Xác định thời điểm nâng bậc lương của bác sĩ. Thi nâng ngạch viên chức, xếp bậc lương khi thi viên chức.
Xác định thời điểm nâng bậc lương của bác sĩ. Thi nâng ngạch viên chức, xếp bậc lương khi thi viên chức.
Tóm tắt câu hỏi:
Kính chào! Tôi có thắc mắc như sau Tôi là 1 Bác sĩ, đang làm việc trong 1 BV Quận ở TPHCM đến nay là năm thứ 4. Trong quá trình làm việc, tôi đã ký các loại HĐ sau: _ 15/12/2012 đến 15/2/2013: HĐ thử việc 2 tháng ( được đánh máy trên giấy A4), hưởng 85% lương theo hệ số 2,34 _ 15/2/2013 đến 15/4/2013: HĐ 2 tháng ( lúc này BV nói với tôi đây là HĐ nội bộ của BV, được đánh máy trên giấy A4), hưởng 100% lương theo hệ số 2,34 _ 15/4/2013 đến 15/6/2013: HĐ 2 tháng như trên ( BV vẫn gọi là HĐ nội bộ), hưởng 100% lương theo hệ số 2,34 _ Nhưng đến 1/5/2013 thì BV nói có đợt ký HĐ Quận, nên tôi đã ký HĐ khác có thời hạn 1 năm ( từ 1/5/2013 đến 1/5/2014), hưởng 100% lương theo hệ số 2,34 ( lần này là loại HĐ theo biểu mẫu, có nền xanh). Và BV cũng bắt đầu đóng BHXH cho tôi từ 1/5/2013 _ 1/5/2014 đến 1/5/2015: tôi ký tiếp 1 HĐ LĐ có thời hạn 1 năm như trên, hưởng 100% lương theo hệ số 2,34 _ Đến 1/5/2015, tôi chờ 3 tháng vẫn không thấy BV ký tiếp HĐ, mặc dù tôi vẫn làm việc và nhận lương bình thường, nên tôi có lên P. Tổ chức của BV hỏi thì được trả lời là: Nếu không ký nữa thì HĐ đó tự chuyển thành HĐLĐ không thời hạn, đổng thời trong năm 2015 sẽ có đợt thi viên chức nên tạm thời ngưng ký HĐ chờ thi tuyển viên chức luôn! _ Cuối tháng 12/2015 tôi đã thi viên chức và đã được công bố danh sách đậu vào tháng 2/2016, và được công nhận miễn chế độ tập sự. Và phải chờ đến giữa tháng 5/2016 tôi đã chính thức nhận được
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
* Cơ sở pháp luật:
– Thông tư 08/2013/TT-BNV về Hướng dẫn thự hiện chế dộ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động
– Nghị định 56/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 07 năm 2011 của Chính phủ quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập
– Thông tư liên tịch 02/2012/TTLT-BYT-BNV-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 56/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 07 năm 2011 của Chính phủ quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập.
* Nội dung:
Thứ nhất, về thời gian nâng bậc lương, khoản 1 Điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BNV về Hướng dẫn thự hiện chế dộ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động quy định:
“Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư này, nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch công chức (sau đây gọi là ngạch), trong chức danh nghề nghiệp viên chức, chức danh chuyên gia cao cấp và chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát (sau đây gọi là chức danh) hiện giữ, thì được xét nâng một bậc lương thường xuyên khi có đủ điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh và đạt đủ tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này trong suốt thời gian giữ bậc lương như sau:
1. Điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh:
a) Thời gian giữ bậc để xét nâng bậc lương thường xuyên:
– Đối với chức danh chuyên gia cao cấp: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong bảng lương chuyên gia cao cấp, thì sau 5 năm (đủ 60 tháng) giữ bậc lương trong bảng lương chuyên gia cao cấp được xét nâng một bậc lương;
– Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương;
– Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ trung cấp trở xuống và nhân viên thừa hành, phục vụ: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 2 năm (đủ 24 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương."
