Xác định tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền sở hữu nhà ở. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài.
Xác định tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền sở hữu nhà ở. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài.
Tóm tắt câu hỏi:
Xin hỏi luật sư khoảng năm 1940 đến năm 1983 gia đình tôi có thuê 1 căn nhà để buôn bán và đóng tiền thuê hàng tháng đầy đủ. Đến tháng 12 năm 1983 chủ nhà (bên A) đã làm
1) Trường hợp trên có thuộc quyền của Tòa án cấp tỉnh xét xử không?
2) Nếu thuộc quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh thì theo bản án thì Tòa án có áp dụng đúng Luật định không?
3) Nếu đúng thì khi lên Tòa án cấp cao thì Tòa án cấp cao sẽ xét xử như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Giải quyết vấn đề:
Thứ nhất về vấn đề thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Thời điểm nộp hồ sơ khởi kiện là năm 2008 căn cứ áp dụng Điều 34 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 để xác định thẩm quyền.
“1. Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Toà án nhân dân cấp tỉnh) có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc sau đây:
a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này, trừ những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 1 Điều 33 của Bộ luật này;
b) Yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này, trừ những yêu cầu thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 2 Điều 33 của Bộ luật này;
c) Tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 33 của Bộ luật này.
2. Toà án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 33 của Bộ luật này mà Toà án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để giải quyết.”
Trong đó, khoản 3 Điều 33 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 quy định như sau:
“3. Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân cấp huyện.”
Khoản 3 Điều 33 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 được hướng dẫn cụ thể tại Điều 7 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP như sau:
“1. Đương sự ở nước ngoài bao gồm:
a) Đương sự là người nước ngoài không định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam có mặt hoặc không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự;
b) Đương sự là người Việt Nam định cư, làm ăn, học tập, công tác ở nước ngoài có mặt hoặc không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự;
c) Đương sự là người nước ngoài định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam nhưng không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự;
d) Đương sự là người Việt Nam định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam nhưng không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự;
đ) Cơ quan, tổ chức không phân biệt là cơ quan, tổ chức nước ngoài hay cơ quan, tổ chức Việt Nam mà không có trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự…
…5. Không thay đổi thẩm quyền giải quyết của Tòa án
a) Đối với vụ việc dân sự không thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 33 của BLTTDS; được hướng dẫn tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này và được Tòa án nhân dân cấp huyện thụ lý giải quyết đúng thẩm quyền, nếu trong quá trình giải quyết mới có sự thay đổi, như có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, thì theo quy định tại Điều 412 của BLTTDS, Tòa án nhân dân cấp huyện đã thụ lý tiếp tục giải quyết vụ việc dân sự đó.
b) Đối với vụ việc dân sự thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 33 của BLTTDS và được hướng dẫn tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này và được Tòa án nhân dân cấp tỉnh thụ lý giải quyết đúng thẩm quyền, nếu trong quá trình giải quyết có sự thay đổi không còn đương sự, tài sản ở nước ngoài và không cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, thì theo quy định tại Điều 412 của BLTTDS, Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã thụ lý tiếp tục giải quyết vụ việc dân sự đó.”
Như vậy, căn cứ Bộ luật tố tụng dân sự 2004 và Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết vụ việc này.
>>> Luật sư tư vấn xác định thẩm quyền tòa án giải quyết tranh chấp đất đai: 1900.6568
Thứ hai về bản án có Tòa án nhân dân cấp tỉnh có áp dụng đúng quy định pháp luật hay không?
Căn cứ Điều 256 Bộ luật dân sự 2005 quy định:
“Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật đối với tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quyền chiếm hữu hợp pháp của mình phải trả lại tài sản đó, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 247 của Bộ luật này. Trong trường hợp tài sản đang thuộc sự chiếm hữu của người chiếm hữu ngay tình thì áp dụng Điều 257 và Điều 258 của Bộ luật này.”
Như vậy, chủ cũ của ngôi nhà bạn đang chiếm hữu, sử dụng không có quyền đòi lại tài sản nếu trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 247 Bộ luật dân sự 2005. Khoản 1 Điều 247 Bộ luật dân sự 2005 quy định như sau:
“1. Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn mười năm đối với động sản, ba mươi năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.”
Bạn là người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình liên tục công khai trong thời hạn 30 năm đối với bất động sản thì có quyền đối với bất động sản đó, nên chủ sở hữu hợp pháp của ngôi nhà không có quyền đòi lại tài sản căn cứ Điều 256 Bộ luật dân sự 2005.
Tuy nhiên, năm 2008 là thời điểm chủ sở hữu của ngôi nhà gửi đơn kiện đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết. Nên thời gian mà bạn chiếm hữu sử dụng liên tục ngay tình công khai tài sản là 25 năm( từ năm 1983 đến 2008) nếu như thế bạn không trường hợp xác lập quyền sở hữu tài sản theo thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều 247 Bộ luật dân sự 2005.
Vì vậy, Tòa án đã xác định sai về thời gian chiếm hữu sử dụng tài sản của bạn. Khi đó, bên A hoàn toàn có quyền làm thủ tục kháng cáo lên Tòa án nhân dân cấp cao. Trình tự, thủ tục giải quyết kháng cáo sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Hiện tại thời hạn kháng cáo được áp dụng theo quy định tại Điều 273 Bộ luật tố tụng dân sự 2015:
“1. Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.
Đối với trường hợp đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện đã tham gia phiên tòa nhưng vắng mặt khi Tòa án tuyên án mà không có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày tuyên án.
2. Thời hạn kháng cáo đối với quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm là 07 ngày, kể từ ngày đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện nhận được quyết định hoặc kể từ ngày quyết định được niêm yết theo quy định của Bộ luật này.
3. Trường hợp đơn kháng cáo được gửi qua dịch vụ bưu chính thì ngày kháng cáo được xác định căn cứ vào ngày tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi đóng dấu ở phong bì. Trường hợp người kháng cáo đang bị tạm giam thì ngày kháng cáo là ngày đơn kháng cáo được giám thị trại giam xác nhận.”
Sau khi nhận đơn kháng cáo, Tòa án sẽ kiểm tra tính hợp lệ của đơn kháng cáo. Trong trường hợp quá hạn thì Tòa án cấp sơ thẩm yêu cầu người kháng cáo trình bày rõ lý do và xuất trình tài liệu, chứng cứ (nếu có) để chứng minh lý do nộp đơn kháng cáo quá hạn là chính đáng. Việc kháng cáo quá hạn và xem xét kháng cáo quá hạn quy định tại Điều 275 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Sau khi xem xét đơn kháng cáo, Tòa án có thể trả lại đơn kháng cáo trong các trường hợp sau đây:
– Người kháng cáo không có quyền kháng cáo;
– Người kháng cáo không làm lại đơn kháng cáo hoặc không sửa đổi, bổ sung đơn kháng cáo theo yêu cầu của Tòa án quy định tại khoản 3 Điều này.
– Trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 276 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về thông báo nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm.
Nếu không thuộc các trường hợp trên, đơn kháng cáo được Tòa án thụ lý thì Tòa án sẽ mở phiên tòa xét xử phúc thẩm. Trình tự, thủ tục phiên tòa xét xử phúc thẩm thực hiện theo pháp luật tố tụng dân sự.