Cũng như phá thai Y pháp, người cổ xưa dùng tôn giáo, mê tín để điều hành mọi hoạt động của xã hội, coi sự sống của một bào thai là một linh thiêng bất khả xâm phạm; vì vậy phá thai là nghiêm cấm, giết trẻ sơ sinh lại càng nghiêm ngặt hơn.
Mục lục bài viết
1. Phá thai phạm pháp:
Phá thai phạm pháp là hành động tự ý làm cho thai ngừng phát triển và loại khỏi buồng tử cung mà không có chỉ định của bác sĩ. Phá thai phạm pháp thường gây ra các tai biến trầm trọng đe doạ tính mạng người phụ nữ, thậm chí gây tử vong do nhiều nguyên nhân khác nhau.
1.1. Những phương tiện phá thai phạm pháp:
Những chất dùng phá thai thường là chất độc, liều lượng khó xác định vì mò mẫm. Có tác dụng làm truy thai hoặc ảnh hưởng tới mẹ, có thể dẫn tới tử vong. Có 3 nhóm chính:
* Các chất độc thực vật: thường là nghệ, vỏ xoan (sắc để uống)
– Triệu chứng đau bụng từng cơn, nhức đầu, mệt lả hoặc mê sảng truy tim mạch.
– Kết quả: bình thường 2 – 3 ngày thai ra.
– Liều độc rất thất thường: (khoảng 12 giờ).
* Các chất muối khoáng:
– Thuốc tím (Kalipermanganate). Có thể dùng 1 – 2 cg đặt thẳng vào túi cùng âm đạo, cổ tử cung mở dần thuốc ngấm vào buồng tử cung và tách dần thai ra, hoặc dưới dạng nước bơm thẳng vào buồng tử cung.
– Muối quinin (loại này thường hay dùng nhất) có thể là : cloroquin, nivaquin, quinin, quinacrin… Liều dùng:
+ 3-4g/ ngày gây sẩy thai.
+ 5 – 10g/ ngày gây ù tai, chóng mặt, trụy tim mạch bất tỉnh và tử vong.
– Chì (Pb) dùng dưới dạng nước (sous-acétate Pb)
– Cách dùng: có thể giỏ vài giọt vào nước uống hoặc bơm vào buồng tů cung. Liều 100 giọt (5 gam) gây truy thai, cao hơn sẽ gây chết do viêm gan thận cấp tính.
* Chất độc nội tiết:
– Thường là Oestrogen (folliculine) tính chất thuỳ sau tuyến yên (extrait post hypophysaire) ecgotin, oxytocin dùng dưới dạng tiêm, các chất này chỉ phát huy tác dụng tăng co bóp tử cung và đẩy thai ra ngoài ở những tháng cuối, còn những tháng đầu ít tác dụng. Riêng ecgotin co cứng tử cung làm chết thai sau đó loại thai ra ngoài.
1.2. Các thủ thuật phá thai:
– Nong cổ tử cung: bằng ngón tay hoặc đặt nến Heggar với các cỡ lớn dần hoặc đặt rong biển khô (Laminaire) vào lỗ cổ tử cung, rong ngấm nước làm lỗ cổ tử cung mở thông với buồng tử cung kích thích tử cung co bóp đẩy thai ra khỏi niêm mạc tử cung.
– Dùng ống Nélaton: đưa qua cổ tử cung để nong và làm bong màng ối.
– Làm bong màng ối và rau bằng cách bơm nước vào buồng tử cung (Kovacs): thường dùng thuốc tím pha loãng, nước dấm, nước xà phòng loãng có thể cho thêm mấy ống nội tiết tố, thủ thuật này dễ gây tắc mạch do bóng hơi.
– Làm vỡ túi ối bằng kim đan, lông ngỗng v…v…
– Nạo buồng tử cung bằng dụng cụ.
– Ngoài ra có thể tự đấm vào bụng, gây sang chấn làm sảy thai.
1.3. Hậu quả của phá thai phạm pháp, tai biến và biến chứng:
* Hậu quả: sau khi phá thai thường khó chịu, nôn nao, có thể ngất. Thai có thể ra sau một vài giờ, đau bụng dữ dội. Có khi vài ngày sau thai và phần phụ mới ra hết. Thường sót lại rau và màng ối dễ dẫn đến nhiễm trùng buồng tử cung, nhiễm trùng huyết.
* Tai biến:
Đến sớm: có thể ngay khi phá thai hoặc sau một lúc. Thường gây chết ức chế khi chạm một vật cứng vào cổ tử cung hoặc chết sau một một thời gian ngắn do chảy máu nhiều hoặc tắc mạch do hơi (Emboligageuse), do nước ối, huyết khối tĩnh mạch.
Đến muộn: viêm phúc mạc do thủng tử cung, nhiễm trùng, huyết khối (thường vài ngày sau) và nhồi máu tử cung (thường do bơm nước xà phòng vào buồng tử cung).
+ Triệu chứng: đau bụng dữ dội, bụng chướng, ấn nhẹ vào bụng cũng đau, ra máu đen và sốt cao
+ Nhiễm độc thường chết do hóa chất.
* Biến chứng:
– Viêm cổ tử cung và phần phụ.
– Vô sinh: do làm biến dạng buồng tử cung, tắc vòi trứng, dễ sảy thai.
– Suy nhược thần kinh.
Ảnh: Tắc mạch ối
1.4. Giám định y pháp phá thai phạm pháp:
* Cần chứng minh có thai và có hành động phá thai hay không?
– Xác minh người phụ nữ có thai
– Đối với người sống: khó xác định nếu thai dưới một tháng, vì thai ra không để lại dấu vết gì. Tuy nhiên phải chú ý đến lấy máu mẹ hoặc các mảnh tổ chức sót lại tìm gai rau hoặc các đệm bào. Có thể sinh thiết niêm mạc tử cung tìm màng rụng.
– Trên tử thi: cần khám buồng tử cung tìm thai hoặc rau sót và xét nghiệm vi thể tìm gai rau.
* Xác định tử cung có thai: do chiều cao tử cung, bình thường tử cung cao 6cm, mật độ chắc, khi có thai sẽ mềm
* Buồng trứng thai nghén: hoàng thể khi có thai to bằng 1/2 buồng trứng (thường 1cm)
* Xác minh có hành động phá thai
– Người sống: dựa vào giấy tờ thu thập được
– Các tang vật phá thai.
* Phân biệt sảy thai tự nhiên với phá thai:
Tuổi thai | Sảy thai tự nhiên | Phá thai |
1 – 2 tháng | Phôi, màng rụng ra một khối | Phôi ra trước, màng ra sau. |
3 tháng | Thai – rau – màng rụng lần lượt ra | Thai ra cùng một phần rau, còn một phần rau không ra. |
4 tháng | Thai ra trước, rau ra sau | Thai, rau, màng không ra. |
* Tử thi: tìm trong tử cung có mảnh thai, hoặc mảnh rau còn lại là có phá thai.
– Tìm các thương tích của bộ phận sinh dục nữ : sây sát, tụ máu
– Tìm các dị vật trong buồng tử cung: mảnh rong biển khô, cặn hoa chất, nước xà phòng.v.v…
– Kiểm tra các mạch máu xem có huyết khối không? tĩnh mạch chậu, tĩnh mạch chủ dưới, tĩnh mạch quanh thận, tim)
– Xem có tắc mạch do hơi không? (kiểm tra tim) – để tim trong nước mở quan sát có bóng sùi lên không. Thường lượng hơi phải trên 50ml và dưới 24 giờ mới có giá trị (mùa rét), dưới 12 giờ (mùa hè).
