Nguyên tắc căn bản khi vượt xe? Các trường hợp không được phép vượt xe? Các trường hợp được vượt bên phải xe? Còn lỗi vượt phải theo quy chuẩn mới không? Mức phạt lỗi vượt xe không đúng quy định mới nhất? Mức bồi thường thiệt hại do vượt xe không đúng quy định gây tai nạn giao thông? Vượt xe gây tai nạn chết người có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự? Cách vượt xe khác an toàn?
Hoạt động giao thông vận tải là huyết mạch kinh tế của mỗi quốc gia. Nó phản ánh trình độ kinh tế, văn hóa, xã hội, đi lại, sinh hoạt của tầng lớp dân cư. Trong đó, giao thông đường bộ là mảng quan trọng nhất. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Giao thông là mạch máu của mọi việc, giao thông tắc thì việc gì cũng khó, giao thông tốt thì việc gì cũng dễ dàng.”
Vì vậy giao thông đường bộ giữ vị trí vai trò quan trọng, tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam, tình trạng vi phạm pháp luật đối với lĩnh vực giao thông đường bộ là một vấn đề đáng lo ngại và phức tạp. Đặc biệt, vi phạm vượt xe khi tham gia giao thông dẫn đến ảnh hưởng tính mạng sức khỏe của bản thân và người khác là mối lo cho người dân. Tuy nhiên, để tìm hiểu vượt xe như thế nào là đúng luật? Lỗi vượt phải có phải theo quy chuẩn mới không?
Luật sư tư vấn các quy định của pháp luật về lỗi vượt xe không đúng: 1900.6568
Căn cứ pháp lý
Luật Giao thông đường bộ năm 2008 ;- Bộ Luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017;
- Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019/BGTVT
Mục lục bài viết
- 1 1. Nguyên tắc căn bản khi vượt xe
- 2 2. Các trường hợp không được phép vượt xe
- 3 3. Các trường hợp được vượt bên phải xe
- 4 4. Còn lỗi vượt phải theo quy chuẩn mới không?
- 5 5. Mức phạt lỗi vượt xe không đúng quy định mới nhất
- 6 6. Mức bồi thường thiệt hại do vượt xe không đúng quy định gây tai nạn giao thông
- 7 7. Vượt xe gây tai nạn chết người có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
- 8 8. Cách vượt xe khác an toàn
1. Nguyên tắc căn bản khi vượt xe
Theo Điều 14 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định về vấn đề vượt xe như sau:
– Đối với xe xin vượt thì chỉ được phép vượt xe khi quan sát thấy phía trước không có chướng ngại vật, phía trước quan sát thấy không có xe đang chạy ngược chiều tại đoạn đường mà người lái xe đang muốn vượt xe đi trước, quan sát thấy xe đằng trước không có tín hiệu đèn cũng đang muốn vượt xe đằng trước và xe đó đã tránh vào lề bên phải đủ đảm bảo cho xe xin vượt.
– Xe xin vượt khi muốn vượt phải có tín hiệu bằng còi hoặc tín hiệu bằng đèn. Đối với trong khu đông dân cư hoặc trong khu đô thì phải tuân thủ từ 22 giờ đêm đến 5 giờ sáng thì chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.
– Đối với xe đi đằng trước mà nhận được tín hiệu xin vượt của xe sau, nếu quan sát thấy đủ điều kiện an toàn thì người điều khiển xe đằng trước thực hiện việc giảm tốc độ, sau đó đi sát vào lề bên phải cho đến khi xe xin vượt đã vượt an toàn. Nghiêm cấm trường hợp có đủ điều kiện nhưng lại gây khó khăn, cản trở không cho xe sau vượt.
2. Các trường hợp không được phép vượt xe
Căn cứ theo Khoản 5
– Không bảo đảm các điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều này như sau xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải;
– Trên cầu hẹp có một làn xe;
– Đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế;
– Nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;
– Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt;
– Xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.
3. Các trường hợp được vượt bên phải xe
Về nguyên tắc khi vượt xe phải vượt xe về phía bên trái của xe đó. Tuy nhiên có một số trường hợp thì luật cho phép vượt xe về phía bên phải như sau:
– Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái;
– Khi xe điện đang chạy giữa đường;
– Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.
4. Còn lỗi vượt phải theo quy chuẩn mới không?
Quy chuẩn 41/2016 quy định cụ thể như sau:
“Vượt phải là tình huống giao thông trong đó một phương tiện vượt phương tiện khác về phía bên phải của phương tiện bị vượt trên cùng một chiều đường tại các đường chỉ có một làn xe cơ giới mỗi chiều. Các phương tiện không được phép vượt phải nhau trừ một số trường hợp được quy định trong Luật Giao thông đường bộ.”
Nghĩa là hành vi “Vượt phải” chỉ được xác định là lỗi khi diễn ra trên đường chỉ có một làn xe cơ giới mỗi chiều, còn đối với đường cao tốc hay đường quốc lộ có hai làn xe trở lên mỗi chiều thì hành vi vượt này không được coi là vi phạm lỗi “Vượt phải”.
Tuy nhiên, đến Quy chuẩn 41/2019/BGTVT không còn quy định về “Vượt phải”. Do vậy, quy định về “vượt phải” nay đã bị bãi bỏ.
5. Mức phạt lỗi vượt xe không đúng quy định mới nhất
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển phương tiện vi phạm lỗi vượt xe không đúng quy định sẽ bị xử phạt theo các mức sau:
6. Mức bồi thường thiệt hại do vượt xe không đúng quy định gây tai nạn giao thông
Căn cứ khoản 1 Điều 13
“Điều 13. Bồi thường thiệt hại
Người vi phạm hành chính nếu gây ra thiệt hại thì phải bồi thường.
Việc bồi thường thiệt hại được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.”
Căn cứ Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
“Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.”
Như vậy, theo quy định trên thì người gây ra thiệt hại sẽ phải bồi thường và việc bồi thường này sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự.
7. Vượt xe gây tai nạn chết người có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Vượt xe gây tai nạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 260 Bộ luật hình sự sửa đổi bổ sung năm 2017 như sau:
Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;
b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;
c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
đ) Làm chết 02 người;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
g) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
h) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Người tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người khác nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
8. Cách vượt xe khác an toàn
Mặc dù điều kiện đường xá và thời tiết có thể khác nhau, nhưng về cơ bản, kỹ thuật dưới đây có thể áp dụng được cho hầu hết các trường hợp vượt xe thông thường. Trong phần dưới đây, Luật Dương Gia sẽ liệt kê các bước thực hiện khi xe vàng vượt qua xe đỏ, tất nhiên là sau khi tài xế nhận thấy việc vượt xe là đúng luật, an toàn, và cần thiết.
+ Nhìn gương chiếu hậu trong xe và hai bên xe để đảm bảo không có xe nào khác đang tìm cách vượt xe bạn. Đồng thời cũng nhìn nhanh qua vai trái để chắc chắn không có xe nào nằm trong vùng điểm mù của xe.
+ Chuyển vị trí xe ra dần vạch phân làn giữa đường, nhưng không quá gần xe trước. Thao tác này giúp bạn quan sát tốt phía trước để biết không có chướng ngại vật.
+ Điều chỉnh tốc độ cho xe bạn tương đương với xe định vượt. Bạn có thể giảm một số để có thể tăng tốc tốt hơn trong lúc vượt.
+ Quan sát phía trước vượt quá xe định vượt để đảm bảo không có xe đi ngược chiều đang chạy lại gần, không có chướng ngại như ổ gà, đường cong, đường gồ ghề… mà có thể gây nguy hiểm cho bạn trong lúc vượt.
+ Nhìn gương chiếu hậu thêm một lần nữa trước lúc vượt, để đảm bảo an toàn và không có xe nào khác đang vượt lên.
+ Bật xi nhan trái để báo hiệu cho xe trước, cũng như những xe khác xung quanh (nếu có) về ý định của bạn. Có thể kết hợp với nháy đèn pha, và bấm còi để tăng sự chú ý.
+ Dịch chuyển xe dần sang làn bên kia, kết hợp với tăng ga để vượt. Lưu ý giữ khoảng cách an toàn theo chiều ngang với xe mà đang định vượt qua.
+ Tăng tốc dứt khoát nhưng an toàn để rút ngắn khoảng thời gian xe bạn chạy trên làn đường đối diện. Lưu ý không chạy quá tốc độ cho phép.
+ Nhìn gương chiếu hậu bên trong và bên phải để xác định vị trí của xe bạn vừa vượt qua. Khi đã chắc chắn rằng xe bạn đã vượt qua xe kia một khoảng cách đủ an toàn, lúc đó mới cho xe tạt dần trở lại làn bên phải. Có thể bật xi nhan phải, nếu thấy cần thiết (quy định không bắt buộc phải bật xi nhan).
+ Quan sát nhanh qua vai phải bất cứ khi nào bạn không chắc chắn về vị trí chiếc xe định vượt, để đảm bảo chiếc xe đó không nằm trong điểm mù của xe bạn.