Xác lập quyền sở hữu chung. Thỏa thuận phân chia tài sản chung khi ly hôn.
Trong cuộc sống đời thường thì việc xác lập các quan hệ sở hữu là điều không thể tránh khỏi, mà việc xác lập các quan hệ này còn được diễn ra rất thường xuyên. Trong quá trình xác lập các quan hệ sở hữu thì pháp luật có quy định đối với việc các quan hệ sở hữu chung và sở hữu riêng đối với tài sản. Việc các cá nhân, tổ chức thực hiện việc xác lập quyền sở hữu đối với tài sản của mình như đất đai, tiền, giấy tờ, trái phiếu,…. để nhằm mục đích thực hiện quyền chiếm hữu, định đoạt và sử dụng đối với phần tài sản đó.
Tuy nhiên, đối với những tài sản được cá nhân, tổ chức thực hiện việc quyền góp, góp vốn, cũng nhau tạo ra phần tài sản chung nào đó thì theo như góc độ pháp lý quyền sở hữu đối với phần tài sản này được xác định là quyền sở hữu chung. Vậy việc xác lập quyền sở hữu chung theo
Tổng đài Luật sư
Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật Dân sự năm 2015.
1. Sở hữu chung là gì?
Dựa trên căn cứ vào điều 214, Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về khái niệm sở hữu chung là: “Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ sở hữu đối với tài sản. Sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất. Tài sản thuộc hình thức sở hữu chung là tài sản chung”.
Từ khái niệm trên, có thể đưa ra các đặc điểm của Sở hữu chung trong Bộ luật Dân sự như sau:
– Sở hữu chung có đặc điểm là tài sản nằm trong một khối thống nhất thuộc quyền của tất cả các chủ sở hữu.
– Các đồng sở hữu chủ đều có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản chung theo nguyên tắc thỏa thuận, bình đẳng trừ trường hợp pháp luật quy định khác.
– Các chủ sở hữu khi thực hiện quyên đối với tài sản chung có sự độc lập nhất định. Ví dụ như chuyển tài sản của mình cho chủ thể khác…
– Trong trường hợp các đồng sở hữu chủ muốn chuyển giao tài sản của mình cho chủ sở hữu khác thì các đồng sở hữu chủ có quyền ưu tiên mua. Bên muốn chuyển nhượng phải
Trong quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 về quyền sở hữu chung thì có quy đinh trong sở hữu chung thì được chia ra thành sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất. Trong đó, sở hữu chung theo phần được biết đến là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung. Theo nguyên tắc là bình đẳng, có quyền chuyển nhượng theo quy định của pháp luật hoặc thỏa thuận, lợi ích và rủi ro xác định theo phần quyền của họ trong tài sản chung. Và sở hữu chung hợp nhất được quy định trong Bộ luật dân sự năm 2015 là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung không được xác định đối với tài sản chung. Các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền, nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản thuộc sở hữu chung.
Không những thế mà cũng theo như quy định của bộ luật này thì sở hữu chung hợp nhất bao gồm sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia và sở hữu chung hợp nhất không phân chia. Trong đó, việc xác định đối với tài sản chung hợp nhất có thể phân chia là tài sản chung của vợ chồng. Để được công nhận có sở hữu chung hợp nhất phải có quan hệ hôn nhân hợp pháp. Tài sản có thể phân chia trong những trường hợp như: ly hôn, chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân hoặc một bên mất. Nguyên tắc chia tài sản là vợ chồng bình đẳng vì vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung bằng công sức của mỗi người nên có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. Vợ chồng cùng bàn bạc, thỏa thuận hoặc uỷ quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
Mặt khác thì quy định đối với tài sản chung hợp nhất không thể phân chia là sở hữu chung của cộng đồng như tài sản chung của cá nhân, hộ gia đình ở các khu chung cư. Hay các đồng sở hữu chủ bình đẳng nhưng không có quyền chuyển nhượng cho chủ sở hữu khác thuộc vào tài sản chung hợp nhất không thể phân chia. Ngoài ra thì sở hữu chung hỗn hợp là sở hữu đối với tài sản do các chủ sở hữu thuộc các thành phần kinh tế khác nhau góp vốn để sản xuất, kinh doanh thu lợi nhuận.
