Sáp nhập, trộn lẫn, chế biến là gì? Xác lập quyền sở hữu trong trường hợp sáp nhập, trộn lẫn, chế biến?
Mọi người là công dân Việt Nam sống theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì đều được pháp luật quy định về quyền của mình và mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, công dân được tự do sử dụng các quyền của mình mà không bị pháp luật cấm chỉ cần không vi phạm đạo đức xã hội, trái với các quy định của pháp luật thì các quyền này sẽ được pháp luật tôn trọng và bảo vệ.
Bên cạnh đó, theo như quy định của Bộ luật dân sự thì nếu đã là công dân của Việt Nam thì được xác lập rất nhiều quyền như: quyền nhân thân và quyền tài sản. Quyền nhân thâm bao gồm các quyền như quyền được bảo vệ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm…Mặt khác, pháp luật cũng có quy định quyền tài sản được thể hiện bằng quyền sở hữu đối vơi sản, trong quyền sở hữu thì bao gồm các quyền như chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với tàu sản của chủ sở hữu. Vậy căn cứ xác lập quyền sở hữu trong trường hợp sáp nhập, trộn lẫn, chế biến được quy định như thế nào trong
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
1. Sáp nhập, trộn lẫn, chế biến là gì?
Trước khi đi vào tìm hiểu về căn cứ xác lập quyền sở hữu trong trường hợp sáp nhập, trộn lẫn, chế biến theo như quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 thì chúng tra cần tìm hiểu về pháp luật hiện hành đã quy định như thế nào về khác niệm của việc sáp nhập, trộn lẫn, chế biến đối với tài sản của chủ thể sở hữu.
Đầu tiên, Sáp nhập tài sản được quy định dưới góc độ pháp lý là trường hợp các tài sản thuộc về các chủ sở hữu khác nhau kết hợp lại với nhau tạo ra một tài sản mới (tài sản sáp nhập). Việc mà chủ thể sở hữu tài sản thực hiện việc sáp nhập tài sản được coi là một trong những căn cứ xác lập quyền sở hữu nguyên sinh bởi lý do tài sản mới được tạo ra chưa từng có chủ sở hữu. Mặt khác, khi một tài sản mới được tạo ra do hệ quả của việc sáp nhập tài sản của các chủ sở hữu khác nhau thì cần thiết phải xác định chủ thể nào có quyền sở hữu đối với tài sản mới được tạo ra.
Thứ hai, Trên cơ sở quy định tại Điều 225 Bộ luật dân sự thì khái niệm trộn lẫn tài sản được biết đến là trường hợp các tài sản thuộc về các chủ sở hữu khác nhau kết hợp lại với nhau tạo ra một tài sản mới (tài sản trộn lẫn) trong trường hợp được quy định tại Bộ luật này được xác định là sự tiếp nối của quy định về trường họp các tài sản sáp nhập lại với nhau tạo ra tài sản mới.
Đối với thuật ngữ sáp nhập được sử dụng trong trường hợp liên kết giữa các đồ vật có định dạng cứng thì thuật ngữ trộn lẫn được áp dụng với các trường hợp liên kết giữa các đồ vật không có định dạng cố định. Như vậy, trường hợp trộn lẫn chỉ có thể xảy ra đối với tài sản là động sản. Tương tự như với trường hợp sáp nhập, đây cũng được coi là một trong những căn cứ xác lập quyền sở hữu nguyên sinh bởi lý do tài sản mới được tạo ra chưa từng có chủ sở hữu
Thứ ba, khái niệm về chế biến vật là trường hợp tạo ra đồ vật mới từ công sức lao động và nguyên vật liệu. Trên thực tế, cần phân biệt các trường hợp chế biến vật. Do đó, việc chế biến được tạo nên là nhờ có công sức lao động của con người đồ vật mới được tạo ra từ nguyên vật liệu. Công sức lao động và nguyên vật liệu là hai thành phần khác nhau tạo nên đồ vật chế biến. Vào thời điểm được chế biến đây là đồ vật chưa từng có chủ sở hữu. Do vậy, đây cũng là một trong những căn cứ nguyên sinh dẫn đến việc xác lập quyền sở hữu.
2. Xác lập quyền sở hữu trong trường hợp sáp nhập, trộn lẫn, chế biến
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành về việc xác lập quyền sở hữu trong trường hợp sáp nhập, trộn lẫn, chế biến tại các điều 225, Điều 226, Điều 227 Bộ luật Dân sự năm 2015, để làm rõ hơn về quy định này trong Bộ luật dân sự thì trong mục 2 này Luật Dương Gia sẽ gửi tới quý bạn đọc những nội dung về việc xác lập quyền sở hữu trong trường hợp sáp nhập, trộn lẫn, chế biến Như sau:
Thứ nhất, theo như quy định tại khoản 1 Điều 225 bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định cụ thể về việc xác lập quyền sở hữu trong trường hợp sáp nhập như sau:
“1. Trường hợp tài sản của nhiều chủ sở hữu khác nhau được sáp nhập với nhau tạo thành vật không chia được và không thể xác định tài sản đem sáp nhập là vật chính hoặc vật phụ thì vật mới được tạo thành là tài sản thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu đó; nếu tài sản đem sáp nhập là vật chính và vật phụ thì vật mới được tạo thành thuộc chủ sở hữu vật chính, kể từ thời điểm vật mới được tạo thành, chủ sở hữu tài sản mới phải thanh toán cho chủ sở hữu vật phụ phần giá trị của vật phụ đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.
Từ quy định trên có thể thấy rằng việc sáp nhập các tài sản lại với nhau có thể diễn ra theo thỏa thuận của các chủ sở hữu hoặc ngoài ý chí của các chủ thể này. Đối với các trường hợp sau nếu việc sáp nhập tạo ra tài sản mới có thể phân chia thì các bên hoàn toàn có thể yêu cầu phân chia lại tài sản sáp nhập và nhận lại phần tài sản của mình hoặc là trong trường hợp việc sáp nhập tạo ra tài sản không thể phân chia thì việc xác lập quyền sở hữu đối với tài sản sáp nhập sẽ được thực hiện theo thỏa thuận của các bên trong những trường hợp sau đây:
Một là, các bên có thỏa thuận về việc sáp nhập tài sản và về việc xác định chủ sở hữu cho tài sản mới được tạo ra;
Hai là, mặc dù các bên không có thỏa thuận về việc sáp nhập tài sản nhưng khi việc sáp nhập đã diễn ra thì họ có thỏa thuận về việc xác định chủ sở hữu cho tài sản sáp nhập.
Do đó, có thể thấy rằng pháp luật đã quy định trong trường hợp các bên không có thỏa thuận thì việc xác định chủ sở hữu cho tài sản sáp nhập không thể phân chia được thực hiện theo nguyên tắc: nếu không thể xác định tài sản đem sáp nhập là vật chính hoặc vật phụ thì vật mới được tạo thành là tài sản thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu đó; nếu tài sản đem sáp nhập là vật chính và vật phụ thì vật mới được tạo thành thuộc chủ sở hữu vật chính, kể từ thời điểm vật mới được tạo thành, chủ sở hữu tài sản mới phải thanh toán cho chủ sở hữu vật phụ phần giá trị của vật phụ đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Thứ hai, theo như quy định tại Điều 226 bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định cụ thể về việc xác lập quyền sở hữu trong trường hợp trộn lẫn như sau:
“Điều 226. Xác lập quyền sở hữu trong trường hợp trộn lẫn
1. Trường hợp tài sản của nhiều chủ sở hữu khác nhau được trộn lẫn với nhau tạo thành vật mới không chia được thì vật mới là tài sản thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu đó, kể từ thời điểm trộn lẫn.
2. Khi một người đã trộn lẫn tài sản của người khác vào tài sản của mình, mặc dù đã biết hoặc phải biết tài sản đó không phải của mình và không được sự đồng ý của chủ sở hữu tài sản bị trộn lẫn thì chủ sở hữu tài sản bị trộn lẫn có một trong các quyền sau đây:
a) Yêu cầu người đã trộn lẫn tài sản giao tài sản mới cho mình và thanh toán cho người đã trộn lẫn phần giá trị tài sản của người đó;
b) Yêu cầu người đã trộn lẫn tài sản thanh toán giá trị phần tài sản của mình và bồi thường thiệt hại nếu không nhận tài sản mới.”
Như vậy, có thể thấy rằng pháp luật dân sự hiện hành đã quy định về việc khi một tài sản mới được tạo ra do hệ quả của việc trộn lẫn tài sản của các chủ sở hữu khác nhau thì cần thiết phải xác định chủ thể nào có quyền sở hữu đối với tài sản mới được tạo ra. Việc xác định chủ sở hữu của tài sản được hình thành do trộn lẫn phải dựa trên nguyên tắc bảo đảm sự tồn tại của thực thể tài sản trong tình trạng có thể sử dụng và khai thác một cách bình thường theo đúng chức năng vốn có của tài sản, trừ khi các bên có thỏa thuận khác. Bên cạnh đó thì việc trộn lẫn các tài sản lại với nhau có thể diễn ra theo thỏa thuận của các chủ sở hữu hoặc ngoài ý chí của các chủ thể này. Sẽ có các trường hợp sau đây:
– Nếu việc trộn lẫn tạo ra tài sản mới có thể phân chia thì các bên hoàn toàn có thể yêu cầu phân chia lại tài sản trộn lẫn và nhận lại phần tài sản của mình.
– Nếu việc trộn lẫn tạo ra tài sản không thể phân chia thì thì vật mới là tài sản thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu. Sở hữu chung được xác lập kể từ thời điểm trộn lẫn tài sản.
Thứ ba, theo như quy định tại Điều 227 bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định cụ thể về việc xác lập quyền sở hữu trong trường hợp chế biến như sau:
“Điều 227. Xác lập quyền sở hữu trong trường hợp chế biến
1. Chủ sở hữu của nguyên vật liệu được đem chế biến tạo thành vật mới là chủ sở hữu của vật mới được tạo thành.
2. Người dùng nguyên vật liệu thuộc sở hữu của người khác để chế biến mà ngay tình thì trở thành chủ sở hữu của tài sản mới nhưng phải thanh toán giá trị nguyên vật liệu, bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu nguyên vật liệu đó.
3. Trường hợp người chế biến không ngay tình thì chủ sở hữu nguyên vật liệu có quyền yêu cầu giao lại vật mới; nếu có nhiều chủ sở hữu nguyên vật liệu thì những người này là đồng chủ sở hữu theo phần đối với vật mới được tạo thành, tương ứng với giá trị nguyên vật liệu của mỗi người. Chủ sở hữu nguyên vật liệu bị chế biến không ngay tình có quyền yêu cầu người chế biến bồi thường thiệt hại”.
Như vậy, nếu một người đã trộn lẫn tài sản của người khác vào tài sản của mình một cách không ngay tình (tức là biết hoặc phải biết tài sản đó không phải của mình và không được sự đồng ý của chủ sở hữu tài sản bị trộn lẫn) thì chủ sở hữu tài sản bị trộn lẫn có một trong các quyền yêu cầu người đã trộn lẫn tài sản giao tài sản mới cho mình và thanh toán cho người đã trộn lẫn phần giá trị tài sản của người đó; hoặc là yêu cầu người đã trộn lẫn tài sản thanh toán giá trị phần tài sản của mình và bồi thường thiệt hại nếu không nhận tài sản mới.