Tôi và người yêu sống với nhau không có đăng ký kết hôn, sinh được 1 con trai được 1,5 tuổi. Giờ 2 chúng tôi xảy ra mâu thuẫn và chia tay.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi và người yêu sống với nhau không có đăng ký kết hôn, sinh được 1 con trai được 1,5 tuổi. Giờ 2 chúng tôi xảy ra mâu thuẫn và chia tay. Giờ cô ấy mới đi làm giấy khai sinh cho con nhưng đã không điền tên tôi vào giấy khai sinh của cháu. Mục đích của cô ấy là định cho một cặp vợ chồng người nước ngoài nhận con tôi làm con nuôi. Giờ tôi phải làm thế nào để nhận con? Xin cám ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Thứ nhất, về quan hệ hôn thú giữa 2 anh chị:
Trên thực tế, anh chị sống chung như vợ chồng nhưng 2 anh chị không có đăng ký kết hôn. Do vậy, trên pháp lý, anh chị không có quan hệ vợ chồng.
Vì vậy, kéo theo đó, con do chị sinh ra trước hết và hiện giờ được xác định là con ngoài giá thú.
Thứ hai, về thủ tục xác định cha cho con:
Hiện giờ giấy khai sinh chị đã làm xong rồi thì anh có thể yêu cầu Ủy ban là xác định cha cho con (xác định anh là cha đứa bé). Anh nên đi giám định ADN trước sau đó làm thủ tục. Thủ tục như sau:
Về cơ bản, thủ tục nhận cha, mẹ, con vẫn tuân thủ theo quy định tại Điều 34 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 về đăng ký và quản lý hộ tịch đã được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 9 Điều 1 Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 02/2/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực, cụ thể là:
“Điều 34. Thủ tục đăng ký việc nhận cha, mẹ, con
1. Người nhận cha, mẹ, con phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định). Trong trường hợp cha hoặc mẹ nhận con chưa thành niên, thì phải có sự đồng ý của người hiện đang là mẹ hoặc cha, trừ trường hợp người đó đã chết, mất tích, mất năng lực hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Kèm theo Tờ khai phải xuất trình các giấy tờ sau đây:
a) Giấy khai sinh (bản chính hoặc bản sao) của người con;
b) Các giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con (nếu có).
2. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng sự thật và không có tranh chấp, thì Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký việc nhận cha, mẹ, con.
Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 05 ngày.
3. Khi đăng ký việc nhận cha, mẹ, con, các bên cha, mẹ, con phải có mặt, trừ trường hợp người được nhận là cha hoặc mẹ đã chết. Cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký việc nhận cha, mẹ, con và Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho mỗi bên một bản chính Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con. Bản sao Quyết định được cấp theo yêu cầu của các bên”.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Như vậy, để hợp thức hóa bạn là cha đứa bé và quyết định tới việc cho người nước ngoài nhận cháu làm con nuôi thì bạn cần làm thủ tục xác định cha cho con bạn trước, sau đó bạn mới có thẩm quyền tham gia vào các vấn đề cha mẹ nuôi của cháu.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Chứng cứ chứng minh quan hệ cha – con
– Xác định cha cho con ngoài giá thú khi cha không nhận con
– Đăng ký khai sinh, nhận cha cho con cùng một thời điểm
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại
– Tư vấn luật miễn phí qua điện thoại
– Tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến miễn phí
Chuyên viên tư vấn: Đinh Thùy Dung