2. Xác lập quyền sở hữu chung theo Bộ luật dân sự năm 2015
Tóm tắt câu hỏi:
Kính gửi Luật sư! Bố mẹ chồng tôi li dị và có một ngôi nhà 2 tầng là tài sản chung, nhưng tự phần chia chứ không nhờ tòa án. Bố mẹ chồng tôi định giá 650 triệu đồng, trả cho vợ chồng tôi 100 triệu vì có bỏ tiền ra tu bổ và sửa chữa. Số còn lại là 550 triệu bố mẹ chồng tôi chia đôi mỗi người 1 nửa là 275 triệu. Hiện tại vợ chồng tôi muốn mua lại phần tài sản của bố chồng tôi và trả ông 275 triệu phần tài sản ông được hưởng và ông cũng đã đồng ý. Kính nhờ luật sư tư vấn giúp tôi phải làm những thủ tục gì để pháp luật công nhận vợ chồng tôi có tài sản chung với mẹ chồng. Vì trên thực tế nếu mua lại phần tài sản của ông thì vợ chồng tôi có tổng tài sản chung sẽ là 100 triệu + 275 triệu. tôi xin chân thành cảm ơn luật sư?
Luật sư tư vấn:
Sở hữu chung của các thành viên gia đình cùng sống chung đối với tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 và luật khác có liên quan. Trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình thì tài sản chung của vợ chồng được áp dụng theo chế độ tài sản này. Trường hợp một trong các chủ sở hữu chung đối với động sản từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu còn lại. Trường hợp tất cả các chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình đối với tài sản chung thì việc xác lập quyền sở hữu được áp dụng theo quy định về xác lập quyền sở hữu đối với tài sản vô chủ theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015.
Theo thông tin bạn trình bày, bố mẹ chồng của bạn ly hôn và có một ngôi nhà hai tầng là tài sản chung. Khi ly hôn thì gia đình tự thỏa thuận phân chia tài sản và không yêu cầu Tòa án giải quyết. Căn nhà có giá trị là 650.000.000 đồng, chia cho vợ chồng bạn 100.000.000 đồng, phần còn lại là 550.000.000 đồng thì chia đôi, mỗi người 275.000.000 đồng.
Hiện tại thì vợ chồng bạn muốn mua lại phần tài sản của bố chồng có giá trị 275.000.000 đồng và bố chồng của bạn cũng đồng ý.
Do đó vợ chồng bạn cần thực hiện như sau:
+ Gia đình bạn cần thỏa thuận về việc phân chia tài sản chung.
+ Sau khi có
Tại
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành thì việc xác lập quyền sở hữu chung theo phần thì được quy định tại Điều 208. Xác lập quyền sở hữu chung Bộ luật Dân sự năm 2015 thì quyền sở hữu chung được xác lập theo thỏa thuận, theo quy định của pháp luật hoặc theo tập quán. Còn đối với quyền sở hữu chung theo phần được quy định tại Điều 209 Bộ luật này như sau:
“Điều 209. Sở hữu chung theo phần
1. Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung.
2. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.
Căn cứ theo quy định trên thì nếu hiện nay vợ chồng bạn mua lại phần tài sản của bố chồng và cùng mẹ chồng sở hữu căn nhà thì trường hợp của gia đình bạn được xác định là sở hữu chung đối với căn nhà. Theo đó, để xác lập quyền sở hữu chung đối với căn nhà, vợ chồng bạn cần làm
Thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản thực hiện theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan; trường hợp luật không có quy định thì thực hiện theo thỏa thuận của các bên; trường hợp luật không quy định và các bên không có thỏa thuận thì thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là thời điểm tài sản được chuyển giao. Do đó, thời điểm tài sản được chuyển giao là thời điểm bên có quyền hoặc người đại diện hợp pháp của họ chiếm hữu tài sản. Ngoài ra thì pháp luật hiện hành cũng có quy định đối với trường hợp tài sản chưa được chuyển giao mà phát sinh hoa lợi, lợi tức thì hoa lợi, lợi tức thuộc về bên có tài sản chuyển giao, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.