Xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý? Hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý?
Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ thì quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý là một trong những quyền được bảo hộ trong sở hữu trí tuệ, Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu để chỉ sản phẩm được xuất sứ từ địa phương, vùng miền hay đất nước nào có thể những dấu hiệu đó là hình ảnh hay chữ viết hoặc là cả hai, Vậy pháp luật Việt Nam xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý cụ thể theo quy định như thế nào. Hãy theo dõi bài viết của cong ty Luật Dương Gia chúng tôi để biết thêm nội dung chi tiết.
Cơ sở pháp lý:
Luật sư
1. Xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý
Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể. Chỉ dẫn địa lý là một trong những đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của
“Điều 3. Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ
1. Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát
2. Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.
3. Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch”
Các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ liên quan đến vấn đề xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý như sau:
Thứ nhất, điều kiện để đăng ký chỉ dẫn địa lý:
Điều kiện để đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý được quy định trong Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2019 như sau:
“+ Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý;
+ Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định”.
Trong đó, dựa trên quy định có thể thấy pháp luật đã đưa ra những điều kiện cụ thể để đăng kí chỉ dẫn địa lý như mang nguồn gốc ở đâu, và nguồn gốc đó phải tương ứng với địa danh trên sản phẩm đó, cụ thể được quy định trong Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định, theo đó thì chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý phải là kết quả của sự tác động của điều kiện địa lý nơi tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó theo quy định của pháp luật. Điều kiện địa lý có thể bao gồm các yếu tố tự nhiên như yếu tố về khí hậu, thủy văn, địa chất, địa hình, hệ sinh thái và các điều kiện tự nhiên khác. Ngoài ra còn các yếu tố về con người như kỹ năng, kỹ xảo của người sản xuất, quy trình sản xuất truyền thống của địa phương.
Thứ hai, chủ thể có quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý:
Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2019 quy định Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý của Việt Nam thuộc về Nhà nước.
“Nhà nước cho phép một trong các đối tượng sau thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý:
+ Tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý hoặc tổ chức tập thể đại diện cho các tổ chức, cá nhân đó
+ Cơ quan quản lý hành chính địa phương nơi có chỉ dẫn địa lý”.
Lưu ý: Người thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý không trở thành chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý đó
Thứ ba, nội dung và thời hạn văn bằng bảo hộ:
Nội dung của văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý bao gồm: tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý; các tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý; chỉ dẫn địa lý được bảo hộ; tính chất đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý; tính chất đặc thù về điều kiện địa lý và khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý.
Văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý có hiệu lực vô thời hạn kể từ ngày cấp trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Hiệu lực của văn bằng bảo hộ chỉ bị chấm dứt khi các điều kiện địa lý tạo nên danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý bị thay đổi làm mất danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm đó.
2. Hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý
Theo căn cứ quy định tại điều 129. Hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2019 quy định:
3. Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ:
a) Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm mặc dù có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý, nhưng sản phẩm đó không đáp ứng các tiêu chuẩn về tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý;
b) Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm tương tự với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý nhằm mục đích lợi dụng danh tiếng, uy tín của chỉ dẫn địa lý;
c) Sử dụng bất kỳ dấu hiệu nào trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm không có nguồn gốc từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó làm cho người tiêu dùng hiểu sai rằng sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực địa lý đó;
d) Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ đối với rượu vang, rượu mạnh cho rượu vang, rượu mạnh không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó, kể cả trường hợp có nêu chỉ dẫn về nguồn gốc xuất xứ thật của hàng hoá hoặc chỉ dẫn địa lý được sử dụng dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm hoặc được sử dụng kèm theo các từ loại, kiểu, dạng, phỏng theo hoặc những từ tương tự như vậy.
Như vậy, căn cứ dựa trên quy định chúng tôi đưa ra như trên thì các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ gồm 04 hành vi chúng tôi đưa ra như trên. Theo đó có thể thấy để xác định một dấu hiệu bị nghi ngờ có phải là yếu tố xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ đối với loại sản phẩm nào đó hay không, cần phải so sánh dấu hiệu đó với chỉ dẫn địa lý và cần phải so sánh sản phẩm mang dấu hiệu bị nghi ngờ với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ dựa trên các căn cứ theo quy định mà pháp luật đưa ra.
Theo đó nếu xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Cụ thể về hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý đối với một sản phẩm nào đó mà đang được bảo hộ tại Việt Nam chỉ cấu thành tội phạm khi người phạm tội thực hiện hành vi với quy mô thương mại theo quy định của pháp luật. Quy mô thương mại ở đây là thuật ngữ khá mới được sử dụng trong
Ví dụ cụ thể về xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý ví dụ như Một hãnh bia nổi tiếng A được sản xuất tại nhà máy bia ở Hà Noi có in hình lá cờ Đức lên sản phẩm của mình. Từ ví dụ có thể thấy việc Một hãng bia nổi tiếng A được sản xuất tại nhà máy bia ở Hà Nội có in hình lá cờ Đức lên sản phẩm của mình đã xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý theo quy định của pháp luật. Có thể thấy ảnh hưởng của bao bì sản phẩm tác động đến thị hiếu của người tiêu dùng đó là khi nhà máy sản xuất loại bia nổi tiếng A này đã sử dụng dấu hiệu là “là cờ Đức” bảo hộ cho sản phẩm lại sản xuất tại Hà nội làm người tiêu dùng hiểu sai rằng sản phẩm bia này có nguồn gốc từ Đức và điều đó ảnh hưởng tới danh tiếng cũng như hiểu lầm về sản phẩm của người tiêu dùng khi lựa chọn hành hóa. Như vậy đây được xem là trường hợp vi phạm quy định của pháp luật về chỉ dẫn địa lý.
Trên đây là thông tin do