– Trích thử các mảnh tổ chức nghi ngờ trong tử cung và âm đạo để kiểm tra vi thể. Ngoài ra lấy nước tiểu làm phản ứng sinh vật và lấy máu tìm ProlanB. Có thể cấy máu tìm vi trùng.
* Xác định tuổi thai: Để xác định tuổi thai người ta dựa vào 5 yếu tố:
– Ngày giao hợp: yếu tố này không chính xác vì ít người nhớ.
– Xác định ngày đầu của kỳ kinh nguyệt cuối cùng cộng thêm 10 ngày hoặc 14 ngày và từ đó đến ngày tính tuổi thai sẽ biết tuổi thai hoặc tính đó cộng thêm 9 tháng sẽ biết ngày đẻ gần đúng.
Ví dụ: ngày đầu của kỳ kinh cuối cùng là 1 – 3 – 61 và ngày đến thăm thai là 10 –5 – 61, vậy ngày thụ thai là 10 – 3 – 61 và tuổi thai gần đúng là 2 tháng và đẻ gần đúng là 10 – 12–61
– Đo chiều cao tử cung: trung bình mỗi tháng tử cung cao 4 cm, tháng đầu tử cung còn nấp sau xương mu. Chiều cao tử cung tính bằng centimet chia cho 4 cộng thêm 1 (tháng đầu nấp sau xương mu) tuổi thai tính bằng tháng; ví dụ:
Chiều cao tử cung đo được 26 cm:
– Thai máy: từ tháng thứ 4 trở đi thai bắt đầu máy, thời gian có chửa đủ tháng bình thường là 270 ngày (9 tháng), đến 280 ngày (9 tháng 10 ngày).
– Đẻ trước 270 ngày là đẻ non
– Đẻ sau 300 ngày là đẻ già tháng.
– Chiều cao của tử cung có chửa là 32 cm
– Trọng lượng trẻ đủ tháng là 2,5kg – 2,9kg (3kg)
– Chiều cao của trẻ đủ tháng là 45 – 50 cm
– Chiều cao, tuổi thai nhi:
– Thai cao 1 cm (có mầm chân tay, tuổi thai khoảng 1 tháng)
– Thai cao 1.5 – 2 cm mắt rõ nhưng chưa có mi mắt, mũi tẹt và rộng, cổ to và ngắn, chân tay và dây rốn chiếm gần hết bụng tuổi thai khoảng 2 tháng.
– Thai cao 30cm, nặng 1,2 kg, tuổi thai khoảng 6 tháng.
– Thai cao 45 – 49 cm, nặng 2,500 – 2,900 kg tuổi thai 9 tháng.
2. Giết trẻ sơ sinh:
Tài liệu đầu tiên có giá trị y pháp tại La mã thời vua Numa Pompilius khoảng 600 năm trước công nguyên quy định tử thi của mọi phụ nữ chết khi đang có thai đều được mổ để cứu con. Cũng tại La mã năm 742 – 814 vua Charlemagna cho cha cố soạn thảo sách Capitulaies, trong đó nêu bất cứ kiện tụng gì liên quan đến sức khỏe con người đều phải được thầy thuốc khám và ghi vào văn bản, nhất là những vụ liên quan đến giết trẻ em, ở Pháp thời vua Napoléon, trong bộ luật cũng có điều khoản: vì quyền công dân một đứa trẻ trong bụng mẹ phải được chăm sóc và khi nó ra đời có quyền được hưởng gia tài. Vào thế kỷ XIII người ta tìm thấy trong y văn ở Trung Quốc cũng ghi nhận: điều tra phá thai phạm pháp, giết trẻ sơ sinh, bóp cổ, chết đuối, trúng độc đều phải mổ tử thi. Tuy nhiên trở ngại lớn thời bấy giờ là làm thế nào để phân biệt được giữa trẻ sơ sinh với trẻ chết ngạt trong quá trình chuyển dạ đẻ tự nhiên. Để làm rõ vấn đề này Galien (131 – 200) đã mô tả sự khác biệt giữa mô phổi trước và sau sinh; Foderé năm 1799 đề xuất tét sơ sinh ra đời bằng cách cân 2 phổi và nhiều khía cạnh khác nhau trong giết trẻ sơ sinh đã được đề cập đến; đặc biệt năm 1917 tại Mỹ Y.B Beck làm luận văn tốt nghiệp bác sĩ về đề tài giết trẻ em. Trong đó có giết trẻ sơ sinh chưa có định nghĩa thống nhất thế nào là trẻ sơ sinh? mà chỉ có khái niệm khác nhau như trẻ sơ sinh là đứa trẻ mới ra đời trong khoảng thời gian ngắn từ lúc mới sinh đến khoảng một tuần. Có tác giả mở rộng khái niệm trẻ sơ sinh từ khi lọt lòng mẹ đến khi có giấy khai sinh, vì cho rằng thời gian chưa có giấy khai sinh thì đứa trẻ chưa được luật pháp công nhận. Để xác định có dấu hiệu giết trẻ sơ sinh, trước hết phải tìm được những bằng chứng có trẻ sơ sinh.
Trong thực tế có khi tại hiện trường không có trẻ sơ sinh chết, chỉ thấy có dấu tích nghi ngờ của trẻ sơ sinh còn để lại như phân xu, mỡ da của trẻ mới đẻ dính trên chiếu, chăn màn, v.v…
2.1. Xác định tử thi của trẻ có đủ tháng hay không?
* Trẻ đủ tháng có các tiêu chuẩn sau:
– Chiều dài từ đầu đến gót chân 45 – 50 cm
– Cân nặng 2,5kg – 3kg
– Mỗi hàm vùng cửa có 3 – 40 ổ chân răng.
– Có các điểm cốt hoa:
(+) Đầu dưới xương đùi của trẻ từ 8 – 9 tháng điểm cốt hoá có đường kính 4 cm.
(+) Điểm cốt hoá ở đầu trên xương chày cũng đã có.
* Xác định trẻ sơ sinh ra đời còn sống một thời gian hay chết ngay là vấn đề quan trọng. Để xác định vấn đề có 2 cơ sở:
* Quan sát dây rốn ở nơi cắt: nếu dây rốn ở nơi cắt có máu đông chứng tỏ trẻ sơ sinh đã sống.
* Kiểm tra xem phổi đã thở chưa?
Bằng phương pháp thuỷ tĩnh: người ta bỏ toàn bộ 2 lá phổi vào bình nước, sau đó cắt rời từng thuỳ hoặc thái phổi thành nhiều miếng bỏ vào nước. Nếu các miếng phổi đều nổi điều đó chứng tỏ trẻ em đã thở sau khi lọt lòng mẹ. Nếu có mảnh chìm, mảnh nổi là phổi thở chưa hoàn toàn, nếu các mảnh đều chìm là phổi chưa thở. Nếu phổi đã hư thối phải dùng kỹ thuật vi thể giải phẫu bệnh để kiểm tra.
Phương pháp mô học: cắt nhuộm tiêu bản soi qua kính hiển vi, phổi đã thở có hốc phế nang giãn rộng ( sự hư thối sinh hơi tạo ra hốc, ở vách phế nang). Biểu mô lót phế nang dẹt lại, các lòng phế quản trống rỗng. Trái lại nếu chưa thở thấy tất cả các phế nang xẹp lại, lòng các phế quản chứa đầy chất nhầy. Có thể thấy phổi có chỗ thở, có chỗ không, hình ảnh này chứng minh trẻ ra đời yếu ớt, thở kém, hoặc ra đời mới thở đã bị dập tắt. Trong trường hợp hư thối, hơi thối sinh ra không phải ở phế nang mà là ở tổ chức kẽ của phổi, tạo nên các hốc sáng nhỏ ( bọt khí), trái lại phế nang vẫn xẹp. Nếu phổi đã thở, hơi thối và không khí làm các phế nang phế quản căng giãn rất mạnh có khi làm rách vách phế nang, phế quản.
* Xác định trẻ đẻ non:
Dựa vào ngày tháng người ta cho rằng, trẻ đẻ trên 6 tháng và dưới 8 tháng là trẻ đẻ non, cân nặng dưới 2,500 kg, chiều cao dưới 45cm, lông tơ nhiều ở lưng, hai mông tóc ngắn và rậm. Tinh hoàn chưa xuống bìu dái (hạ nang) và môi lớn chưa chùm kín môi nhỏ (trẻ em gái) móng tay ngắn, rốn không nằm ở giữa đường xương ức và xương mu, phản xạ bú yếu. Da đỏ hỏn và vàng da sinh lý kéo dài.
Tất cả những tiêu chuẩn trên thường có mặt trên một trường hợp đẻ non, nhưng cũng không nhất thiết phải đầy đủ, các dấu hiệu đó vẫn xác định được trẻ đẻ thiếu tháng.
* Chẩn đoán phân biệt với thai chết lưu:
Trước 4 tháng rưỡi ta dựa vào tiền sử các triệu chứng nghén tự nhiên mất. Tử cung đang to tự nhiên nhỏ dần, vú căng xuống sữa và ra huyết, tử cung nhỏ so với ngày tắt kinh. Tử cung bình thường hoặc hơi rắn.
Sau 4 tháng rưỡi (dễ chẩn đoán): sản phụ thấy thai tự nhiên không hoạt động, không còn tim thai, phản ứng sinh vật âm tính. Dấu hiệu X quang thấy xương sọ chồng lên nhau, cột sống bị vẹo, chứng tỏ thai chết đã lâu.
Trường hợp thai đã lớn: trẻ đẻ ra không thấy bị lột da tương đương chết khoảng 2 – 3 ngày. Nếu thấy trẻ bị lột da toàn bộ thì khoảng thời gian thai chết 15 ngày trở lại.
2.2. Giám định Y pháp giết trẻ sơ sinh:
* Tìm thương tích trên tử thi:
– Vùng đầu: tìm các vết bầm tím da, giập xương, tổn thương não, hành tuỷ. Trong trường hợp thương tích không nghiêm trọng phải tìm hiểu xem có đẻ khó hay không? Nếu là con dạ phải lưu ý trường hợp đẻ rơi đầu lao xuống đất, trong trường hợp con so cần phải xem xét cẩn thận hơn. Trường hợp không có tổn thương sọ chỉ thấy xuất huyết não, hành tuỷ, v.v…không nên vội kết luận vì đẻ non.
– Vùng cổ, mũi và mồm: cần phát hiện dấu vết ngón tay, móng tay.
– Ta cũng phải xem trẻ có bị bịt mồm, mũi hoặc bị bóp cổ không.
* Xét nghiệm mô bệnh học:
– Tìm tổn thương do ngạt, dấu hiệu chết dưới nước (phế quản nhỏ thấy dị vật là dấu hiệu có giá trị). Tuy nhiên còn có trẻ hít phải nước ối khi ấy trong phế nang sẽ có các thành phần nước ối như vảy da, lông tơ, phân xu.
– Tìm độc chất: qua khám nghiệm tử thi không tìm được loại tổn thương nào đặc hiệu, cần phải lấy phủ tạng tìm độc chất mặc dầu trường hợp đầu độc rất hiếm gặp.
– Hành động gây cho trẻ sơ sinh chết: cần phải xem xét vô tình hay cố ý như mẹ ngủ đè phải con, vú mẹ bịt mũi con khi cho bú… Về mặt Y Pháp, thủ phạm thường là mẹ (hoang thai).
Bộ luật hình sự của Việt Nam quy định tội giết con mới đẻ nêu rõ: Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ đứa trẻ đó dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.