Quy định của pháp luật về tội hủy hoại tài sản? Quy định của pháp luật về vấn đề đồng phạm trong tội hủy hoại tài sản? Quy định của pháp luật về hình phạt đối với đồng phạm trong tội hủy hoại tài sản?
“ Đồng phạm” không còn là thuật ngữ xa lạ với mọi người, tuy nhiên đồng phạm trong tội hủy hoại tài sản được xác định như thế nào? Và mức hình phạt đối với đồng phạm trong tội hủy hoại tài sản ra sao?
Cơ sở pháp lý:
Dịch vụ Luật sư
Mục lục bài viết
1. Quy định của pháp luật về tội hủy hoại tài sản?
Trước hết ta cùng tìm hiểu hủy hoại tài sản là gì? Theo quy định của pháp luật hành vi cố ý làm cho tài sản của người khác mất giá trị sử dụng ở mức độ không còn hoặc khó có khả năng khôi phục lại được được gọi là hành vi cố ý làm hủy hoại tài sản. Huỷ hoại tài sản là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm quyền sở hữu của người khác. Hành vi hủy hoại tài sản sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Tội hủy hoại tài sản được quy định rất cụ thể trong bộ hình sự nước ta, cụ thể là tại Điều 178 Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017. Theo đó có thể xác định được tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản như sau:
– Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
– Trường hợp hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá dưới 2.000.000 đồng nhưng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Hoặc làm hủy hoại tài sản mà tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; hoặc tài sản là di vật, cổ vật; hoặc người hủy hoại tài sản đó đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì vẫn bị thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc phạm tội có tổ chức hoặc hủy hoại tài sản là bảo vật quốc gia; hoặc người hủy hoại cố ý dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác để hủy hoại tài sản; người hủy hoại tài sản cố ý hủy hoại để che giấu tội phạm khác hoặc tái phạm nguy hiểm hoặc vì lý do công vụ của người bị hại thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
Trường hợp gây thiệt hại cho tài sản cho người khác trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
Trường hợp gây thiệt hại cho tài sản cho người khác trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
Như vậy, có thể thấy hiện tại pháp luật quy định rất cụ thể về hình phạt đối với tội hủy hoại tài sản của người khác.
2. Quy định của pháp luật về vấn đề đồng phạm trong tội hủy hoại tài sản?
Căn cứ theo quy định tại điều 17
Tóm lại, theo quy định trên thì có thể xác định đồng phạm là những người cùng tham gia vào việc thực hiện một tội phạm, mà khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, mỗi người tham gia không chỉ cố ý với hành vi phạm tội của mình mà còn biết và mong muốn sự tham gia của những người khác trong vụ án đó. Việc cố ý trong đồng phạm được thể hiện trên hai phương diện về lý trí và ý chí. Về ý chí: Những người đồng phạm khi thực hiện hành vi đều mong muốn cùng thực hiện tội phạm và mong muốn hậu quả chung của tội phạm xảy ra. Hành vi của mỗi người là một khâu cần thiết cho hoạt động chung của tất cả những người đồng phạm. Mỗi người đồng phạm có thể đều thực hiện hành vi được quy định trong cấu thành tội phạm, nhưng cũng có thể họ chỉ thực hiện một phần trong chuỗi hành vi để tạo thành một hành vi phạm tội thỏa mãn các dấu hiệu của một cấu thành tội phạm.
Theo đó ta cũng xác định được đồng phạm trong tội hủy hoại tài sản là những người cùng tham gia vào việc thực hiện hủy hoại tài sản, khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, mỗi người tham gia không chỉ cố ý với hành vi phạm tội của mình mà còn biết và mong muốn sự tham gia của những người khác trong vụ án đó.
Người tổ chức trong tội hủy hoại tài sản: Đây là chủ thể đồng phạm có vai trò quan trọng, khơi mào cho tội phạm được thực hiện. Người tổ chức này sẽ là người khởi xướng, lập ra kế hoạch, đường lối, tập hợp, lôi kéo và phân công các thành viên đi hủy hoại tài sản của người khác.