Căn cứ vào quy định trên có thể thấy, thời gian được tính là thời gian để làm căn cứ nâng bậc lương thường xuyên là khoảng thời gian cá nhân giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh. Đối với trường hợp của bạn, tuy được hưởng 100% lương theo hệ số 2.34 từ ngày 15 tháng 02 năm 2013 tuy nhiên tại thời điểm này, hợp đồng giữa bạn và phía bệnh viện chỉ là hợp đồng nội bộ của bệnh viện. Theo như những thông tin bạn cung cấp, hợp đồng nội bộ này không được lập theo hình thức vậy nên không được coi là
Theo Quyết định nâng bậc lương thì thời điểm xét nâng bậc lương tiếp theo của bạn được tính từ 01/02/2014. Tuy nhiên, bạn không đưa ra bất kì thông tin cụ thể nào về ngày 01/02/2014 có liên quan đến trường hợp của bạn để có thể xác định liệu đây có phải là mốc thời gian phù hợp để tính thời gian nâng bậc lương hay không.
Vậy nên, trên cơ sở những thông tin bạn cung cấp thì ngày 01/05/2013 mới là ngày được xác định là mốc để tính thời gian nâng bậc lương với trường hợp của bạn bởi kể từ thời điểm này, bạn được hưởng bậc lương trên cơ sở ngạch hoặc chức danh dựa trên cơ sở hợp đồng lao động hợp pháp (hợp đồng được lập theo mẫu theo đúng quy định của pháp luật, bệnh viện thừa nhận quan hệ lao động với bạn khi thực hiện đóng bảo hiểm xã hội cho bạn từ thời điểm này).
Nếu cảm thấy không thỏa đáng với quyết định nâng bậc lương của mình, bạn có thể thực hiện thủ tục để khiếu nại quyết định hành chính đối với người ban hành Quyết định nâng bậc lương đối với bạn. Nếu bạn vẫn chưa thấy thảo đáng với kết quả giải quyết khiếu nại lần đầu, bạn có thể khiếu nại lần thứ hai đến người quản lý, cấp trên trực tiếp của người ra quyết định. Nếu tiếp tục không đồng ý, bạn có thể khởi kiện vụ án hành chính để yêu cầu Tòa án giải quyết.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Thứ hai, về vấn đề bạn có được truy lĩnh khoản phụ cấp ưu đãi nghề hay không. Pháp luật có những quy định cụ thể sau:
Khoản 1 Điều 1 Nghị định 56/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 07 năm 2011 của Chính phủ quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập về đối tượng điều chỉnh quy định: “1. Nghị định này quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức, cán bộ y tế xã, phường, thị trấn (đang làm việc theo chế độ hợp đồng theo Quyết định số 58/TTg ngày 03 tháng 02 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ quy định một số vấn đề về tổ chức và chế độ chính sách đối với y tế cơ sở) trực tiếp làm chuyên môn y tế; công chức, viên chức làm công tác quản lý, phục vụ không trực tiếp làm chuyên môn y tế tại các chuyên khoa HIV/AIDS, phong, lao, tâm thần, giải phẫu bệnh lý, pháp y (sau đây gọi chung là công chức, viên chức) trong các cơ sở sự nghiệp y tế công lập.”
Khoản 4 Điều 4 Thông tư liên tịch 02/2012/TTLT-BYT-BNV-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 56/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 07 năm 2011 của Chính phủ quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập quy định cụ thể: “4. Mức phụ cấp 40% áp dụng đối với công chức, viên chức (kể cả cán bộ chuyên môn y tế của trạm y tế xã, phường, thị trấn) thường xuyên, trực tiếp làm các công việc quy định tại Khoản 4, Điều 3 Nghị định số 56/2011/NĐ-CP;”
Như vậy có thể thấy, đối tượng được hưởng khoản phụ cấp ưu đãi nghề phải là công chức, viên chức và cả cán bộ chuyên môn ý tế của trạm xá cấp xã, phường công tác thường xuyên tại các vị trí theo quy định tại Nghị định 56/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 07 năm 2011 của Chính phủ quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập. Theo đó, bạn chỉ được hưởng chế độ này kể từ thời điểm tháng 05/2016 khi bạn nhận được Quyết định bổ nhiệm viên chức, vậy nên bạn không được nhận bất cứ khoản truy lĩnh nào về phụ cấp ưu đãi nghề trong trường hợp này.