo các quy định về khung giờ cấm hoạt động tại các khu vực đông dân cư tại các thành phố lớn như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh.
So với quy chuẩn cũ QCVN 41/2016, cùng là xe bán tải, tải van nhưng những xe có khối lượng chuyên chở cho phép dưới 1.500 kg và có từ 05 chỗ người trở xuống thì được coi là xe con. Quy chuẩn cũ và mới về xe bán tải khác nhau ở khối lượng hàng chuyên chở, giới hạn từ 1.500 kg về 950kg..
Ngoài ra, việc thay đổi khái niệm xe con, xe tải theo quy chuẩn mới buộc tài xế và chủ xe phải tuân thủ tốc độ, làn đường và giờ hoạt động tại các trung tâm thành phố. Nếu không, tài xế bị xử phạt hành chính nếu vi phạm. Vì vậy, đối với ai đang sở hữu Ford Ranger XLS thuộc đời 2013-2016 nên lưu ý về về việc tuân thủ tốc độ, làn đường và thời gian hoạt động trong đô thị từ 1/7 tới hoặc có thể gắn thêm nắp thùng, làm hoán cải xuống dưới 950kg để phù hợp quy chuẩn mới.
2. Thời gian cấm xe tải ở thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh:
Những trường hợp xe bán tải được coi là xe tải sẽ phải tuân thủ về thời gian lưu thông vào các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể:
– Ở thành phố Hà Nội:
+ Các loại xe tải có trọng lượng 1,25 tấn bị cấm di chuyển trong thành phố vào các giờ cao điểm từ 6:00 đến 9:00 và từ 15:00 đến 21:00, ngoài 2 khung giờ trên xe hoạt động bình thường.
+ Các loại xe tải trên 1,25 tấn và dưới 2,5 tấn được di chuyển trong thành phố từ 21:00 đến 6:00. Ngoài thời gian trên là khung giờ cấm xe tải vào thành phố Hà Nội. Nếu các phương tiện muốn di chuyển cần được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép lưu hành.
+ Các loại xe tải từ 2,5 tấn đến 10 tấn bị cấm hoạt động từ 6:00 đến 21:00. Ngoài thời gian trên, xe được phép hoạt động.
+ Các loại xe trên 10 tấn, xe tải siêu trọng muốn di chuyển trong thành phố Hà Nội cần có giấy phép lưu hành của cơ quan có thẩm quyền, khung giờ được di chuyển trong thành phố chỉ từ 21:00 đến 6:00.
– Ở thành phố Hồ Chí Minh, Theo Quyết định số 23/2018/QĐ-UBND ngày 19/07/2019 đã quy định khung giờ cấm tải sẽ như sau:
+ Xe tải nhẹ: ( bao gồm bao gồm ô tô chở hàng có khối lượng chuyên chở dưới 1.5 tấn – xe tải dưới 1,5 tấn (trừ bán tải), ô tô tải có khối lượng chuyên chở từ 1.5 tấn tới 2.5 tấn và xe thí điểm). Thời gian cấm tải từ 6h đến 9h và 16h đến 20h. Ngoài hai khung giờ trên, xe hoạt động bình thường.
+ Xe tải nặng: ( bao gồm ô tô tải có khối lượng chuyên chở trên 2.5 tấn, máy kéo, xe máy chuyên dùng, sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô hoặc rơ moóc). Dựa theo lệnh cấm xe tải mới nhất, giờ cấm tải từ 6h đến 22h. Ngoài khung giờ này, xe tải nặng sẽ được lưu thông bình thường ở những tuyến đường hành lang.
3. Các loại xe bán tải không bị ảnh hưởng bởi quy chuẩn mới:
Quy chuẩn mới chỉ ảnh hưởng đến các xe bán tải (pick-up), xe tải Van có khối lượng hàng chuyên chở trên 950kg còn xe bán tải, xe Van dưới 950kg, xe 3 bánh có khối lượng bản thân lớn hơn 400kg trong tổ chức giao thông thì được xem là xe con nên không bị cấm lưu thông trong thành phố theo khung giờ.
Hầu hết các mẫu xe bán tải phổ thông hiện nay như Mazda BT-50, Mitsubishi Triton hay Ford Ranger mới đều có khối lượng chuyên chở dưới 950kg. Đối với dòng xe Ford Ranger, quy chuẩn mới chỉ ảnh hưởng đến một số phiên bản của dòng xe này. Cụ thể, Ford Ranger phiên bản XLS sản xuất năm 2013 có khối lượng chuyên chở cho phép là 991 kg, còn đời 2015 là 957 kg thì không được xem là xe con khi tham gia giao thông kể từ 1/7/2020. XLS sản xuất từ 2016 về sau vẫn được xem là xe con theo quy chuẩn mới nếu có khối lượng chuyên chở cho phép là 927 kg. Ngoài ra một số mẫu Mitsubishi Triton GLS đời 2010 có khối lượng chuyên chở chỉ hơn 600kg, các dòng xe VAN quen thuộc tại thị trường Việt Nam như: Kia Morning, Chevrolet Spark… cũng không bị ảnh hưởng vì các xe này đều có tải trọng dưới 950 kg.
Đối với các loại xe van cỡ nhỏ, chẳng như KIA Morning, Chevrolet Spark, hay lớn hơn như Hyundai Grand Starex (3 chỗ hoặc 6 chỗ), hầu hết có tải trọng cho phép dưới 950 kg, vậy nên vẫn sẽ được coi là xe con và không bị cấm vào đô thị. Đối với các dòng xe tải bé của Suzuki như Carry, Window Van, Blind… sẽ được hưởng ưu thế theo quy chuẩn mới.
Thực tế, một số chủ xe vì muốn xe tiếp tục được lưu thông trong phố đã “lách luật” bằng cách lắp thêm nắp thùng xe tải để tăng tự trọng xe (khối lượng bản thân xe) và giảm tải trọng (khối lượng chuyên chở hàng hóa) xuống dưới 950 kg. Tuy nhiên những trường hợp cố ý thay đổi tải trọng của xe như thế này sẽ không được Cục Đăng kiểm duyệt kiểm định.
Việc chủ xe lắp thêm nắp thùng hàng chỉ làm tăng tự trọng của xe. Không làm giảm khối lượng chuyên chở hàng hóa. Trong khi đó, khối lượng chuyên chở hàng hóa của xe bán tải được quy định theo số liệu từ nhà sản xuất xe ô tô. Khi làm thủ tục đăng ký xe, cơ quan đăng ký sẽ căn cứ vào phiếu kiểm tra xuất xưởng của nhà sản xuất xe để xác định khối lượng chuyên chở chứ không phải giấy kiểm định.
Vì vậy, dù có lắp thêm nắp thùng xe thì khi đi đăng ký xe vẫn được xếp vào nhóm xe tải. Không được phép lưu thông trên những tuyến đường cấm xe tải. Nếu bị lực lượng chức năng phát hiện các nhóm xe bán tải hay xe tải VAN có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông trên 950 kg, xe di chuyển vào đoạn đường cấm xe tải thì sẽ vẫn bị xử phạt theo
4. Mức xử phạt khi xe bán tải vượt quá trọng tải:
Mức xử phạt người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vượt trọng tải tại Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:
– Xử phạt 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng: Điều khiển xe kéo theo rơ moóc, sơ mi rơ moóc mà khối lượng toàn bộ (bao gồm khối lượng bản thân rơ moóc, sơ mi rơ moóc và khối lượng hàng chuyên chở) của rơ moóc, sơ mi rơ moóc vượt khối lượng cho phép kéo theo được ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 10% đến 30%.
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng: Điều khiển xe kéo theo rơ moóc, sơ mi rơ moóc mà khối lượng toàn bộ (bao gồm khối lượng bản thân rơ moóc, sơ mi rơ moóc và khối lượng hàng chuyên chở) của rơ moóc, sơ mi rơ moóc vượt khối lượng cho phép kéo theo được ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 30% đến 50%.
