Xác định trách nhiệm đối với người có hành vi tố cáo sai sự thật. Tôi có nhận một đơn tố cáo với nội dung hoàn toàn sai sự thật, tôi cần làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?
Xác định trách nhiệm đối với người có hành vi tố cáo sai sự thật. Tôi có nhận một đơn tố cáo với nội dung hoàn toàn sai sự thật, tôi cần làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?
Tóm tắt câu hỏi:
Nhờ Luật sư tư vấn giúp!! Tôi làm cơ quan hành chính Nhà nước, tôi có nhận một đơn tố cáo với nội dung hoàn toàn sai sự thật, trong đơn tố cáo tôi tội tham nhũng số tiền lên đến vài chục triệu đồng. Khi cơ quan xác minh làm rõ thì được biết người viết đơn tố cáo là không có thực. Qua tìm hiểu tôi đã xác định được người giả danh viết đơn là ai (khi so chữ viết trên bì thư và chữ viết thu thập được là giống nhau và khẳng định cùng một người). Vậy tôi muốn làm rõ để người giả danh viết đơn tố cáo sai sự thật cố ý bôi nhọ danh dự người khác và để lấy lại danh dự cho bản thân thì tôi phải làm như thế nào? Rất mong nhận được sự hỗ trợ tư vấn của Luật sư. Chân thành cám ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý
2. Giải quyết vấn đề
Căn cứ Khoản 2 Điều 9 Luật Tố cáo 2011 quy định về nghĩa vụ của người tố cáo như sau:
"2. Người tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:
a) Nêu rõ họ, tên, địa chỉ của mình;
b) Trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo của mình;
d) Bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật của mình gây ra.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật, người tố cáo phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo của mình, nếu có hành vi tố cáo sai sự thật thì tùy vào tính chất, mức độ của hành vi mà bị xử lý theo các hình thức khác nhau, và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vu khống theo quy định tại Điều 122 Bộ luật hình sự 1999:
"1. Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với nhiều người;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;
đ) Đối với người thi hành công vụ;
e) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”
Như bạn trình bày bạn làm cơ quan hành chính Nhà nước, có nhận một đơn tố cáo với nội dung hoàn toàn sai sự thật, trong đơn tố cáo bạn tội tham nhũng số tiền lên đến vài chục triệu đồng. Khi cơ quan xác minh làm rõ thì được biết người viết đơn tố cáo là không có thực. Qua tìm hiểu bạn đã xác định được người giả danh viết đơn là ai (khi so chữ viết trên bì thư và chữ viết thu thập được là giống nhau và khẳng định cùng một người). Nếu trong trường hợp người có hành vi tố cáo biết rõ những điều mình tố cáo là bịa đặt, không có căn cứ nhưng vẫn gửi đơn tố cáo để nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của bạn thì hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vu khống, nếu xét thấy tính chất của hành vi nghiêm trọng, bạn có thể làm đơn gửi đến cơ quan công an điều tra để can thiệp, xem xét xử lý nếu có đủ căn cứ.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật về trách nhiệm đối với người tố cáo sai sự thật: 1900.6568
Ngoài ra, Điều 48 Luật Tố cáo 2011 quy định:
"Điều 48. Xử lý hành vi vi phạm đối với người tố cáo và những người khác có liên quan
Người tố cáo và những người khác có liên quan có hành vi quy định tại các khoản 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 và 13 Điều 8 của Luật này hoặc vi phạm các quy định khác của pháp luật về tố cáo và giải quyết tố cáo thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật."
Theo đó, người có hành vi vi phạm nếu gây thiệt hại đến danh dự, nhân phẩm của bạn thì còn phải bồi thường thiệt hại cho bạn theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, gồm các khoản :
+ Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
+ Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
+ Thiệt hại khác do luật quy định.
+ Một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định