Khái quát chung về quyền sở hữu? Xác lập quyền sở hữu theo hợp đồng hoặc do thừa kế? Căn cứ để xác lập quyền sở hữu theo quy định của pháp luật?
Xác lập quyền sở hữu là một trong những nội dung quan trọng và có ý nghĩa đối với chủ sở hữu trong các trường hợp khác nhau như có sự kiện pháp lý nhất định. Hay có thể xem đây là căn cứ để xác định quyền sở hữu trên thực thế. Pháp luật quy định cụ thể đối với các trường hợp xác lập quyền sở hữu đối với tài sản. Xác lập quyền sở hữu theo hợp đồng hoặc do thừa kế là một trong những nội dung về xác lập quyền sở hữu tài sản. Vậy cụ thể Xác lập quyền sở hữu theo hợp đồng hoặc do thừa kế được quy định như thế nào? Dưới đây là thông tin chi tiết về nội dung này.
Cơ sở pháp lý:
Bộ Luật Dân Sự 2015
1. Khái quát chung về hợp đồng và thừa kế
1.1. Hợp đồng
Hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 “là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Đó là sự thỏa thuận giữa các bên về việc mua bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, cho thuê, mượn tài sản hoặc về việc thực hiện một công việc, theo đó làm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự giữa các bên trong hợp đồng.
Có thể thấy trên thực tế xuất hiện rất nhiều loại hợp đồng, hợp đồng cũng rất phổ biến hiện nay vì nó được xem như biện pháp đảm bảo cho các bên thực hiện giao dịch xác lập quyền giữa các bên và ràng buộc nghĩa vụ giữa họ. Theo hợp đồng thì có thể xác lập quyền sở hữu với một tài sản nào đó thông qua giao dịch. Ví dụ như thông qua hợp đồng mua bán nhà, chủ sở hữu xác lập quyền sở hữ của mình thông qua kí kết hợp đồng mua bán nhà đối với chủ cũ của ngôi nhà đó.
1.2. Thừa kế
Căn cứ dựa trên điều luật quy định tại Bộ luật Dân sự, thừa kế được hiểu là việc chuyển dịch tài sản cụ thể của người đã chết cho người còn sống, tài sản đó phải là tài sản đứng tên người để lại di sản, tài sản để lại được gọi là di sản. Thừa kế được chia thành thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc.
Theo đó có thể hiểu thừa kế theo di chúc là việc chuyển dịch tài sản thừa kế của người đã chết cho người còn sống theo sự định đoạt của người đó khi còn sống. Ví dụ như ông A lập di chúc để lại tài sản thừa kế cho con trai là anh N với khối tài sản gồm nhà cửa và đất đai thông qua bản di chúc đó Anh N hoàn toàn có quyền xác lập quyền sở hữu với khối tài sản đó khi ông A mất, và anh N phải hoàn tất các nghĩa vụ đối với tài sản thừa kế trước khi làm các thủ tục xác lập sở hữu với tài sản này.
Theo quy định của pháp luật thì thừa kế theo pháp luật là việc dịch chuyển tài sản thừa kế của người đã chết cho người sống theo quy định của pháp luật trong các trường hợp không có di chúc và nếu người chết không để lại di chúc hoặc để lại di chúc nhưng di chúc không hợp pháp thì cần phải nhờ tới sự giải quyết của Tòa Án. Ví dụ như khi ông A chết đột ngột và không kịp để lại di chúc chia tài sản cho các con, ông A có 5 người con, 3 người con trai và 2 người con gái, vợ ông A đã mất nên sau khi ông chết các con của ông tranh giành nhau tài sản bố để lại đó là mãnh đất, người anh cho rằng mình là con cả nên có toàn quyền với mãnh đất bố để lại và cho rằng nếu chia thì chỉ chia cho 2 người con trai còn lại mỗi người một phần còn hai người con gái đã lấy chồng nên không có phần. dẫn tới tình trạng không thể phân chia. Tại ví dụ này có thể thấy Tòa án cần tiến hành chia tài tải thừa kế theo quy định của pháp luật để có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho cả 5 người con được công bằng và đúng đắn nhất, thông qua đó cũng xác lập quyền sở hữu tài sản theo thừa kế sau khi phân chia xong.