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng: Điều khiển xe kéo theo rơ moóc, sơ mi rơ moóc mà khối lượng toàn bộ (bao gồm khối lượng bản thân rơ moóc, sơ mi rơ moóc và khối lượng hàng chuyên chở) của rơ moóc, sơ mi rơ moóc vượt khối lượng cho phép kéo theo được ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 50% đến 100%.
– Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng: Điều khiển xe kéo theo rơ moóc, sơ mi rơ moóc mà khối lượng toàn bộ (bao gồm khối lượng bản thân rơ moóc, sơ mi rơ moóc và khối lượng hàng chuyên chở) của rơ moóc, sơ mi rơ moóc vượt khối lượng cho phép kéo theo được ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 100% đến 150%.
– Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng: Điều khiển xe kéo theo rơ moóc, sơ mi rơ moóc mà khối lượng toàn bộ (bao gồm khối lượng bản thân rơ moóc, sơ mi rơ moóc và khối lượng hàng chuyên chở) của rơ moóc, sơ mi rơ moóc vượt khối lượng cho phép kéo theo được ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 150%.
5. Biển cấm xe tải như thế nào?
Từ ngày 1/7/2020, theo quy chuẩn mới 41/2019 biển P.106b là biển cấm xe ô tô tải thường gặp trên đường. Biển P.106b là loại biển cấm tất cả loại xe tải kể cả dùng máy kéo cùng xe máy chuyên dùng ngoại trừ các xe ưu tiên. Xe tải được định nghĩa là những dòng xe được dùng để chở hàng với khối lượng lớn (khối lượng chuyên chở gồm khối lượng của tất cả hàng hóa và người cùng với đồ vật trên xe mà chưa tính đến khối lượng riêng của xe tải đó) chuyên chở từ 3 – 5 tấn.
Cách nhận biết biển báo cấm xe tải đó là biển báo cấm xe tải với số hiệu P.106b có dạng hình tròn cùng với viền màu đỏ trên khung nền trắng ở phía bên trong. Trên nền trắng của loại biển báo này có vẻ vạch kẻ màu đỏ, kéo dài từ góc phía trên ở bên trái xuống góc dưới bên phải. Ở giữa nền in 1 chiếc xe tải màu đen với kí hiệu số cùng với chữ bên trên thùng ô tô. (5T = 5 tấn hoặc 2,5T= 2,5 tấn…). Biển báo cấm xe tải này thường được đặt ở tại những nơi có cầu cũ hay đang xuống cấp, hay ở khu vào đô thị, …
Hiện nay, những dòng xe bán tải có khối lượng nhỏ dưới 950kg và có 5 chỗ ngồi được áp dụng theo quy định mới được coi là dòng xe con do đó khi thấy biển báo P.106b thì sẽ không bị cấm.
Biển báo P.106a là biển báo cấm xe tải chuyên chở từ 1.5 tấn, còn với biển P.106b có ý nghĩa là cấm xe tải có tải trọng chuyên chở lớn hơn 3 tấn. Do đó, xe tải không được đi vào làn đường có biển báo này khi có trọng tải chuyên chở đã lớn hơn 3 tấn, không tính đến khối lượng của xe tải đó là bao nhiêu.
Như vậy, đối với xe tải tổng khối lượng xe 5 tấn khi thấy bảng cấm xe tải P.106a & biển P.106b thì sẽ không được di chuyển vào đoạn đường này. Nhưng khối lượng của hàng hóa & người trên xe là 2 tấn, chiếc xe tải này vẫn sẽ được đi vào làn đường có biển báo cấm xe tải P.106b.
Theo đó, những quy định liên quan đến giờ cấm xe tải được ban hành nhằm mục đích đảm bảo an toàn giao thông, hạn chế tình trạng bị ùn tắc trong giờ cao điểm. Đặc biệt nếu không có quy định về khung giờ xe tải lưu thông sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến mật độ giao thông.