Xác định ai là người thờ cúng liệt sĩ. Chế độ ưu đãi đối với thân nhân liệt sĩ. Mức trợ cấp đối với thân nhân liệt sĩ.
Xác định ai là người thờ cúng liệt sĩ. Chế độ ưu đãi đối với thân nhân liệt sĩ. Mức trợ cấp đối với thân nhân liệt sĩ.
Tóm tắt câu hỏi:
Chị tôi là vợ liệt sĩ, có 1 con trai duy nhất 12 tuổi. Từ khi chồng hi sinh đến nay đã 7 năm, chị ấy vẫn ở vậy nuôi con, thờ chồng. Hiện tại chị tôi và con trai đang sống cùng với bố chồng tại nhà riêng do vợ chồng chị làm. Mối quan hệ giữa gia đình nhà chồng và chị tôi không được tốt lắm do có sự chanh chấp về nhà cửa, đất đai khi chồng chị hi sinh. Gần đây gia đình nhà chồng làm một nhà thờ cạnh ngôi nhà chị tôi đang ở (mảnh đất bố chồng chia cho anh chồng) và có ý định đưa bàn thờ chồng chị lên đó để thờ chung với gia tiên của nội tộc. Chị tôi không đồng ý cho di dời bàn thờ của chồng bởi chị và con trai có trách nhiệm thờ chồng và thờ chồng trong chính ngôi nhà của mình. Xin luật sư cho tôi hỏi: Việc làm của chị tôi có đúng với quyền của vợ liệt sĩ hay không? Chị tôi cần làm gì để bảo vệ quyền của mình để không bị chèn ép bởi gia đình nhà chồng?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý
– Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng 2005
2. Giải quyết vấn đề
Khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng 2005 quy định:
"Điều 14
1. Thân nhân liệt sĩ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp "Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ" bao gồm:
a) Cha đẻ, mẹ đẻ;
b) Vợ hoặc chồng;
c) Với;
d) Người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ."
Theo quy định trên, hiện nay người liệt sĩ này vẫn còn vợ và con được xác định là thân nhân liệt sĩ.
>>> Luật sư tư vấn xác định ai là người thờ cúng liệt sĩ: 1900.6568
Điều 2 Thông tư
– Trường hợp liệt sĩ có nhiều con thì người thờ cúng liệt sĩ là một người con được những người con còn lại ủy quyền; nếu liệt sĩ chỉ có một con hoặc chỉ còn một con còn sống thì không phải lập biên bản ủy quyền.
+ Trường hợp con liệt sĩ có nguyện vọng giao người khác thực hiện thờ cúng liệt sĩ thì người thờ cúng là người được con liệt sĩ thống nhất ủy quyền.
+ Trường hợp liệt sĩ không có hoặc không còn con hoặc có một con duy nhất nhưng người con đó bị hạn chế năng lực hành vi, mất năng lực hành vi, cư trú ở nước ngoài hoặc không xác định được nơi cư trú thì người thờ cúng là người được gia đình hoặc họ tộc liệt sĩ ủy quyền.
Như vậy, anh rể bạn có duy nhất một người con và nay vợ vẫn đang còn sống theo quy định trên việc thờ cúng liệt sĩ sẽ do vợ và con anh bạn thờ cúng điều này cũng là phù hợp với phong tục tập quán của Việt Nam là vợ thờ chồng, con thờ cha. Do đó, việc chuyển bàn thờ của anh rể bạn tới nhà thờ họ thì phải được sự đồng ý của người vợ và người con hiện nay đang là người trực tiếp thờ cúng. Nếu người vợ và người con không đồng ý thì người vợ và người con vẫn có quyền tiếp tục thờ cúng tại ngôi nhà là tài sản chung của hai vợ chồng.