Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với video, tác phẩm ghi hình. Cắt ghép video của người khác thành video của mình có vi phạm không?
Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với video, tác phẩm ghi hình. Cắt ghép video của người khác thành video của mình có vi phạm không?
Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ 2009 sửa đổi, bổ sung:
Tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình đã công bố là tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình đã được phát hành với sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan để phổ biến đến công chúng với một số lượng bản sao hợp lý.
Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.
Theo đó, bản ghi hình thuộc đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả và được bảo hộ trong các trường hợp : bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có quốc tịch Việt Nam; bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên với điều kiện không gây phương hại đến quyền tác giả.
Tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác,tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn.
Quyền làm tác phẩm phái sinh là một trong những quyền tài sản trong quan hệ pháp luật về quyền tác giả. Quyền tài sản được hiểu là những quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả cho người khác sử dụng tác phẩm và được hưởng các lợi ích vật chất từ việc sử dụng đó.
Điều kiện tiên quyết đối với tác phẩm phái sinh là không gây phương hại đến tác phẩm gốc. Tác phẩm phái sinh phải được hình thành dựa trên tác phẩm đã tồn tại, có thể là tác phẩm còn hoặc đã hết thời hạn bảo hộ quyền tác giả. Tác phẩm gốc phải là tác phẩm mà người sáng tạo tác phẩm phái sinh dựa trên đó để sáng tạo tác phẩm của mình. Do đó, tác phẩm phái sinh phải đảm bảo tính nguyên gốc, tác giả phải tự mình sáng tạo tác phẩm của mình mà không sao chép từ tác phẩm khác.
Khi một người có hành vi sử dụng 1 đoạn video của người khác để làm một video khác của mình thì vi phạm Luật sở hữu trí tuệ về xâm phạm các quyền liên quan đến quyền tác giả quy định tại Điều 35, Luật sở hữu trí tuệ 2009 sửa đổi, bổ sung với hành vi sao chép, trích ghép đối với cuộc biểu diễn đã được định hình, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà không được phép của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng; ngoài ra người đó làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả nên vi phạm quyền tác giả đối với hành vi xâm phạm quyền làm tác phẩm phái sinh. Người vi phạm phải chịu xử phạt vi phạm hành chính theo Pháp luật.
Theo quy định tại Nghị định 131/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính quyền tác giả, quyền liên quan:
Xem thêm: Quyền liên quan là gì? Quyền liên quan theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ
Điều 12. Hành vi xâm phạm quyền làm tác phẩm phái sinh
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Điều 34. Hành vi trích ghép bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi trích ghép bản ghi âm, ghi hình mà không được phép của chủ sở hữu quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình.
Xem thêm: Tình huống xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của nhãn hiệu nổi tiếng
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi trích ghép chương trình phát sóng mà không được phép của chủ sở hữu quyền của tổ chức phát sóng.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc dỡ bỏ bản sao bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Như vậy, người đó phải dỡ bỏ video của mình trên môi trường Internet và kỹ thuật số, có thể buộc phải tiêu hủy video đó. Người này còn phải chịu 2 mức phạt tiền đối với 2 hành vi làm tác phẩm phái sinh mà không xin phép và trích ghép bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng theo quy định trên.