Người xúi giục trong tội hủy hoại tài sản: Đây là người tác động lên nhận thức hoặc ý chí của người khác để thực hiện việc hủy hoại tài sản của người khác
Người thực hành trong tội hủy hoại tài sản: Đây là người trực tiếp thực hiện các hành vi hủy hoại tài sản, ví dụ như là người trực tiếp đập, đốt, phá vỡ tài sản,….
Người giúp sức trong tội hủy hoại tài sản: Đây là người hỗ trợ tích cực, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện hành vi hủy hoại tài sản của người khác, biểu hiện ở dạng vật chất (chuẩn bị sẵn công cụ, phương tiện phạm tội, thăm dò trước hiện trường, lập sơ đồ vị trí hướng dẫn, chỉ điểm, thông tin về đối tượng mà bọn chúng đang muốn hủy hoại tài sản…) hoặc tinh thần ( như động viên người thực hành hành vi hủy hoại tài sản, hứa hẹn về việc che giấu tội phạm, các lợi ích…)
Để có thể coi là đồng phạm, điều kiện đầu tiên về chủ thể thì phải có sự tham gia của ít nhất hai người trở lên vào việc thực hiện một tội phạm và những người này phải có đủ điều kiện là chủ thể của tội phạm
3. Quy định của pháp luật về hình phạt đối với đồng phạm trong tội hủy hoại tài sản?
Như đã phân tích ở trên đồng phạm có thể hiểu là những người cùng nhau phạm tội và khi đã cùng nhau phạm tội thì phải cùng chịu trách nhiệm trước pháp luật. Liên quan đến vấn đề hình phạt đối với đồng phạm trong tội hủy hoại tài sản của người khác ta sẽ căn cứ theo quy định tại Điều 58 Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm.
Theo đó, ta có thể hiểu rằng mặc dù những người đồng phạm trong tội hủy hoại tài sản là cùng nhau thực hiện nhưng khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, tòa án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm, cũng như các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó.
Tuỳ vào mức độ tham gia đồng phạm trong tội hủy hoại tài sản ra sao mà Toà án sẽ tuyên một mức án thích hợp dành cho các đồng phạm trong tội hủy hoại tài sản. Mặc dù đồng phạm là nhiều người cùng chung thực hiện tội phạm nhưng trách nhiệm hình sự là trách nhiệm cá nhân phụ thuộc vào tính chất, mức độ từng hành vi phạm tội của người đồng phạm cho nên mọi người trong đồng phạm phải chịu trách nhiệm độc lập về hành vi phạm tội của mình khi cùng thực hiện một tội phạm dưới hình thức đồng phạm..
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tất cả những người đồng phạm phải chịu trách nhiệm chung về tội phạm hủy hoại tài sản mà họ cùng thực hiện cụ thể là bị xử lý theo cùng điều luật và trong phạm vi những chế tài mà điều luật ấy quy định; Các nguyên tắc chung về xác định tội phạm, giai đoạn thực hiện hành vi hủy hoại tài sản, quyết định hình phạt, về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được áp dụng chung cho tất cả những người đồng phạm. Ngoài ra những người đồng phạm cùng phải chịu những tình tiết tăng nặng của vụ án, nếu họ cùng biết.
Bên cạnh đó khi thực hiện hành vi hủy hoại tài sản của người khác thì những đồng phạm phải cùng chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại như quy định của điều 587 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra, cụ thể đồng phạm phải bồi thường thiệt hại như sau: những người đồng phạm đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau.
Như vậy, từ những lập luận và phân tích như trên có thể thấy rằng đồng phạm trong tội hủy hoại tài sản là những người cùng tham gia vào việc thực hiện hủy hoại tài sản, khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Đồng phạm là những người cùng nhau phạm tội và khi đã cùng nhau phạm tội thì phải cùng chịu trách nhiệm trước pháp luật nhưng khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, tòa án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm, cũng như các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó.