Xã hội hóa cá nhân là gì? Các giai đoạn xã hội hóa cá nhân?

Do có sự liên quan giữa xã hội hóa với mặt văn hóa, mà có sự đảm bảo về tính liên tục từ thế hệ này sang thế hệ khác, con người chỉ trở thành con người thông qua sự tương tác với nhiều người, nhiều thành viên trong không thể nhìn nhận nhân cách và cách hòa nhập với cộng đồng xã hội.

1. Khái niệm xã hội hóa:

Xã hội hóa là một khái niệm được dùng khá phổ biến trong những năm gần đây và ngày càng có nhiều ngành khoa học quan tâm sử dụng. Khái niệm xã hội hóa được hiểu theo hai nghĩa, xã hội hóa xã hội và xã hội hóa cá nhân.

– Thứ nhất là xã hội hóa xã hội: Là sự tham gia rộng rãi của cộng đồng xã hội vào một số hoạt động mà trước đó chỉ có một ngành, một đơn vị chức năng nhất định thực hiện (ví dụ: xã hội hóa giáo dục, xã hội hóa y tế…)

Theo tác giả Côlin Fasen: Xã hội hoá là một quá trình động viên mọi tâng lớp nhân dân tham gia tích cực và chủ động vào một lĩnh vực xã hội nào đó, huy động hợp lý và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lục của Nhà nước và của nhân dân nhằm đạt được mục tiêu phát triển xã hội.

Như vậy, xã hội hóa là một quá trình mà lúc khởi đầu có thể chỉ do một chủ thể tham gia thực hiện, song do tầm quan trọng và ý nghĩa xã hội rộng lớn của nó đã đòi hỏi chủ thể hoạt động phải quảng bá rộng rãi ra toàn xã hội, tuyên truyền vận động nhằm thu hút sự quan tâm và tham gia đông đảo của xã hội… Mặt khác, do nhận thức được ý nghĩa thiết thực của nó, đông đảo người dân đã chủ động tham gia tích cực vào các hoạt động đó, biển quả trình đó thành một phong trào rộng khắp trong xã hội.

Chúng ta có thể thấy hàng loạt những hoạt động xã hội hóa đã và đang diễn ra hết sức sôi động trong giai đoạn gần đây và hiện nay ở nước ta như xã hội hóa y tế, xã hội hóa công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, xã hội hóa giáo dục, xã hội hóa thể thao, xã hội hóa công tác bảo hiểm xã hội.

Xã hội hóa thường là một quá trình phối họp hành động liên ngành có hiệu quả nhằm biến các mục tiêu phát triển xã hội của từng ngành, từng lĩnh vực thành các hoạt động xã hội phổ biến của người dân, do nhân dân tự giác thực hiện, với sự quan tâm, đầu tư thích đáng của nhà nước về kinh phí, cơ sở vật chất, kỹ thuật, nhân lực và sự quản lý điều hành thống nhất. Do vậy, xã hội hóa các lĩnh vực trong đời sông xã hội chính là động lực, là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của từng lĩnh vực nói riêng và của toàn xã hội nói chung.

-Hai là xã hội hóa cá nhân, được dùng để chỉ quá trình chuyển biến từ con người tự nhiên trở thành thành con người xã hội. Nói cách khác là quá trình mà cá nhân con người học hỏi, lĩnh hội những kinh nghiệm, văn hóa, lối sống, chuẩn mực giá trị… để hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách, trở thành thành viên của xã hội.

Xã hội học quan tâm nghiên cứu ở cả hai nội dung của khái niệm xã hội hóa, tuy nhiên ở nội dung này chỉ tập chung nghiên cứu xã hội hóa cá nhân. Khi nghiên cứu về xã hội hóa cá nhân có nhiều quan điểm khác nhau tiếp cận về vấn đề này.

-Theo từ điển xã hội học Đức: Xã hội hóa là quá trình thích ứng và cọ xát với các giá trị, chuẩn mực và các mẫu hình hành vi xã hội mà trong quá trình đó các thành viên xã hội tiếp nhận và duy trì khả năng hoạt động xã hội

-Xã hội hóa là quá trình cá nhân lĩnh hội một hệ thống những tri thức, giá trị, chuẩn mức (mở rộng ra là một nền văn hóa), nó cho phép cá nhân có thể hoạt động như một thành viên của xã hội và đó là quá trình con người học được cách đóng vai trò để gia nhập vào xã hội.

Từ khái niệm về xã hội hóa cá nhân nêu trên một số nhà xã hội học đã đưa ra khái niệm về xã hội hóa cá nhân như sau:

Xã hội hóa cá nhân là quá trình xã hội trong đó con người học tập và hành động dưới tác động của các yếu tổ xã hội sao cho phù hợp với những gì học được từ xã hội. Hay nói cách khác, xã hội học cá nhân là quá trình biến một cá thể người thành một con người xã hội, thành nhân cách.

Tóm lại: Xã hội hóa là một quá trình tương tác giữa cá nhân và xã hội, qua đó cá nhân học hỏi, lĩnh hội, tiếp nhận nền văn hóa của xã hội như một khuân mẫu tác phong xã hội, chuẩn mức, giá trị, ván hóa xã hội… để phù hợp với vai trò xã hội và hòa nhập được vào xã hội.

2. Đặc điểm của xã hội hóa cá nhân:

– Xã hội hóa là một quá trình tất yếu của mỗi cá nhân.

  • Xã hội hóa là một quá trình hai mặt: một mặt cá nhân chịu sự tác động của xã hội; mặt khác, mỗi cá nhân có những đặc điểm riêng biệt, nhận thức, sáng tạo cùa mình mà họ lại tác động trờ lại xã hội.
  • Ở mỗi con người do sự đòi hỏi, yêu cầu của xã hội và khả năng xã hội của mỗi người mà quá trình xã hội hóa diễn ra khác nhau.
  • Xã hội hóa không phải là sự áp đặt cho cá nhân mà nội dung, cấp độ và các cơ chế của xã hội hóa đều mang tính lịch sử cụ thể.
  • Xã hội hóa chịu sự tác động của các thiết chế gia đình, nhà trường, cộng đồng, các tổ chức xã hội, các phương tiện truyền thông đại chúng…

3. Các giai đoạn của xã hội hóa cá nhân:

Xã hội hóa bao gồm những giai đoạn khác nhau mỗi giai đoạn có những đặc điểm riêng, vấn đề này được các nhà xã hội học giải quyết theo các khía cạnh khác nhau. Nếu căn cứ vào hoạt động lao động và sự trưởng thành cá nhân thì quá trình xã hội hóa được chia thành ba giai đoạn: Giai đoạn trước lao động, giai đoạn lao động, giai đoạn sau lao động.

Một số khác đưa ra sự phân chia theo từng giai đoạn phát triển của con người xã hội hóa trẻ em và xã hội hóa người lớn.

– Xã hội hóa trẻ em: Xã hội hóa trẻ được phân tích qua các giai đoạn phát triển của trẻ.

Sự bắt chước: đây là giai đoạn trẻ sao chụp lại những hành vi của những người xung quanh, nhưng chưa hiểu về ý nghĩa của các hành vi đó, Ví dụ đứa trẻ thấy mẹ gấp quần áo nó cũng bắt chước mẹ gấp quần áo. Hay thấy người lớn viết chúng cũng lấy bút vẽ.

Sự đồng nhất: là quá trình đứa trẻ lĩnh hội vị trí cuộc sống của cha mẹ, người thân nhận biết được những đặc điểm nhân cách, vị trí, vai trò của cha mẹ và những người xung quanh, qua đó dần hình thành trong trẻ có những hành vi ứng với các vai trò khác.

Sự xẩu hổ: là cơ chế cảm xúc khi đứa trẻ nhận biết hành vi của chúng vi phạm các chuẩn mực, nguyên tắc và sự mong đợi của các những nguời xung quanh, gia đình hay xã hội.

Sự biết lỗi: Trẻ cảm thấy mình có lỗi với mọi người và xấu hổ trước hành vi của mình. Chính nhờ cơ chế xấu hổ đứa trẻ tự điều chỉnh hành vi, cách ứng xừ của mình cho phù họp với các chuẩn mực chung nó có sức mạnh điều tiết, củng cố hành vi tích cực, ngăn chặn hành vi sai lệch. Chính điều đó giúp trẻ học hỏi các khuôn mẫu hành vi, các chuẩn mực xã hội, cách ứng xử được xã hội chấp nhận và loại bỏ những cái mà xã hội không chấp nhận.