2. Xác lập quyền sở hữu theo hợp đồng hoặc do thừa kế
Theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015 được ban hành và áp dung, căn cứ theo bộ luật thì có thể thấy so với
2.1. Xác lập quyền sở hữu theo hợp đồng
Theo điều 223. Xác lập quyền sở hữu theo hợp đồng Bộ Luật dân sự 2015 quy định:
Người được giao tài sản thông qua hợp đồng mua bán, tặng cho, trao đổi, cho vay hoặc hợp đồng chuyển quyền sở hữu khác theo quy định của pháp luật thì có quyền sở hữu tài sản đó. Sở hữu theo hợp đồng đó là một trường hợp việc xác lập quyền sở hữu phụ thuộc vào ý chí của chủ sở hữu trước đó.
Dựa trên những quy định của pháp luật đưa ra những căn cứ xác lập quyền sở hữu cho bên được chuyển giao tài sản tuowg đướng với những căn cứ chấm dứt quyền sở hữu của bên chuyển giao trong hợp đồng giữa hai bên. Theo đó để phát sinh quyền sở hữu của bên được chuyển giao tài sản đối với tài sản đó, giữa người được chuyển giao tài sản và người chuyển giao tài sản bắt buộc phải giao kết hợp đồng theo đúng quy định của pháp luật đề ra
Hợp đồng dẫn đến việc chuyển giao quyền sở hữu đối với tài sản được chuyển giao cho bên nhận chuyển giao có thể là hợp đồng mua bán, tặng cho, trao đổi, cho vay hoặc các họp đồng chuyển quyền sở hữu khác theo quy định của pháp luật.
Ví dụ như đối với các tài sản bắt buộc phải đăng ký quyền sở hữu thì thời điểm chuyển quyền sở hữu là thời điểm hoàn thành việc đăng ký,… Trong trường hợp pháp luật không có quy định và các bên không có thỏa thuận thì thời điểm xác lập quyền sở hữu cho bên được chuyển giao là thời điểm tài sản được chuyển giao theo quy đinh.
2.2. Xác lập quyền sở hữu do được thừa kế
Tại điều 234. Xác lập quyền sở hữu do được thừa kế Bộ luật dân sự 2015 quy định:
Người thừa kế được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản thừa kế theo quy định tại Phần thứ tư của Bộ luật này.
Như vậy có thể thấy theo quy định mà chúng tôi đã cung cấp như trên đây thì có thể thấy mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác thì người thừa kế được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản thừa kế theo di chúc và theo pháp luật. Khi xác lập quyền sở hữu đối với tài sản thì người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế theo quy định của pháp luật.
Như vậy có thể thấy trong đó người thừa kế không phải là cá nhân chỉ có quyền hưởng thừa kế theo di chúc. Những người thừa kế được xác lập quyền sở hữu đối với di sản thừa kế theo phù hợp với những quy định về thừa kế tại Phần thứ tư
Kết luận: Dựa trên những điều chúng tôi đã phân tích như trên có thể thấy dù là xác lập quyền sở hữu theo hợp đồng hay theo thừa kế thì đều có những đặc điểm chung đó là xác lập quyền làm thay đổi, phát sinh hay chấm dứt quyền đối với tài sản đó. Hợp đồng là một loại giấy tờ thỏa thuận kí kết với nhau để xác lập giao dịch, còn thừa kế là thông qua di chúc mà có thể xác lập quyềm sở hữu khi người để lại di sản chết. Căn cứ xác lập đối với quyền sở hữu này tùy thuộc vào từng trường hợp khác nhau để đề ra căn cứ xác lập. Nếu bạn đọc đang tìm hiểu về căn cứ xác lập quyền sở hữu thông qua hợp đồng hoặc thông qua di sản thừa kế thì đây là những thông tin bổ ích có thể giúp chúng ta thực hiện các thủ tục và quy định xác lập quyền sở hữu đúng quy định của pháp luật.
Trên đât là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung Xác lập quyền sở hữu theo hợp đồng hoặc do thừa kế và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành