Xác định hiệu lực của bảo đảm dự thầu. Thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu được tính theo hồ sơ mời thầu hay hồ sơ dự thầu.
Xác định hiệu lực của bảo đảm dự thầu. Thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu được tính theo hồ sơ mời thầu hay hồ sơ dự thầu.
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa luât sư: Chúng tôi có 1 tình huống như sau: Trong hồ sơ mời thầu (HSMT) quy định thời hạn hiệu lực của HSDT (HSĐXKT và HSĐXTC) là: ≥ 90 ngày kể từ ngày có thời điểm đóng thầu. Thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu: ≥ 120 ngày, kể từ ngày đóng thầu. Có 3 nhà thầu nộp hồ sơ, trong đó có 1 nhà thầu mà sau khi xem xét các tiêu chí giá cả và chất lượng sản phẩm cung ứng, tổ tư vấn nhận thấy là có chất lượng tốt và phù hợp nhất HSDT của nhà thầu ghi thời gian có hiệu lực của HSDT là 91 ngày kể từ ngày có thời điểm đóng thầu, Thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu là 120 ngày kể từ ngày có thời điểm đóng thầu. Như vậy là đúng hay sai? Xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý
2. Giải quyết vấn đề
Khoản 1, Điều 15 Nghị định số
Bảo đảm dự thầu là việc nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam để bảo đảm trách nhiệm dự thầu của nhà thầu, nhà đầu tư trong thời gian xác định theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
Thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất là số ngày được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và được tính kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày cuối cùng có hiệu lực theo quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. Từ thời điểm đóng thầu đến hết 24 giờ của ngày đóng thầu được tính là 01 ngày.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến bảo đảm dự thầu: 1900.6568
Căn cứ theo quy định tại khoản 4, Điều 11
"4. Thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu bằng thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất cộng thêm 30 ngày."
Thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất tối đa là 180 ngày, kể từ ngày có thời điểm đóng thầu; trường hợp gói thầu quy mô lớn, phức tạp, gói thầu đấu thầu theo phương thức hai giai đoạn, thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu tối đa là 210 ngày, kể từ ngày có thời điểm đóng thầu. Trường hợp cần thiết, có thể yêu cầu gia hạn thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và phải bảo đảm tiến độ dự án.
Đối với tình huống trên, khi hồ sơ mời thầu quy định thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu tối thiểu 90 ngày và thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu không ít hơn 120 ngày kể từ ngày có thời điểm đóng thầu thì việc nhà thầu chào thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu 91 ngày và thời gian hiệu lực của bảo đảm dự thầu 120 ngày kể từ ngày có thời điểm đóng thầu phải được đánh giá đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu về thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầ và bảo đảm dự thầu.
Quy định tại Khoản 4 Điều 11 Luật Đấu thầu 2013, quy định này được hiểu là áp dụng cho bên mời thầu, chủ đầu tư khi xây dựng hồ sơ mời thầu. Khi đã quy định hiệu lực hồ sơ dự thầu là 90 ngày kể từ ngày có thời điểm đóng thầu thì cần quy định hiệu lực của bảo đảm dự thầu là 120 ngày kể từ ngày có thời điểm đóng thầu. Các yêu cầu về hiệu lực nêu trong hồ sơ mời thầu sẽ được đem ra đối chiếu khi đánh giá hồ sơ dự thầu; theo đó, hiệu lực hồ sơ dự thầu, bảo đảm dự thầu được coi là đáp ứng yêu cầu nếu không ngắn hơn quy định ghi trong hồ sơ mời thầu mà không xét đến việc cái này phải dài hơn cái khác 30 ngày.
Như vậy, nhà thầu ghi thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu là 91 ngày kể từ ngày có thời điểm đóng thầu, thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu là 120 ngày kể từ ngày có thời điểm đóng thầu là hoàn toàn phù hợp.