– Xã hội hóa người lớn

Khác với xã hội hóa trẻ em, xã hội hóa người lớn diễn ra theo 2 khuynh hướng thích nghi và phát triển.

Khuynh hướng thích nghi: một số nhà xã hội học khẳng định rằng, sự thay đổi của quá trình xã hội hóa ở người lớn được giải thích bằng sự thích nghi, bởi đây là thời kỳ trưởng thành, thời kỳ mà người lớn phải trải qua nhiều những đòi hỏi, thách thức và những khủng hoảng trong cuộc sống (khá khác biệt so với trẻ em). Cuộc sống của người lớn được biết đến với hàng loạt những cuộc khủng hoảng mong đợi và bất ngờ mà cần phải nhận thức được và vượt qua. Chẳng hạn có thể xem sự vận động chậm chạp của cơ thể cùng với sự gia tăng tuổi tác là một cuộc khủng hoảng mong đợi, một trong hai vợ chồng mất sớm là một cuộc khủng hoảng bất ngờ. Do đó, buộc phải nhận thức được, vượt qua và thích nghi với những vẩn đề khó khăn để tìm cách giải quyết sao cho mình có thể đạt được những mong muốn của bản thân và phù họp với các giá trị chuẩn mực của xã hội.

Khuynh hướng phát triển: quá trình xã hội hóa người lớn không kết thúc bằng sự vượt qua một cuộc khủng hoảng này và chuyển sang cuộc khủng hoảng khác. Trong khi, cá nhân vượt qua và tìm cách thích nghi với các vấn đề của cuộc sống, chính là lúc cá nhân góp phần duy trì và phát triển các kinh nghiệm xã hội, các giá trị và chuẩn mực xã hội. Đồng thời, chính việc giải quyết các cuộc khủng hoảng chính là yếu tố tạo thành cơ sở cho sự phát triển của nhân cách.

Như vậy, xã hội hóa cá nhân được thực hiện trong suốt cuộc đời mỗi người, xã hội hóa diễn ra ở trẻ em khác với xã hội hóa của người lớn về chất, mặc dù có những mô hình văn hóa, hành vi ứng xử,… của thời thơ ấu có ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách. Với trẻ em, khi tương tác với môi trường xung quanh chúng phải làm theo các kinh nghiệp và chuẩn mực đã được định sẵn cho các hành vi, thái độ của chúng. Với người lớn phải thích nghi với điều kiện sống xung quanh để thực hiện các hành vi, thái độ, việc làm cho phù hợp với vai trò đã được học. Trong quá trình thích nghi đó, người lớn có thể loại bỏ hoặc thay đổi một số kinh nghiệm, chuẩn mực không còn phù hợp với xã hội đó, giữ lại những giả trị, chuẩn mực và kinh nghiệm phù hợp, từ đó con người vừa tuân theo, vừa phát triển những hạt nhân hợp lý của nền văn hóa trước để truyền lại cho thế hệ sau, tạo nên sự tồn tại xã hội.

Tóm lại, xã hội hóa là quá trình con người học hỏi cách dóng “vai” nhất định để gia nhập vào xã hội. Đó là sự tương tác giữa yếu tố chủ quan và yểu tố khách quan giữa con người và xã hội; quá trình luôn luôn nảy sinh trên cơ sở của sự thống nhất biện chứng giữa cá nhân và xã hội; qua đó thúc đẩy hơn nữa sự phát triển xã hội cũng như sự hoàn thiện nhân cách của các cá nhân.

4. Mục tiêu của xã hội hóa:

Trong lúc xã hội hóa, con người học bí quyết để trở nên thành viên của một nhóm, một cộng đồng hoặc xã hội. Chu trình này không những giúp mọi người làm quen với các group xã hội mà nhờ đó các nhóm xã hội này có thể tự kéo dài theo thời gian.

Xã hội hóa có những mục đích cho cả thanh không đủ niên và người lớn. Nó dạy trẻ em những yếu tố nền tảng cho sự nhận thức bản thân và toàn cầu xung quanh. quá trình xã hội hóa cũng giúp các cá nhân hình thành nhân cách để thích ứngthích hợp với các giá trị tiêu chuẩn xã hội. Qua đấy cá nhân duy trì được năng lực hoạt động xã hội.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )