Định danh, xác thực điện tử thông tin của cá nhân là một trong những thay đổi lớn hỗ trợ trong việc quản lý danh tính cũng như đối chiếu, xác thực thông tin của những cá nhân này .Vậy xác thực điện tử là gì? Định danh và xác thực điện tử?
Mục lục bài viết
1. Định danh và xác thực điện tử là gì?
Theo quy định, tại khoản 3 và khoản 8 Điều 3 Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định như sau: Định danh điện tử được hiểu là quá trình hoạt động đăng ký, thực hiện đối soát, tạo lập và gắn danh tính điện tử với chủ thể danh tính điện tử;
Xác thực điện tử là thuật ngữ được dùng để chỉ hoạt động xác nhận, khẳng định những thông tin gắn liền với chủ thể danh tính điện tử. Qúa trình xác thực điện tử được thực hiện thông qua việc khai thác, đối chiếu thông tin của chủ thể danh tính điện tử đó trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia;
Những thông tin được lưu trữ này đề cập đến các hoạt động của chủ thể về xuất nhập cảnh, cơ sở dữ liệu khác và hệ thống định danh và xác thực điện tử hoặc xác thực tài khoản định danh điện tử do hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập. Việc đối chiếu thông tin của một cá nhân cụ thể thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ xác thực điện tử với mục đích cuối cùng đó là khẳng định giá trị sử dụng của tài khoản định danh điện tử đó.
– Để có thể tiến hành định danh hoặc xác thực điện tử thì các cá nhân, tổ chức cần phải tuân thủ theo những nguyên tắc đã được pháp luật đề ra. Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 59/2022/NĐ-CP thì nguyên tắc định danh và xác định điện tử bao gồm 6 nguyên tắc nêu dưới đây:
+ Thứ nhất, các cá nhân tổ chức thể hiện rõ tinh thần tôn trọng tuân thủ hiến pháp và pháp luật, mọi hoạt động phải đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan tổ chức cá nhân;
+ Thứ hai, trong khi tiến hành quá trình định danh và xác thực điện tử phải đảm bảo tính chính xác và duy nhất trong quá trình thực hiện này; yếu tố công khai minh bạch luôn được đề cao trong quá trình quản lý và tạo tất cả những điều kiện thuận lợi cho cơ quan tổ chức cá nhân;
+ Thứ ba, tiến hành định danh và xác thực điện tử cũng phải đảm bảo yếu tố an toàn thiết bị an ninh và bảo mật được dữ liệu thông tin của các cá nhân có liên quan;
+ Thứ tư, khi khai thác và sử dụng danh tính điện tử thì cơ quan tổ chức cá nhân phải đảm bảo được việc bảo mật thông tin tài khoản định danh điện tử, Đồng thời các cơ quan, tổ chức, cá nhân này cũng phải tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân;
+ Thứ năm, trong quá trình thực hiện việc định danh và xác thực điện tử nếu phát hiện những vi vi phạm pháp luật về lĩnh vực này thì phải nhanh chóng phát hiện sự lý kịp thời theo đúng quy định pháp luật;
+ Thứ sáu, quá trình thực hiện định danh và xác thực điện tử cũng phải đối chiếu với những điều ước quốc tế mà Việt Nam đã là thành viên. Sau đó thực hiện thủ tục này phải đảm bảo phù hợp với những quy định hoặc điều ước mà Việt Nam đã tham gia.
2. Khai thác thông tin trong hệ thống định danh và xác thực điện tử được quy định như thế nào?
Nhà nước đặt ra quy định về việc định danh và xác thực điện tử có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc quản lý thông tin cũng như để hỗ trợ xác thực thông tin giữa các cá nhân, tổ chức. Chính vì vậy việc khai thác thông tin trong hệ thống định danh và xác thực điện tử cũng được nhà nước quy định rõ theo Điều 5 Nghị định 59/2022/NĐ-CP:
– Hệ thống định danh và xác thực điện tử có thể được sử dụng để phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công trên môi trường điện tử. Các hoạt động quản lý nhà nước khác theo chức năng nhiệm vụ được giao quan nền tảng định danh xác thực điện tử cũng được áp dụng thực hiện. Quá trình phục vụ giải quyết thủ tục hành chính hoặc dịch vụ hành chính công sẽ được áp dụng trong hệ thống thông tin của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, chính trị xã hội tổ chức cung cấp dịch vụ công. Đương nhiên, hệ thống thông tin của các cơ quan này cũng phải kết nối với hệ thống định danh và xác thực điện tử thì mới có thể khai thác thông tin của chủ thể danh tính điện tử một cách chính xác và nhanh chóng được.
– Ngoài ra, quá trình định danh xác thực điện tử có thể thực hiện thông qua các ứng dụng như VNelD, các trang thông tin định danh điện tử hoặc thông qua thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử bằng thiết bị, để đến các phần mềm đáp ứng yêu cầu kỹ thuật đã được Bộ trưởng Bộ công an hướng dẫn cụ thể.
Như vậy, những cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức cung cấp dịch vụ công có thể tiến hành khai thác thông tin trong hệ thống định danh và xác thực điện tử thông qua những ứng dụng đã nêu ở trên;
– Chủ thể danh tính điện tử có thể chủ động khai thác chia sẻ thông tin danh tính điện tử và thông tin khác của mình đã được tích hợp vào các tài khoản định danh điện tử trên hệ thống định danh, và tiến hành xác thực điện tử với cá nhân tổ chức khác qua ứng dụng VNelD.
3. Điều kiện cung cấp dịch vụ xác thực điện tử:
Không phải bất kỳ cá nhân, tổ chức nào cũng đủ điều kiện để cung cấp dịch vụ xác thực điện tử bởi theo quy định tại Điều 27 Nghị định 59/2022/NĐ-CP đã nêu rõ một số điều kiện cụ thể như sau đối với từng trường hợp nhất định:
– Xét đến điều kiện về tổ chức doanh nghiệp thì để được cung cấp dịch vụ xác thực điện tử thì những cơ quan được xác định là đơn vị sự nghiệp công lập doanh nghiệp trong công an nhân dân mới có quyền sử dụng dịch vụ này;
– Xét về điều kiện nhân lực:
+ Một cá nhân với vị trí là người đứng đầu tổ chức người đại diện theo pháp luật của một doanh nghiệp bắt buộc phải là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam;
+ Còn đối với tổ chức doanh nghiệp bắt buộc phải có điều kiện về nhân sự là bằng đại học trở lên có chuyên ngành An toàn thông tin hoặc công nghệ thông tin hoặc điện tử viễn thông. Nhân này chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc cung cấp dịch vụ, quản trị hệ thống, vận hành hệ thống và có những hoạt động bảo đảm an toàn thông tin của toàn hệ thống;
– Liên quan đến kỹ thuật quy trình quản lý cung cấp dịch vụ và phương án bảo đảm an ninh trật tự thì có một số nội dung sau:
+ Tổ chức, doanh nghiệp đề nghị cấp giấy xác nhận phải có đề án hoạt động cung cấp dịch vụ. Để chứng minh được yêu cầu này là hợp lý thì cần có những tài liệu như:
Cần trình bày rõ được phương án, quy trình hoạt động cung cấp dịch vụ xác thực điện tử bao gồm việc tiến hành thuyết minh hệ thống công nghệ thông tin; phương án kỹ thuật về giải pháp công nghệ cũng phải được trình bày thuyết minh cụ thể; Ngoài ra, cũng phải nêu được phương án lưu trữ, bảo đảm tính toàn vẹn dữ liệu bảo đảm, an toàn an ninh thông tin của hệ thống cung cấp dịch vụ;
Phương án được đưa ra để bảo vệ dữ liệu cá nhân, tổ chức cũng phải được đề cập một cách đầy đủ, chính xác, rõ ràng; Đồng thời, những phương pháp bảo đảm an ninh trật tự hoặc phòng cháy và chữa cháy, dự phòng thảm họa và bảo đảm vận hành ổn định, thông suốt dịch vụ xác thực điện tử cũng phải được trình bày và bảo đảm thực hiện.
– Đối với những máy móc thiết bị đang sở hữu đặt tại Việt Nam thì càng có văn bản giới thiệu phù hợp với yêu cầu của pháp luật về phòng chống cháy nổ; những thiết bị này phải có khả năng chống chịu lũ lụt động đất nhiễu điện từ và sự xâm nhập bất hợp pháp của con người.
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết: Nghị định số 59/2022/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định về định danh và xác thực điện tử.